RSS Feed for Bài học đối phó với khủng hoảng năng lượng của Canada | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 18/11/2024 02:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bài học đối phó với khủng hoảng năng lượng của Canada

 - Phải nói ngay rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện đang rất... “nồng” và không thể giải quyết một sớm, một chiều. Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Canada lại có hướng đi riêng để sớm giảm thiểu tác động từ cuộc khủng hoảng này. Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Đức và châu Âu đang tìm kiếm nguồn nhập than cho sản xuất điện Đức và châu Âu đang tìm kiếm nguồn nhập than cho sản xuất điện

Trong bối cảnh thế giới đang cố gắng thực hiện mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu thì khủng hoảng năng lượng xuất hiện, khiến nhiều quốc gia châu Âu phải tìm giải pháp tình thế, dùng than để sản xuất điện... Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?) Khủng hoảng năng lượng: Dấu hiệu chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (?)

Ngoài đại dịch Covid-19, biến động giá dầu và khủng hoảng năng lượng đang là chủ đề được dư luận quan tâm. Đây cũng là dấu hiệu không mấy vui trước ngày khai mạc COP26. Những người hoài nghi cho rằng: Đây là “lời cảnh báo cho các chính phủ về những rủi ro cố hữu của quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Đây là thời điểm để “đưa than vào lịch sử”. Còn theo Bloomberg News: Việc “chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đang đến gần, nhưng nó không hề đơn giản”... Để trả lời cho câu hỏi: Liệu khủng hoảng năng lượng lần này có phải là dấu hiệu chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hay không? Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp dưới đây.

Mất điện diện rộng ở Trung Quốc và một góc nhìn cho hệ thống điện Việt Nam Mất điện diện rộng ở Trung Quốc và một góc nhìn cho hệ thống điện Việt Nam

Từ những nguyên nhân thiếu điện của Trung Quốc thời gian gần đây đã lưu ý Việt Nam cần phải xác định những gì về cơ cấu nguồn điện trong hiện tại và tương lai tới? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.


Bài học từ khủng hoảng năng lượng ở châu Âu:

Châu Âu hiện đang phải gánh chịu hậu quả của một cuộc chạy đua không có sự phối hợp đối với điện không carbon mà các chuyên gia cảnh báo có thể ảnh hưởng đến Canada, trừ khi có những hành động khẩn cấp.

Ví dụ: Giá điện ở Đức đã đạt mức kỷ lục 91 euro (135 đô la Canada) cho mỗi megawatt-giờ vào đầu tháng 9/2021, sau đó tiếp tục tăng. Mức giá này cao hơn gấp ba lần giá điện ở Ontario, ngay cả trong thời kỳ nhu cầu cao điểm.

Các chuyên gia đổ lỗi cho việc tăng giá là do sự chuyển đổi hỗn loạn sang một loạt các nguồn điện tái tạo cụ thể, như gió và mặt trời với chi phí của các nguồn cung cấp không chứa carbon khác như điện hạt nhân.

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có kế hoạch đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng còn sót lại vào năm tới bất chấp cảnh báo năng lượng tái tạo (NLTT) không được bổ sung vào lưới điện của Đức đủ nhanh để thay nguồn cung bị mất. Khi Canada chuẩn bị chuyển lưới điện của mình sang 100% nguồn cung Net-Zero vào năm 2035, các chuyên gia cho rằng: Cuộc khủng hoảng điện ở châu Âu đã đưa ra những bài học mà Canada cần lưu ý để tránh.

Chris Bentley - Giám đốc Phân ban Đổi mới pháp lý của Đại học Ryerson - người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ontario (từ năm 2011 đến năm 2013), cho hay: “Một số quốc gia đã vội vàng chuyển đổi mà không nghĩ đến những gì cộng đồng cần và thời điểm cần. Đức là một ví dụ, đã vội vã chuyển sang năng lượng gió (NLG). Theo tính toán, NLG cung cấp từ 20 đến 30% nhu cầu điện của Đức, nhưng NLG lại ở dưới mức trung bình trên phần lớn lục địa châu Âu, trong đó có Đức nên mục tiêu chưa thể khả thi”.

Đồng quan điểm, Francis Bradley - Giám đốc điều hành của Hiệp hội Điện lực Canada (CEA) đã nói trong một cuộc phỏng vấn báo chí như sau: “Có một câu chuyện cảnh báo từ kinh nghiệm ở châu Âu và mới nhất là câu chuyện diễn ra vào mùa đông vừa qua ở Texas (Mỹ). Đó là sự cố mất điện trên diện rộng ở Texas do thiếu nguồn cung dự phòng trong một mùa đông lạnh giá bất thường khiến nhiều người thiệt mạng”.

Theo Bradley, bài học đầu tiên mà Canada phải thuộc từ những câu chuyện nói trên là: “Phải tiếp cận toàn diện, tính toán kỹ lưỡng. Tiếp cận với mọi cơ hội và mọi công nghệ tiềm năng cho điện carbon thấp, hoặc không carbon. Một khi đã quyết, cần theo đuổi và thực hiện triệt để”. Còn theo Binnu Jeyakumar - nữ Giám đốc năng lượng sạch của Viện Pembina, thì cần thiết phải có một cách tiếp cận toàn diện, nhiều sắc thái hơn đối với quá trình chuyển đổi Net-Zero của quốc gia. “Bản thân nó không nhất thiết là các công nghệ, mà là về cách chúng ta lập quy hoạch lưới điện, cấu trúc thị trường và điều chỉnh chúng theo xu hướng đang phát triển trong lĩnh vực điện và năng lượng” - Jeyakumar nhấn mạnh.

Muốn thoát khỏi khủng hoảng, cần chuyển đổi năng lượng càng sớm càng tốt:

Theo dữ liệu của chính phủ, Canada nhận được phần lớn điện năng từ các nguồn không phát thải. Ví dụ, thủy điện cung cấp khoảng 60% điện quốc gia, hạt nhân đóng góp 15% và NLTT như gió và mặt trời đóng góp thêm khoảng 7%. Riêng điện từ dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá chiếm tỷ trọng nhỏ nên tương đối dễ thay thế, nhưng thực tế lại không dễ dàng như giả định.

Giải thích cấu trúc này, các chuyên gia ở CEA cho rằng: Đây là quy luật lợi nhuận giảm dần, hoặc theo quy tắc 80 - 20, trong đó 80% là dễ, nhưng 20% cuối thì khó. Điều này có thể hiểu đơn giản, ngành điện không khí nhà kính 80%, việc loại bỏ 20% cuối thực sự không dễ. Chìa khóa để khử cacbon thành công trong hệ thống lưới điện Canada gặp khó khăn vì nhu cầu điện không ngừng tăng lên. Điều này đồng nghĩa, Canada cần xây dựng đủ nguồn điện không phát thải để thay thế các nguồn cung cấp dựa trên nhiên liệu hóa thạch hiện có, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về điện năng trong tương lai.

Theo báo cáo của SNC-Lavalin - Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, mua sắm và xây dựng cho các ngành công nghiệp công bố vào đầu năm nay: Canada cần tăng gấp ba lượng điện sản xuất trên toàn quốc vào năm 2050. Cụ thể, cần bổ sung từ 5 đến 7 gigawatt công suất lắp đặt mới vào lưới điện mỗi năm từ năm 2021 đến năm 2050, hoặc gấp hơn hai lần lượng điện năng mới mà Canada cung cấp trực tiếp hàng năm, ngay từ bây giờ. Công suất tương đương với sản lượng Nhà máy điện hạt nhân Bruce Power mỗi năm trong ba thập kỷ tới. Nhà máy này phải mất 27 năm mới có được công suất 6,4 GW như hiện nay.

Việc đáp ứng các mục tiêu khử cacbon của Canada sẽ đòi hỏi phải bổ sung một lượng điện không nhỏ, trong khi đó, chính phủ vẫn chưa thực sự quan tâm. Với lý do này cho thấy, việc chuyển đổi năng lượng không phải một sớm một chiều lo được, mà phải kiên trì ngay từ bây giờ, nếu nóng vội sẽ không tránh khỏi sai lầm mà các quốc gia EU hiện đang mắc phải.

“Chặng đường cuối cùng thường khó khăn nhất và sẽ đòi hỏi nỗ lực phối hợp cả ở cấp liên bang và cấp tỉnh. Chính phủ cần hỗ trợ đổi mới. Thay vì xây dựng một đường dây truyền mới khổng lồ hoặc tăng cường một đường dây cũ, chính phủ cần lắp đặt một cơ sở lưu trữ năng lượng ở cuối đường dây hiện có. Các nguồn năng lượng phân tán cung cấp các loại thay thế không dùng dây, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí và cạnh tranh với dầu và khí đốt” - Jeyakumar - chuyên gia ở Viện Pembina bổ sung thêm.

Theo Glen Murray - cựu Bộ trưởng cơ sở Hạ tầng và Giao thông vận tải của Ontario (từ đầu năm 2013 đến giữa năm 2014, hiện đang làm việc cho một công ty phần mềm quy hoạch đô thị ở Winnipeg), cho biết: Chính sách của chính phủ mang tính phiến diện, tập trung quá nhiều vào thủy điện và khí đốt. Tham khảo báo cáo của SNC - Lavalin, Gorman lưu ý: Có tới 45 lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ cũng như 20 nhà máy điện hạt nhân thông thường cần được xây dựng trong những thập kỷ tới: “Đó là cách tối đa hóa tất cả các nguồn điện không phát thải khác mà Canada có sẵn, cũng như từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời đến năng lượng tái tạo thủy điện và năng lượng từ biển. Mục tiêu cuối cùng thì dễ, nhưng làm thế nào để được mục tiêu này mới quan trọng” - Glen Murray nói thêm.

Giải pháp ứng phó nhanh với khủng hoảng:

Theo Trung tâm Năng lượng Toàn cầu (GEC): Thị trường năng lượng đang xáo trộn khi cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên ở châu Âu diễn ra, biến nó thành một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ và gây ra sự sụt giảm đối với than đá, đồng thời thúc đẩy áp lực lạm phát khi thế giới tiếp tục phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Để ứng phó với cuộc khủng hoảng này, chính phủ các nước cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Cần theo đuổi cách tiếp cận cả đối với hydrocacbon lẫn năng lượng tái tạo:

Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại phần lớn bắt nguồn từ nhu cầu năng lượng khi các nền kinh tế lớn mở cửa trở lại và nguồn cung cấp dầu cũng như khí đốt tự nhiên vẫn còn tụt hậu, được đại dịch Covid-19 chống lưng. Trong ngắn hạn, giải pháp hợp lý nhất để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tương tự là chiến lược coi trọng tất cả chứ không phải “một trong hai” đối với các nguồn năng lượng. Việc cung cấp đủ nhiều loại nhiên liệu, đa dạng hóa, dự trữ chiến lược và quản lý từ phía cầu đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng để tạo ra một quá trình chuyển đổi năng lượng khả thi.

Thứ hai: Khí đốt không rẻ vĩnh viễn, khủng hoảng năng lượng đã chứng minh điều này:

Quan điểm cho rằng, khí đốt tự nhiên rẻ đã trở thành tiền đề cho cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, điều này đã được chứng minh qua cuộc khủng hoảng. Theo giới chuyên gia, bất kỳ nguồn năng lượng nào cũng có thể rẻ, hoặc đắt, tùy thuộc vào các sự kiện và chính sách mà mỗi nguồn góp phần xác định giá năng lượng. Giá khí đốt tự nhiên đột ngột tăng cao, có thể do một loạt các yếu tố như thao túng giá, căng thẳng địa chính trị và các sự kiện kiểu thiên nga đen, hậu quả nó có làm đảo lộn mô hình hiện tại, trong đó khí đốt tự nhiên nói chung là rẻ còn điện hạt nhân được coi là đắt, ít nhất là ở các thị trường phi điều tiết.

Thứ ba: Để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai, nguồn năng lượng sạch là chìa khóa:

Hạt nhân là một nguồn năng lượng cơ bản, phát thải thấp, có độ tin cậy tuyệt vời. Đây cũng là một trong những nguồn năng lượng an toàn nhất trên megawatt-giờ trong lịch sử. Nếu có thêm nhiều nhà máy hạt nhân đi vào hoạt động ở Anh và EU, thì những cú sốc về giá nhiên liệu hóa thạch có thể giảm mạnh, bởi hiệu quả năng lượng hạt nhân theo kiểu vòng tròn khép kín.

Điện địa nhiệt là một nguồn năng lượng sạch đáng tin cậy khác và cũng có thể tái tạo. Máy bơm nhiệt địa nhiệt có thể được sử dụng ở mọi nơi và có thể làm giảm nhu cầu về các nguồn năng lượng khác dùng cho sưởi ấm, làm mát trong các tòa nhà, cũng như cho các ứng dụng tương tự. Có nhiều nơi ở Anh và EU, nguồn năng lượng này khá dồi dào và đang khởi sắc.

Thứ tư: Khi nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng lên, quá trình chuyển đổi năng lượng phải chú trọng tới yếu tố ổn định:

Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay tạo ra cánh cửa quan trọng cho những gì sắp xảy ra nếu chúng ta không điều chỉnh các chính sách năng lượng cho phù hợp với hình an ninh năng lượng trong tương lai. Việc chuyển đổi sang NLTT không phải là lý do duy nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, nhưng nó lại là yếu tố quan trọng, khắc phục tình trạng thiếu điện ở nhiều nơi.

Nếu chúng ta thực sự cam kết giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính, thì cần hạn chế sử dụng than trong sản xuất điện. Điều này có nghĩa là xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân hơn thay vì đóng cửa và đầu tư nhiều tiền, tài nguyên cho sản xuất, vận chuyển khí đốt tự nhiên. Ngoài ra, cũng nên lập kế hoạch cho thời gian bị cắt giảm/ngừng hoạt động đối với năng lượng mặt trời, gió bằng cách đảm bảo cung cấp đủ khí tự nhiên và nguồn điện hạt nhân ổn định. Nếu không, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa mất điện, hoặc đốt than và dầu.

Thứ năm: Tăng cường đầu tư năng lượng sạch để thoát khỏi chu kỳ giá hàng hóa:

Khí đốt từ lâu đã được coi là một yếu tố quan trọng của an ninh năng lượng, nhưng cuộc khủng hoảng này cho thấy hạn chế của khí đốt và than, chính các nguồn này cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Trong ngắn hạn, cú sốc nguồn cung chứng tỏ giá trị an ninh của nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch. Đây là lý do tại sao chúng ta nhận thấy thế giới lại hối hả để sản xuất nhiều than hơn và đảm bảo các thỏa thuận cung cấp LNG dài hạn hơn.

Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới của IEA: Sự chuyển đổi nhanh chóng trên toàn cầu sang NLTT có thể giảm 30% chi phí hộ gia đình do cú sốc giá hàng hóa vào năm 2030 thông qua việc giảm sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt do quá trình điện khí hóa và cải thiện hiệu quả năng lượng mang lại. Những gì năng lượng tái tạo tạo ra, đặc biệt là về dài kỳ, khi khả năng của pin và công nghệ sạch, như hạt nhân tiên tiến, được cải thiện, nó sẽ giúp con người đoạn tuyệt với các chuỗi cung ứng nhiên liệu không an toàn.

Một số người cho rằng, để giải quyết khủng hoảng, nên tăng gấp đôi sản xuất khí đốt, nhưng việc đổ lỗi cho NLTT và hành động khí hậu cũng không hợp lý. Thay vào đó, cuộc khủng hoảng cho thấy sự cần thiết phải đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch, từ năng lượng mặt trời, gió, pin cho đến hạt nhân tiên tiến, địa nhiệt và hơn thế nữa. Đây là công cụ hỗ trợ một hệ thống năng lượng sạch “đoạn tuyệt” với nguồn năng lượng bẩn, làm cho khí hậu thêm phức tạp.

Khi các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà hoạch định chính sách gặp nhau tại Scotland trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh COP26, họ phải giải quyết nhu cầu sản xuất điện, năng lượng đáng tin cậy và dồi dào. Quy luật là phát triển, trong đó có năng lượng, do đó, bất kỳ quá trình chuyển đổi nào nếu gây ô nhiễm, tổn thất điện năng lớn sẽ làm trầm trọng thêm các tình huống như chúng ta đang phải đối mặt hiện nay./.

KHẮC NAM (THEO: BNBC/CEFC/EPA/ACO-10/2021)


Link tham khảo:

1/ https://www.bnnbloomberg.ca/that-can-keep-you-up-at-night-lessons-for-canada-from-europe-s-power-crisis-1.1656998

2/ https://www.conserve-energy-future.com/causes-and-solutions-to-the-global-energy-crisis.php

3/ https://archive.epa.gov/epa/aboutepa/epas-position-energy-crisis.html

https://www.atlanticcouncil.org/blogs/energysource/rapid-response-the-energy-crisis/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động