RSS Feed for Báo Nhật bình luận chính sách phát triển điện tái tạo Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 23:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Báo Nhật bình luận chính sách phát triển điện tái tạo Việt Nam

 - Theo bình luận của Tạp chí Nikkei Asian, tương tự như Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỷ trước, Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Với chủ trương của Chính phủ, nhiều công ty của Việt Nam đã chú trọng đến phát triển năng lượng tái tạo. Hiện quốc gia này đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho tương lai sau khi hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Công bố chi phí sản xuất điện tái tạo năm 2017
Trong tương lai gần, Ninh Thuận sẽ là trung tâm điện tái tạo
Bạc Liêu ghi nhận 100 nghìn tỷ đồng đầu tư vào điện tái tạo

Theo Nikkei Asian, Thiên Tân Group sẽ đầu tư 2 tỷ USD cho điện mặt trời. Đến năm 2020, công ty dự kiến hoàn tất việc xây dựng 5 nhà máy ở tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy đầu tiên có công suất 50 MW sẽ khởi công trong năm nay, sau đó sẽ tiến hành xây dựng 4 nhà máy có công suất từ 200 - 300 MW. Tổng công suất dự kiến của 5 nhà máy là 1 GW (tương đương với một nhà lò phản ứng hạt nhân).

Năm 2015, Chính phủ Việt Nam có kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân với Nga và Nhật Bản tại tỉnh Ninh Thuận. Các nhà sản xuất điện hạt nhân và các công ty điện lực của Nhật muốn giành được hợp đồng. Tuy nhiên, vào tháng 11/2016, Chính phủ quyết định dừng dự án do chi phí đầu tư lớn, lên đến vài tỷ USD cho mỗi lò phản ứng.

Do vậy, Ninh Thuận đang nỗ lực thu hút đầu tư các nhà máy điện mặt trời, thay thế cho dự án điện hạt nhân. Tỉnh Ninh Thuận có ánh sáng mặt trời dồi dào và nhiều diện tích đất nhàn rỗi nên rất phù hợp để sản xuất điện mặt trời. Địa phương này đặt kế hoạch đến năm 2030, công suất lên đến 4,85 GW.

Tập đoàn TTC cũng tham gia lĩnh vực sản xuất điện mặt trời tại Việt Nam. TTC hiện hoạt động trong 6 lĩnh vực chính là: bất động sản, năng lượng, mía đường, giáo dục, du lịch, nông sản. Tập đoàn này có tham vọng xây dựng 20 nhà máy điện mặt trời vào năm 2020, trong đó có nhà máy công suất 320 MW ở Tây Ninh và nhà máy 300 MW ở Bình Thuận.

Công suất phát điện năm 2020 sẽ đạt 1 GW khi các nhà máy điện mặt trời bắt đầu vận hành. Tổng mức đầu tư ước tính là 1 tỷ USD (bao gồm cả nhà máy điện gió).

Ngoài Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa đã mời gọi đầu tư các nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 120 MW. Các dự án này do do Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị khác đầu tư xây dựng, dự kiến đưa vào vận hành trong năm nay.

Các tỉnh miền Nam (ngoại trừ TP.HCM), cũng có nhiều đất nhàn rỗi, vì vậy việc dành một mảnh đất với diện tích 50 - 70 ha cho các nhà máy điện mặt trời là tương đối dễ dàng. Mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện hằng năm của miền Nam cao hơn 20-30% so với một số thành phố lớn ở Nhật Bản.

Chính phủ Việt Nam nỗ lực đưa năng lượng mặt trời trở thành nguồn cấp điện chính của cả nước. Năng lượng mặt trời hiện mới chỉ chiếm 0,01% trong tổng sản lượng điện sản xuất, và kế hoạch nâng con số này lên 3,3% vào năm 2030 và 20% vào năm 2050.

Giá pin năng lượng mặt trời ngày càng giảm. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam có chính sách hỗ trợ ngành này bằng cách mua điện mặt trời dư thừa. Những điều này sẽ khuyến khích các hộ gia đình tích cực sử dụng năng lượng mặt trời.

Việt Nam đang phụ thuộc vào nguồn điện than, điểm tích cực là Chính phủ hiện tập trung vào năng lượng tái tạo.

Vào tháng 9/2017, tại sự kiện xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chú trọng đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Phát biểu của Thủ tướng thể hiện sự thay đổi trong chính sách của Việt Nam. Trước đây, Việt Nam có vẻ xem trọng tăng trưởng kinh tế hơn bảo vệ môi trường.

Tháng 3/2017, Công ty Hitachi Zosen (Nhật Bản) hoàn tất xây dựng nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại Hà Nội. Nhà máy này xử lý 75 tấn rác thải mỗi ngày, từ đó sản xuất ra 1.930 kW điện, đủ cho 5.000 hộ gia đình.

Tại Hà Nội, Công ty Ichikawa Kankyo Engineering (Nhật Bản) xử lý chất thải giấy và nhựa để sản xuất viên đốt RPF dùng thay cho than đá. Còn với Tập đoàn điện mặt trời Superblock (Thái Lan) có kế hoạch liên doanh với một công ty trong nước để xây dựng 6 nhà máy điện gió có tổng công suất 700 MW ở miền Nam vào năm 2019.

NGUỒN: NIKKEI ASIAN REVIEW

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động