RSS Feed for Bàn về hạch toán chi phí và tính giá thành các khâu sản xuất, kinh doanh điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 09:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bàn về hạch toán chi phí và tính giá thành các khâu sản xuất, kinh doanh điện

 - Hiện nay, việc hạch toán chi phí và tính giá thành điện đảm bảo đúng, đủ và minh bạch là vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm. Vì vậy, trong phạm vi bài này, PGS, TS. Nguyễn Cảnh Nam - Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đề cập một vài vấn đề về hạch toán chi phí và tính giá thành các khâu của sản xuất, kinh doanh điện nhằm góp phần phục vụ cho việc quản trị chi phí tốt hơn.

Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 1]
Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 2]
Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ 3]
Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trường hợp Việt Nam [kỳ cuối]

 

 


 

Theo quy định hiện hành, quá trình sản xuất, kinh doanh điện gồm 4 khâu: phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, quản lý ngành và phụ trợ. Trong đó:

1/ Khâu phát điện (hay sản xuất điện) bao gồm các nhà máy điện của EVN, các nhà máy điện bên ngoài EVN và điện nhập khẩu từ nước ngoài.

2/ Khâu truyền tải điện bao gồm các đơn vị quản lý, vận hành, bảo quản lưới truyền tải điện (gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp trên 110 kV). Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay là lưới 220 kV và lưới 500 kV.

3/ Khâu phân phối - bán lẻ điện (bao gồm các đơn vị quản lý, vận hành, bảo quản lưới điện phân phối có cấp điện áp đến 110 kV).

4/ Khâu quản lý ngành và phụ trợ gồm Cơ quan Công ty mẹ EVN và các đơn vị hạch toán phụ thuộc: Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Công ty Mua bán điện, Trung tâm Thông tin.

Theo đó, chi phí sản xuất, kinh doanh điện trên phạm vi toàn ngành được hạch toán theo 4 khâu như sau:

1/ Chi phí khâu phát điện (bao gồm chi phí sản xuất điện của các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc, chi phí sản xuất điện của các Tổng công ty Điện lực, chi phí mua điện từ các Tổng công ty phát điện của EVN (các GENCO), các nhà máy điện độc lập (ngoài EVN) và các nhà máy điện dạng BOT nước ngoài.

2/ Chi phí khâu truyền tải điện (gồm chi phí truyền tải điện trên lưới 500 kV, 220 kV được quản lý vận hành bởi Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia như: Văn phòng Tổng công ty và các Công ty Truyền tải điện).

3/ Chi phí khâu phân phối (bao gồm chi phí phân phối điện trên lưới 110 kV, lưới trung và hạ áp được quản lý vận hành bởi các Tổng công ty Điện lực như: Văn phòng Tổng công ty, các công ty điện lực trực thuộc và thành viên).

4/ Chi phí khâu quản lý ngành và phụ trợ (gồm chi phí phát sinh tại các đơn vị trong khâu này như đã nêu trên).

Việc hạch toán chi phí và tính giá thành các khâu của sản xuất, kinh doanh điện hiện nay được minh họa bằng số liệu từ Báo cáo chi phí và giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 của EVN đã được kiểm toán như sau:

Tổng hợp chi phí thực hiện các khâu

 

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giá trị

I

Sản lượng điện

 

 

1

Sản lượng điện thương phẩm

Tỷ kWh

159,79

4

Sản lượng giao nhận và nhập khẩu

173,09

5

Tỷ lệ tổn thất lưới điện

%

7,57

 

- Tổn thất ở lưới truyền tải

2,36

 

- Tổn thất ở lưới phân phối

5,21

II

Chi phí

 

 

1

Tổng chi phí khâu phát điện

Tỷ đ

203.002,07

2

Tổng chi phí khâu truyền tải điện

1.6167,27

 

- Chi phí khâu truyền tải

1.6167,27

3

Tổng chi phí khâu phân phối – bán lẻ điện

45.859,32

 

- Chi phí khâu phân phối

45.859,32

4

Tổng chi phí khâu quản lý ngành và phụ trợ

1.076,93

 

Tổng chi phí

266.105,09

III

Giá thành điện thành phẩm (tính trên điện thương phẩm (= Tổng chi phí/I.1)

 

1.665,35

1

Giá thành điện khâu sản xuất và nhập khẩu (= II.1/I.1)

đ/kWh

1.270,43

 

- Tỉ trọng trên giá thành điện thành phẩm

%

76,29

2

Giá thành khâu truyền tải (= II.2/I.1)

đ/kWh

101,18

 

- Tỉ trọng trên giá thành điện thành phẩm

%

6,07

3

Giá thành khâu phân phối (= II.3/I.1)

đ/kWh

287,00

 

- Tỉ trọng trên giá thành điện thành phẩm

%

17,23

4

Giá thành khâu quản lý ngành và phụ trợ (= II.4/I.1)

đ/kWh

6,74

 

- Tỉ trọng trên giá thành điện thành phẩm

%

0,41

 

Ghi chú: Các dòng tỷ trọng và công thức tính là do tác giả thêm vào cho dễ theo dõi.

Qua bảng trên cho thấy, việc hạch toán chi phí và tính giá thành các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh điện có một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Cái gọi là "Giá thành điện khâu sản xuất và nhập khẩu" (dòng III.1) bằng 1.270,43 đ/kWh không đúng cả về bản chất và giá trị.

Đây không phải là giá thành điện khâu sản xuất và nhập khẩu mà thực chất là chi phí giao nhận và mua điện của EVN bình quân từ tất cả các nguồn điện. Tổng chi phí giao nhận và mua điện là 203.002,07 tỷ đồng (dòng III.1), tổng sản lượng điện giao nhận, mua từ các nguồn và nhập khẩu là 173,09 tỷ kWh (dòng I.4).

Như vậy, chi phí giao nhận, mua vào bình quân từ tất cả các nguồn điện là: 203.002,07 tỷ đồng/173,09 tỷ kWh = 1.172,81 đ/kWh. Hay nói cách khác, các nhà sản xuất điện giao và bán cho EVN với giá bình quân là 1.172,81 đ/kWh. Đó không phải là giá thành khâu sản xuất điện và không thể có chuyện "Giá thành điện khâu sản xuất và nhập khẩu" cao hơn giá bán bình quân từ tất cả các nguồn điện, vì trong giá bán bao gồm cả lợi nhuận.

Trong trường hợp này, phần giá trị tăng thêm: 1.270,43 đ/kWh - 1.172,81 đ/kWh = 97,62 đ/kWh thực chất đó là chi phí tổn thất (hay hao hụt) điện năng trên lưới truyền tải điện từ nơi nhà sản xuất đến nơi sử dụng tương ứng với chi phí giao nhận và mua vào của phần sản lượng điện bị tổn thất bằng 7,57% (đúng ra là bằng 7,68% = (159,79 tỷ kWh/173,09 tỷ kWh - 1) x 100)). Trong đó, chi phí tổn thất trong khâu truyền tải: 30,43 đ/kWh (tương ứng với mức tổn thất 2,36%) và trong khâu phân phối: 67,19 đ/kWh (tương ứng với mức tổn thất 5,21%). Như vậy, cách hạch toán hiện hành mới chỉ nhìn nhận tổn thất điện năng dưới góc gộ sản lượng bị hao hụt mà chưa nhìn nhận chúng dưới góc độ chi phí.

Để phản ánh đúng bản chất của khoản chi phí này thay vì nói "Giá thành điện khâu sản xuất và nhập khẩu" là 1.270,43 đ/kWh thì phải nói là: Chi phí giao nhận, mua điện bình quân từ các nguồn là 1.172,81 đ/kWh; Chi phí tổn thất (hao hụt) điện năng là 97,62 đ/kWh, trong đó trong khâu truyền tải: 30,43 đ/kWh và trong khâu phân phối: 67,19 đ/kWh. Có như vậy mới trả lại sự công bằng cho người sản xuất điện (họ không sản xuất điện với giá thành cao đến thế) và xác định rõ chi phí, nguyên nhân phát sinh chi phí  (tổn thất điện), đối tượng chịu chi phí cũng như chủ thể chịu trách nhiệm chi phí như sẽ nêu dưới đây.

Thứ hai: Hạch toán chưa đúng chi phí của từng khâu dẫn đến tính giá thành của từng khâu chưa đúng.

Như trên đã nêu, do chưa xác định rõ chi phí tổn thất (hao hụt) điện năng trong quá trình truyền tải điện từ nơi nhà sản xuất đến nơi người sử dụng nên toàn bộ chi phí này đang tính vào "khâu phát" (sản xuất) điện.

Về nguyên tắc, khi đã xác định giá thành của từng khâu thì chi phí phát sinh ở khâu nào phải hạch toán vào khâu đó để vừa đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành của từng khâu, vừa xác định rõ trách nhiệm chịu chi phí của các chủ thể trong từng khâu. Theo đó, chi phí tổn thất điện năng phải hạch toán vào khâu truyền tải và khâu phân phối tương ứng với mức tổn thất phát sinh ở từng khâu và loại bỏ chi phí này ra khỏi chi phí của khâu phát (sản xuất) điện vì các nhà sản xuất điện không gây ra tổn thất điện năng và vì thế không chịu trách nhiệm về chi phí này.

Như vậy, "Giá thành khâu truyền tải" sẽ là: 101,18 đ/kWh + 30,43 đ/kWh = 131,61 đ/kWh (bằng 7,91% giá thành điện thương phẩm), "Giá thành khâu phân phối" sẽ là: 287,00 đ/kWh + 67,19 đ/kWh = 354,19 đ/kWh (bằng 21,27% giá thành điện thương phẩm) và "Chi phí giao nhận và mua điện từ các nguồn" (thay cho "Giá thành điện khâu sản xuất và nhập khẩu" như đã nêu trên) là: 1.270,43 đ/kWh - 97,62 đ/kWh =  1.172,81 đ/kWh (bằng 70,43% giá thành điện thương phẩm).

Sau khi hạch toán chi phí tổn thất (hao hụt) điện năng cho từng khâu như đã nêu trên thì tỷ trọng giá thành của từng khâu trong giá thành điện thương phẩm sẽ thay đổi so với trước khi hạch toán tương ứng là: "Khâu phát điện" giảm từ 76,29% xuống còn 70,43%; "Khâu truyền tải" tăng từ 6,07% lên 7,91% và "Khâu phân phối" tăng từ 17,23% lên 21,27%.

Trên cơ sở đó Phần II và III của bảng trên sẽ có thay đổi bổ sung, chỉnh sửa là:

II

Chi phí

Đơn vị tính

Giá trị

1

Tổng chi phí khâu phát điện

Tỷ đ

203.002,07

1.1

Giá trị phân bổ cho sản lượng điện thương phẩm

187.411,15

1.2

Giá trị phân bổ cho sản lượng điện tổn thất

15.590, 92

2

Tổng chi phí khâu truyền tải điện

21.027,85

 

- Chi phí khâu truyền tải

16.167,27

 

- Chi phí tổn thất điện năng

4.860,58

3

Tổng chi phí khâu phân phối – bán lẻ điện

56.589,66

 

- Chi phí khâu phân phối

45.859,32

 

- Chi phí tổn thất điện năng

10.730,34

4

Tổng chi phí khâu quản lý ngành và phụ trợ

1.076,93

 

Tổng chi phí (=1.1+2+3) (hay Tổng giá thành)

266.105,09

III

Giá thành điện thành phẩm (tính trên điện thương phẩm (= Tổng chi phí/I.1) (Giá thành đơn vị)

 

1.665,35

1

Chi phí giao nhận và mua điện từ các nguồn (=II.1.1/I.1)

đ/kWh

1.172,81

 

- Tỉ trọng trên giá thành điện thành phẩm

%

70,43

2

Giá thành khâu truyền tải (= II.2/I.1)

đ/kWh

131,61

 

- Tỉ trọng trên giá thành điện thành phẩm

%

7,91

3

Giá thành khâu phân phối (= II.3/I.1)

đ/kWh

354,19

 

- Tỉ trọng trên giá thành điện thành phẩm

%

21,27

4

Giá thành khâu quản lý ngành và phụ trợ (= II.4/I.1)

đ/kWh

6,74

 

- Tỉ trọng trên giá thành điện thành phẩm

%

0,41

 

Rõ ràng, việc hạch toán chí phí và tính giá thành điện trong từng khâu của sản xuất, kinh doanh điện theo đề xuất nên trên cho thấy một sự thay đổi về bức tranh chi phí, giá thành trong từng khâu và cơ cấu giá thành điện thương phẩm theo hướng minh bạch hơn, đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí, xác định đúng đối tượng chịu chi phí và chủ thể chịu trách nhiệm chi phí phục vụ cho việc quản trị chi phí, giá thành điện và tổn thất điện năng, mặc dù giá thành đơn vị điện thành phẩm là không đổi. Cụ thể là:

Thứ nhất: Tổn thất điện năng không chỉ là phần sản lượng điện bị hao hụt như cách hạch toán chi phí lâu nay mà đó còn là chi phí làm tăng giá thành khâu sản xuất của điện thương phẩm.  

Thứ hai: Toàn bộ chi phí giao nhận và mua điện từ các nguồn tuy được kết chuyển vào giá thành điện thương phẩm nhưng không phải tất cả đều được kết chuyển trực tiếp (chi phí giao nhận và mua điện) mà có một phần được kết chuyển gián tiếp thông qua chi phí tổn thất điện năng tương ứng với phần chi phí giao nhận và mua vào của sản lượng điện bị tổn thất (hao hụt) trong khâu truyền tải và khâu phân phối.

Thứ ba: Để giảm giá thành điện không những phải giảm chi phí trong khâu sản xuất điện mà phải giảm cả chi phí tổn thất điện năng trong khâu truyền tải và khâu phân phối.

Thứ tư: Việc giảm chi phí tổn thất điện năng thuộc trách nhiệm của các đơn vị trong khâu truyền tải và trong khâu phân phối, chứ không phải của các nhà sản xuất điện được thể hiện trong cách hạch toán chi phí và tính giá thành điện các khâu như lâu nay.

Như vậy, các đơn vị trong khâu truyền tải và khâu phân phối không những chịu trách nhiệm về tổn thất điện năng mà chịu trách nhiệm cả đối với chi phí phát sinh bởi tổn thất điện năng. Tức là trong nội dung giá thành của khâu truyền tải và khâu phân phối phải bao gồm cả chi phí tổn thất điện năng. Có như vậy mới thực sự nâng cao trách nhiệm của họ trong việc giảm tổn thất điện năng, bởi nếu giảm được thì họ sẽ tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận, còn ngược lại nếu tăng thì giá thành của họ sẽ tăng và làm giảm lợi nhuận.

PGS,TS. NGUYỄN CẢNH NAM - HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động