RSS Feed for Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [tạm kết]: Cung ứng điện tiềm ẩn rủi ro và giải pháp đề xuất | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 27/09/2024 06:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [tạm kết]: Cung ứng điện tiềm ẩn rủi ro và giải pháp đề xuất

 - Theo nhận định của EVN, với tiến độ triển khai các dự án nguồn điện được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII hiện nay, việc cung ứng điện trong các năm tới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để góp phần hỗ trợ đảm bảo an ninh cung ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, chúng ta cần khẩn trương thực hiện một số giải pháp/nhóm giải pháp dưới đây.
Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 3]: Vấn đề nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 3]: Vấn đề nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện

Có thể thấy, trong các tháng đầu năm 2024, TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện của EVN. Tuy nhiên, với nguồn khí trong nước và LNG nhập khẩu, chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức. Các mỏ khí hiện tại (chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam bộ) đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm, còn với LNG nhập khẩu được dự báo sẽ gặp khó khăn do hạ tầng đang trong giai đoạn phát triển và thường có biến động giá khó lường.

Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 2]: Thách thức trong đầu tư các dự án trọng điểm Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 2]: Thách thức trong đầu tư các dự án trọng điểm

Tiếp theo tổng quan hiện trạng hệ thống nguồn điện Việt Nam, trong kỳ này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp thông tin về tình hình đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, nêu một số thách thức, vướng mắc chính trong đầu tư xây dựng hiện nay của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 1]: Hiện trạng hệ thống nguồn điện Việt Nam Cập nhật tình hình hoạt động của EVN [kỳ 1]: Hiện trạng hệ thống nguồn điện Việt Nam

Qua đánh giá bối cảnh phát triển dự án theo Quy hoạch điện VIII của EVN được chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật trong chuyên đề này cho thấy những thách thức trong đầu tư các dự án nguồn, lưới điện, vấn đề nhiên liệu, cung ứng điện trong bối cảnh tích hợp điện gió, mặt trời vào hệ thống với tỷ lệ cao. Do đó, EVN mong muốn cơ quan có thẩm quyền sớm xem xét, triển khai các nhóm giải pháp chính sách, nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong hiện tại, cũng như tương lai tới.

TẠM KẾT: CUNG ỨNG ĐIỆN TIỀM ẨN RỦI RO VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Thủy điện: Các nguồn thủy điện lớn cơ bản đã được xây dựng và đưa vào vận hành, chỉ còn một số dự án thủy điện với quy mô công suất nhỏ.

Nhiệt điện khí: Theo đánh giá của Bộ Công Thương tại văn bản số 3631/BCT-ĐL ngày 30/5/2024, ngoại trừ dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3-4 và Hiệp Phước 1, với tổng công suất khoảng 2.824 MW có thể hoàn thành trước năm 2030, các dự án LNG còn lại khó đáp ứng tiến độ hoàn thành trước năm 2030. Như vậy, khả năng đưa vào vận hành các nguồn điện LNG thực tế thấp hơn nhiều so với mục tiêu tại Quy hoạch điện VIII (đến năm 2030 là 22.400 MW).

Các nguồn điện gió ngoài khơi: Cơ chế phát triển nguồn điện này đang được Bộ Công Thương xây dựng đề án thí điểm phát triển (kèm theo các cơ chế, chính sách đồng bộ) để trình Chính phủ. Để đạt được mục tiêu 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 cần sớm ban hành các cơ chế để các đơn vị có cơ sở triển khai.

Nhập khẩu điện từ Lào: Theo biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Lào (ngày 5/10/2016), cũng như mục tiêu phát triển tại Quy hoạch điện VIII, quy mô công suất nhập khẩu tối thiểu đến năm 2030 khoảng 5.000 MW, tăng thêm khoảng 4.000 MW so với các nguồn nhập khẩu Lào đang vận hành hiện nay. EVN cũng đang phối hợp với các đối tác để nghiên cứu, đề xuất với Bộ Công Thương chủ trương nhập khẩu điện từ các dự án, đáp ứng theo quy mô công suất đã được hai Chính phủ thống nhất. Các nguồn điện nhập khẩu trong thời gian tới sẽ góp phần hỗ trợ, bổ sung thêm nguồn điện cung ứng cho nhu cầu phụ tải tăng thêm hàng năm của Việt Nam.

Còn với các nguồn năng lượng tái tạo mới được bổ sung trong Quy hoạch điện VIII hiện nay vẫn đang cần các cơ chế, chính sách từ các cấp có thẩm quyền để triển khai theo Quy hoạch.

Giải pháp chính sách:

Từ các phân tích trên cho thấy, việc phát triển các nguồn điện đáp ứng tiến độ và quy mô công suất theo định hướng, mục tiêu tại Quy hoạch điện VIII là rất khó khăn, việc đảm bảo cung ứng điện cho nhu cầu phụ tải tăng thêm trong các năm tới sẽ gặp nhiều thách thức. Để góp phần hỗ trợ đảm bảo an ninh cung ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp/nhóm giải pháp như sau:

Thứ nhất: Các giải pháp tăng cường cung cấp điện đến 2030 (nhóm giải pháp nâng cao khả năng khả dụng và tính linh hoạt của các nhà máy điện hiện hữu). Cụ thể:

1. Đảm bảo nguồn cung nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện chạy khí.

2. Cải tạo, nâng cấp thiết bị của các nhà máy điện hiện hữu để tăng độ tin cậy và linh hoạt trong vận hành, đáp ứng các điều kiện về môi trường. Tiếp tục duy trì vận hành các nhà máy này khi chưa xây dựng được các nguồn điện khác thay thế.

Với nhóm các giải pháp đầu tư phát triển nguồn điện:

1. Quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư nguồn điện đảm bảo tiến độ đã được phê duyệt trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

2. Sớm ban hành các chính sách phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, trong đó ưu tiên phát triển nguồn điện này tại miền Bắc trong giai đoạn 2025-2027 để tăng cường nguồn cung.

3. Đầu tư các nguồn điện có thời gian xây dựng nhanh như nguồn linh hoạt, pin tích trữ, mở rộng các nhà máy thủy điện hiện hữu (đặc biệt ở miền Bắc) để tăng nguồn cung, cũng như độ linh hoạt trong vận hành khi tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo tăng cao.

Với các giải pháp khác:

1. Tăng cường nhập khẩu điện.

2. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả.

3. Áp dụng giá điện 2 thành phần (theo công suất và sản lượng) đối với các phụ tải điện. Điều chỉnh lại giá bán điện theo khung giờ.

1. Hoàn thiện các cơ chế về phát triển nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn (cơ chế giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo kết hợp pin tích trữ).

2. Hoàn thiện cơ chế phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà, nguồn tự sản tự tiêu, pin tích trữ.

3. Hoàn thiện cơ chế khuyến khích đầu tư các nguồn cung cấp công suất và dịch vụ phụ trợ cho hệ thống.

3. Xây dựng cơ chế đầu tư các dự án điện cấp bách.

4. Xây dựng cơ chế phát triển dự án điện gió ngoài khơi.

1. Ban hành khung giá nhập khẩu điện từ Lào sau năm 2025.

2. Có cơ chế khuyến khích tăng cường tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.

3. Xây dựng cơ chế giá điện 2 thành phần, điều chỉnh theo khung giờ.

4. Có cơ chế hỗ trợ về tài chính với các dự án điện cấp bách.

1. Các chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực; đầu tư xây dựng, quy hoạch, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

2. Nội dung về giấy phép, hoạt động mua bán điện, vận hành điều độ hệ thống điện quốc gia.

3. Giá điện và các dịch vụ về điện.

4. Thanh toán tiền điện trong hợp đồng mua bán điện đối với khách hàng sử dụng điện.

5. Quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện.

6. Vấn đề an toàn điện, an toàn công trình thủy điện và bảo vệ công trình điện lực.

Thứ tư: Theo dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã được trình Chính phủ và đang được Bộ Công Thương tiếp tục rà soát hoàn thiện theo ý kiến của cấp có thẩm quyền. EVN cũng đã, đang tiếp tục có các ý kiến liên quan đến các chính sách, quy định trên cơ sở quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để làm căn cứ thực hiện, bảo đảm an ninh cung cấp điện và các hoạt động điện lực khác nêu trên. Cụ thể là:

1. Các ý kiến về nội dung cơ chế đảm bảo và trách nhiệm của các đơn vị điện lực trong việc bảo đảm an ninh cung cấp điện.

2. Tiêu chí giá điện (theo giá thấp nhất) khi lựa chọn chủ đầu tư công trình điện nguồn điện thông qua đấu thầu, cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện lớn (bao gồm cả dự án khí, năng lượng tái tạo, năng lượng mới).

3. Đề nghị bổ sung giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang và theo thời điểm, nhằm điều chỉnh hành vi sử dụng điện.

4. Giá mua điện của các nhà máy điện bổ sung thêm giá theo thời điểm huy động (cao điểm, thấp điểm).

5. Cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ, quy định về hài hòa lợi ích khi phát triển các dự án chuỗi khì, điện.

6. Quy định liên quan đến thị trường điện cạnh tranh.

7. Bổ sung quy định trường hợp khách hàng cố tình né tránh nghĩa vụ thanh toán.

8. Trách nhiệm kiểm tra công tác an toàn sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt, dịch vụ.

9. Quy định liên quan đến thực hiện quy chuẩn môi trường, quy định liên quan đến quản lý nhà nước về điện lực.

Kết luận:

Theo đánh giá của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng gia tăng, đặc biệt là phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội, vấn đề cung ứng điện của EVN vẫn đối diện nhiều rủi ro đáng lo ngại. Những khó khăn trong việc triển khai các dự án nguồn điện mới, đặc biệt là điện khí LNG, cũng như việc phát triển năng lượng tái tạo đang gặp nhiều thách thức về cơ chế, chính sách - những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng quốc gia.

Tuy nhiên, EVN đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp có tính chiến lược nhằm giảm thiểu các rủi ro này. Cụ thể là EVN sẽ tăng cường cung cấp điện thông qua cải thiện hiệu suất các nhà máy hiện hữu, đẩy mạnh đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và mở rộng hợp tác quốc tế để nhập khẩu điện. Việc thúc đẩy các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo và các cơ chế giá điện hợp lý, kèm theo đó là các quy định pháp luật sửa đổi phù hợp với tình hình mới, sẽ là những bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu cung ứng điện ổn định và bền vững trong tương lai.

Cuối cùng, sự thành công của các giải pháp này không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của EVN, mà còn cần sự phối hợp từ các cơ quan quản lý nhà nước trong việc sửa đổi Luật Điện lực, Luật Đầu tư... nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển các nguồn điện mới và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến thị trường điện cạnh tranh, cơ chế giá điện và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc cung cấp điện sẽ là nền tảng vững chắc để đảm bảo Việt Nam không chỉ vượt qua các khó khăn trước mắt mà còn tiến tới một hệ thống điện lực hiện đại, bền vững và hiệu quả trong dài hạn./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động