RSS Feed for 4 yếu tố quyết định an toàn điện hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 06/11/2024 06:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

4 yếu tố quyết định an toàn điện hạt nhân

 - Xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên thường mất 10-15 năm kể từ giai đoạn lên kế hoạch, theo ông Lê Doãn Phác- nguyên Phó Cục trưởng Cục Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, thời gian không phải là vấn đề, quan trọng là chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

Việt-Nga hợp tác nghiên cứu, tuyên truyền điện hạt nhân

Sẽ thiếu điện từ 2015

Bộ Công Thương dự báo, nhu cầu điện sản xuất ở Việt Nam đến năm 2020 vào khoảng 294 tỷ kWh và đến năm 2030 khoảng 562 tỷ kWh. Trong khi khả năng cung cấp nhiên liệu từ các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện chỉ đáp ứng được khoảng 230 tỷ kWh vào năm 2020 và 293 tỷ kWh vào năm 2030.

Nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Các nguồn năng lượng mới và tái tạo được ưu tiên phát triển, sản lượng điện không ổn định, giá thành cao, nên chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng năng lượng quốc gia. 

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm, nhu cầu điện của Việt Nam cũng tăng nhanh. Bộ Công Thương ước tính đến năm 2015, cả nước thiếu 8 tỉ kWh điện, đến năm 2020 thiếu từ 36 - 65 tỉ kWh.

Việt Nam đang chuyển từ nước xuất khẩu năng lượng sang nhập khẩu năng lượng. Các giải pháp từ khai thác năng lượng truyền thống, phát triển năng lượng mới, đến nhập khẩu năng lượng đều đã được Chính phủ Việt Nam triển khai.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu nhiên liệu để sản xuất điện bị phụ thuộc vào nguồn cung, trong bối cảnh khả năng dự trữ nhiên liệu dài ngày (kho, bãi, bể chứa…) hạn chế.

Hiện nay và cho đến năm 2020, chưa có dấu hiệu xuất hiện công nghệ sản xuất điện mới, đủ sức thay thế các phương thức sản xuất điện truyền thống như thủy điện, than, khí thiên nhiên và hạt nhân.

Ông Lê Doãn Phác, nguyên Phó Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử Việt Nam cảnh báo, trong dài hạn sẽ không đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho phát triển đất nước.

Mô hình Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

An toàn đặt lên hàng đầu

Thực tế, điện hạt nhân vẫn được cho là giải pháp tối ưu đảm bảo năng lượng của nhiều quốc gia, bởi những ưu điểm về công nghệ và kinh tế, đồng thời là nguồn năng lượng sạch đảm bảo cho phát triển bền vững.

Là một quốc gia mới phát triển điện hạt nhân, những năm qua, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), các tổ chức quốc tế, các quốc gia có kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân để triển khai chương trình điện hạt nhân một cách an toàn, an ninh và đã đạt được một số kết quả. 

Kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, tập trung vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điện hạt nhân.

Để phát triển bền vững nguồn năng lượng này, theo ông Lê Doãn Phác, phải xây dựng được một cơ sở hạ tầng hạt nhân quốc gia vững chắc, bảo đảm an toàn, an ninh, cùng các yếu tố kinh tế, cạnh tranh và quản lý hiệu quả nhiên liệu đã qua sử dụng, chất thải phóng xạ.

Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phát triển nguồn nhân lực, bởi đây là những yêu cầu cấp bách, quan trọng trong việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, cũng như lưu ý đến chọn công nghệ, phương án thu xếp tài chính phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Cùng với đó, các đơn vị liên quan cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyển về điện hạt nhân, tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển điện hạt nhân trên thế giới.

 

4 yếu tố đảm bảo an toàn của nhà máy điện hạt nhân

Thứ nhất, công tác chuẩn bị. Kinh nghiệm các nước cho thấy cần ít nhất 10-15 năm để thông qua các văn bản pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử, tìm hiểu kinh nghiệm các nước, đào tạo cán bộ và lựa chọn địa điểm.

Thứ hai, nguồn nhân lực. Một nhà máy điện hạt nhân công suất 2.000 MW cần khoảng 1.000 cán bộ, công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản, trong đó có 10% trực tiếp liên quan đến việc vận hành và phục vụ vận hành lò phản ứng.

Thứ ba, công nghệ, phải chọn công nghệ để đến khi nhà máy bắt đầu hoạt động vào năm 2020 vẫn là công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Thứ tư, công tác quản lý, tổ chức vận hành. Việc này đòi hỏi phải có kỹ luật lao động hết sức chặt chẽ, tuân thủ nghiêm khắc các quy trình quy phạm kỹ thuật.

SONG ANH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động