RSS Feed for Phát triển điện khí ở Việt Nam [Tạm kết]: Một số quan ngại và kiến nghị | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 08:51
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Tạm kết]: Một số quan ngại và kiến nghị

 - Để tạm kết chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Việc nhập khẩu LNG cho phát điện ở Việt Nam hoàn toàn khả thi về kỹ thuật. Nhưng để nâng cao hơn nữa tính khả thi về kinh tế của các dự án điện LNG, chúng ta cần lựa chọn đúng các đối tác có tiềm năng thực sự. Không nên đưa vào Quy hoạch điện VIII các dự án không đáp ứng tiêu chí “đồng bộ từ khâu cung ứng” LNG. Càng không nên dựa vào các chủ đầu tư không tự có nguồn LNG (phải đi mua để bán lại cho Việt Nam). Đặc biệt là các đối tác từ các nước đang và sẽ phải nhập khẩu nguồn nhiên liệu này như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v...


Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 1]: Tiêu dùng năng lượng trên thế giới

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 2]: Quy hoạch, quản lý nguồn điện khí LNG

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 3]: Nguồn cung nhiên liệu trong nước

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 4]: Lựa chọn thị trường LNG chiến lược


TS. NGUYỄN THÀNH SƠN - HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Kết luận

Các số liệu phân tích trong các kỳ trước cho phép kết luận về việc phát triển bền vững và có hiệu quả ngành điện Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Cần duy trì tỷ trọng của các nguồn năng lượng hóa thạch trong cân bằng năng lượng của Việt Nam ở mức ~60% (cao hơn hiện nay, nhưng thấp hơn mức bình quân của thế giới); Để có thể:

Thứ hai: Duy trì tỷ trọng của điện gió và điện mặt trời ở mức như hiện nay (cao hơn mức bình quân của thế giới). Như vậy:

Thứ ba: Trình tự ưu tiên phát triển các nguồn điện ở Việt Nam là:

(1) Thủy điện quy mô lớn => (2) Nhiệt điện than quy mô lớn => (3) Thủy điện quy mô trung bình => (4) Nhiệt điện chạy LNG => (5) Nhiệt điện chạy khí thiên nhiên => (6) Điện hạt nhân => (7) Nhiệt điện chạy dầu => (8) Nhiệt điện than trung bình => (9) Điện gió => (10) Thủy điện nhỏ => (11) Nhiệt điện sinh khối => (12) Nhiệt điện chạy khí tổng hợp => (13) Điện mặt trời => (14) Điện địa nhiệt => (15) Điện thủy triều/sóng biển; Muốn vậy:

Thứ tư: Cần sớm hình thành thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam để làm công cụ cho nhà nước trong việc thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tư vào ngành điện thông qua hình thức BOO được ưu tiên về giá trong các hợp đồng mua - bán điện (PPA) lần lượt theo theo các loại nguồn điện như sau:

(1) Điện địa nhiệt => (2) Điện thủy triều/sóng biển => (3) Điện sinh khối => (4) Điện chạy dầu => (5) Điện chạy khí tổng hợp => (6) Điện LNG => (7) Điện NG => nhiệt điện chạy than vừa => (9) Nhiệt điện chạy than lớn => (10) Điện mặt trời => (11) Thủy điện nhỏ => (12) Điện gió => (13) Điện hạt nhân => (14) Thủy điện vừa => (15) Thủy điện lớn.

Thứ năm: Việc nhập khẩu LNG cho phát điện ở Việt Nam hoàn toàn khả thi về kỹ thuật. Để nâng cao hơn nữa tính khả thi về kinh tế của các dự án nhiệt điện LNG cần lựa chọn đúng các đối tác có tiềm năng thực sự. Đồng thời, cần kết hợp việc nhập khẩu LNG với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam và với việc duy trì sự ổn định trên Biển Đông.

Kiến nghị về việc nhập khẩu LNG

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đã chỉ rõ: “Khuyến khích các dự án nhiệt điện đồng bộ từ khâu cung ứng, lưu trữ nhiên liệu và xây dựng nhà máy ... Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống” (hết trích dẫn). Vì vậy:

1/ Không nên đưa vào Quy hoạch điện VIII các dự án LNG không đáp ứng tiêu chí “đồng bộ từ khâu cung ứng” LNG. Không nên dựa vào các chủ đầu tư không tự có nguồn LNG (phải đi mua để bán lại LNG cho Việt Nam). Đặc biệt là các đối tác từ các nước đang và sẽ phải nhập khẩu LNG như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v...

2/ Cần sớm quy hoạch lại hệ thống cảng biển Việt Nam theo hướng giảm bớt các cảng xuất container trong cụm cảng Nhóm 5 (khu vực phía Nam) để bổ sung các cảng nhập LNG, trên cơ sở tận dụng tối đa phương thức vận chuyển đường sông đối với các mặt hàng xuất khẩu được trung chuyển bằng container từ miền Tây Nam bộ ra cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu (đang gây áp lực lớn lên giao thông đường bộ). Ngoài ra:

3/ Cần sớm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia liên quan đến LNG./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1/ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hà Nội, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương, 9-2020.

2/ IEA. Số liệu thông kê . s.l. : IEA, 2019.

3/ Статистический Ежегодник мировой энергетики 2020. s.l. : EnerData, 2020.

4/ Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của VN đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

https://www.travinh.gov.vn/SiteFolders/sct/01%20SoCT/04%20VanBan%20TW/55-NQ-phat-trien-nang-luong-quoc-gia.pdf

https://baodautu.vn/phat-trien-dien-khi-lng-o-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc-d126196.html

https://baodautu.vn/dau-thau-chon-nha-dau-tu-cho-cac-du-an-dien-khi-lng-tai-ca-na-va-long-son-d121072.html

https://thoibaonganhang.vn/khu-du-lich-tam-linh-dao-cai-trap-cua-xuan-truong-co-the-bi-dung-trien-khai

https://mpei.ru/diss/Lists/FilesDissertations/206-%D0%94%D0%B8%D1%81%D1%81%D0%B5%D1%80%D1%82%D0%B0%D1%86%D0%B8%D1%8F.pdf

https://tuoitre.vn/tap-doan-evn-nam-2019-lai-950-ti-dong 20191225103706359.htm

https://zingnews.vn/evn-lai-dam-nam-2019-post1085523.html

 

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động