RSS Feed for So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 19:17
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

So sánh nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam với thế giới

 - So với thế giới, nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp Việt Nam tuy có mức độ gia tăng cao, nhưng đến năm 2019 chỉ đạt 42,7 GJ/người, bằng 70% bình quân của châu Á - Thái Bình Dương, 56,4% bình quân của thế giới và rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Sự gia tăng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của nước ta và các nước đang phát triển là tất yếu theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế - xã hội.


Hiện trạng, xu hướng phát triển các ‘phân ngành năng lượng’ trên thế giới

Phát triển nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII và những thách thức trong lựa chọn


Ghi chú: Năng lượng sơ cấp (NLSC) bao gồm các nhiên liệu thương mại và năng lượng tái tạo (NLTT) sử dụng phát điện; (2) EJ là đơn vị tính Exajoules = 1018 J = 109 GJ, tương đương với: 239 x 109 kcal, 23,9 x 106 Toe, 40 triệu tấn than đá, 95 triệu tấn than nâu và ábitum, 278 tỉ kWh. Các nước đại diện là nước tiêu thụ NLSC≥0,5%.


Tiêu thụ năng lượng sơ cấp (NLSC) toàn cầu năm 2019 được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1:

Nước đại diện và khu vực

Tiêu thụ NLSC tổng số

Tiêu thụ NLSC bình quân đầu người

Lượng tiêu thụ (EJ)

Tăng so với 2018 (%)

Tăng b/q từ 2008-18 (%)

Tỷ phần trên TG (%)

GJ/người

Tăng so với 2018 (%)

Tăng b/q từ 2008-18 (%)

Thứ tự trên thế giới

Canada

14,21

-0,9

0,6

2,4

379,9

-1,8

-0,4

3

Mexico

7,72

-1,4

0,9

1,3

60,5

-2,5

-0,4

28

Mỹ

94,65

-1,0

0,1

16,2

287,6

-1,6

-0,6

5

Bắc Mỹ

116,58

-1,0

0,2

20,0

236,0

-1,8

-0,7

 

Ác-hen-ti-na

3,46

-2,2

1,3

0,6

77,3

-3,1

0,2

27

Brazil

12,40

2,2

1,9

2,1

58,8

1,5

1,0

29

Nam và Trung Mỹ

28,61

0,3

1,3

4,9

55,0

-0,6

0,3

 

Bỉ

2,71

4,8

-0,9

0,5

235,1

4,3

-1,5

8

Pháp

9,68

-1,9

-1,0

1,7

148,6

-2,2

-1,5

15

Đức

13,14

-2,2

-0,4

2,3

157,3

-2,7

-0,7

13

Ý

6,37

-2,4

-1,5

1,1

105,3

-2,3

-1,8

21

Hà Lan

3,51

-0,4

-1,1

0,6

205,4

-0,6

-1,4

9

Ba Lan

4,28

-2,4

0,7

0,7

112,9

-2,3

0,9

20

Tây Ban Nha

5,72

-1,7

-1,0

1,0

122,4

-1,8

-1,2

18

Thổ Nhĩ Kỳ

6,49

3,2

4,1

1,1

77,8

1,9

2,5

25

Ukraina

3,41

-3,9

-3,5

0,6

77,4

-3,3

-4,1

26

VQ Anh

7,84

-1,6

-1,4

1,3

116,1

-2,1

-2,2

19

Châu Âu

83,82

-1,1

-0,7

14,4

123,6

-1,4

-1,0

 

Kazakhstan

3,10

-1,7

2,9

0,5

167,1

-2,9

1,5

12

LB Nga

29,81

-0,8

0,6

5,1

204,3

-0,9

0,4

10

CIS

38,68

-0,3

0,9

6,6

157,5

-0,9

0,3

 

Iran

12,34

4,3

3,2

2,1

148,9

2,9

1,9

14

Ả Rập Xê-ud

11,04

1,2

3,5

1,9

322,0

-0,5

0,8

4

UAE

4,83

0,6

3,5

0,8

494,4

-0,8

0,4

2

Trung Đông

38,78

3,1

3,2

6,6

151,1

1,4

1,2

 

Ai Cập

3,89

-0,8

2,7

0,7

38,7

-2,7

0,5

31

Nam Phi

5,40

2,0

0,1

0,9

92,2

0,7

-1,4

23

Châu Phi

19,87

2,5

2,4

3,4

15,2

-0,1

-0,2

 

Úc

6,41

6,9

0,8

1,1

254,3

5,6

-0,7

6

Trung Quốc

141,70

4,4

3,6

24,3

98,8

3,9

3,3

22

Ấn Độ

34,06

2,3

5,2

5,8

24,9

1,2

4,0

33

Indonesia

8,91

8,3

4,0

1,5

32,9

7,2

2,7

32

Nhật Bản

18,67

-0,9

-1,4

3,2

147,2

-0,6

-1,3

16

Malaysia

4,26

1,3

2,3

0,7

133,4

*

0,8

17

Pakistan

3,56

2,4

2,9

0,6

16,4

0,3

0,8

34

Singapore

3,55

-1,5

3,8

0,6

611,6

-2,3

1,9

1

Hàn Quốc

12,37

-1,4

2,2

2,1

241,5

-1,5

1,8

7

Đài Loan

4,81

-2,4

0,9

0,8

202,3

-2,6

0,6

11

Thái Lan

5,61

0,3

3,5

1,0

80,6

*

3,0

24

Việt Nam

4,12

10,7

8,7

0,7

42,7

9,6

7,6

30

Châu Á-TBD

257,56

3,3

3,3

44,1

61,1

2,4

2,3

 

Thế giới

583,90

1,3

1,6

100

75,7

0,2

0,4

 

- OECD

233,43

-0,8

*

40,0

178,5

-1,3

-0,7

 

- Ngoài OECD

350,47

2,8

3,0

60,0

54,7

1,6

1,7

 

- EU

68,81

-1,4

-0,8

11,8

134,3

-1,6

-1,1

 

Nguồn: [1] và tổng hợp của tác giả. 


Nhận xét:

Về tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp năm 2019: 

Toàn cầu tiêu thụ 583,9 EJ, tăng 1,3% so với năm 2018, thấp hơn mức tăng bình quân trong giai đoạn 2008 - 2018 là 1,6%. Như vậy, tốc độ có sự suy giảm.

Xét theo khu vực:

1/ Châu Á - TBD tiêu thụ 257,56 EJ (chiếm tỷ phần lớn nhất 44,1%), tăng 3,3% so với năm 2018, bằng mức tăng bình quân từ 2008-2018 là 3,3%/năm.

2/ Bắc Mỹ tiêu thụ 116,58 EJ (chiếm tỷ phần lớn thứ hai 20%), giảm 1% so với năm 2018, trong khi từ 2008 - 2018 có mức tăng bình quân là 0,2%/năm.

3/ Đứng thứ ba là châu Âu, tiêu thụ 83,82 EJ (chiếm tỷ phần 14,4%), giảm 1,1% so với năm 2018. Như vậy, mức giảm cao gấp gần 1,6 lần mức giảm bình quân từ 2008 - 2018 (-0,7%/năm).

4/ Trung Đông và CIS đều chiếm tỷ phần 6,6%, so với năm 2018 Trung Đông có mức tăng 3,1%, còn CIS giảm 0,3%.

5/ Hai khu vực còn lại đều có mức tiêu thụ tăng so với năm 2018: Châu Phi 2,5% và Nam và Trung Mỹ 0,3%.

Như vậy, có 4 khu vực tăng tiêu thụ NLSC so với năm 2018 là châu Á - TBD, châu Phi, Trung Đông, Nam và Trung Mỹ. Có 3 khu vực giảm là Bắc Mỹ, châu Âu và CIS.

Xét theo nhóm nước:

OECD và EU có mức tiêu thụ NLSC giảm so với năm 2018 (tương ứng là -0,8% và -1,4%), các nước ngoài OECD vẫn có mức tăng mạnh tới 2,8%, xấp xỉ mức tăng bình quân từ 2008 - 2018 là 3%/năm.

Xét theo từng nước:

Có 10 nước quy mô tiêu thụ NLSC lớn nhất gồm (>2%): Trung Quốc (24,3%), Mỹ (16,2%), Ấn Độ (5,8%), Nga (5,1%), Nhật Bản (3,2), Canada (2,4%), Đức (2,3%), Brazil (2,1%), Iran (2,1%), Hàn Quốc (2,1%). Tổng cộng 10 nước chiếm 65,6%, xấp xỉ 2/3 của thế giới. 

Các nước có sự gia tăng tiêu thụ NLSC so với năm 2018 gồm: Việt Nam (10,7%), Indonesia (8,3%), Úc (6,9%), Bỉ (4,8%), Trung Quốc (4,4%), Iran (4,3%), Brazil (2%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,2%), Pakistan (2,4%), Ấn Độ (2,3%), Nam Phi (2%), Ả Rập Xê-ud (1,2%), v.v...

Các nước có sự suy giảm tiêu thụ NLSC so với năm 2018, gồm các nước Bắc Mỹ, EU (trừ Bỉ), CIS, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, v.v...

Tóm lại, có nhiều nước tăng và có nhiều nước giảm, song xu thế tăng vẫn cao hơn nên toàn cầu vẫn tăng 1,3% so với năm 2018. Trong đó đa phần các nước giảm là các nước có mức tiêu thụ NLSC bình quân đầu người cao và ngược lại các nước tăng chủ yếu là các nước có mức tiêu thụ bình quân đầu người còn thấp.

Tiêu thụ NLSC tính theo bình quân đầu người năm 2019 của toàn thế giới là 75,7 GJ/người, tăng 0,2%, bằng ½ mức tăng bình quân giai đoạn từ 2008 - 2018 là 0,4%/năm.

Mười nước có mức tiêu thụ NLSC bình quân đầu người cao nhất là (GJ/người): Singapore (611,6); UAE (494,4); Canada (379,9); Ả Rập Xê-ud (322,0); Mỹ (287,6); Úc (254,3); Hàn Quốc (241,5); Bỉ (235,1); Hà Lan (205,4); Nga (204,3).

Việt Nam tuy có mức độ gia tăng cao, nhưng đến năm 2019 chỉ đạt 42,7 GJ/người, bằng 70% bình quân của châu Á - TBD, 56,4% bình quân của thế giới, rất thấp so với nhiều nước trong khu vực (bằng 7,0% của Singapore, 16,8% của Úc, 17,7% của Hàn Quốc, 21,1% của Đài Loan, 29,0% của Nhật Bản, 32% của Malaysia, 43,2% của Trung Quốc, 53% của Thái Lan). Sự gia tăng tiêu thụ NLSC của Việt Nam và các nước đang phát triển là tất yếu theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ cấu tiêu thụ NLSC năm 2019 của thế giới, khu vực và các nước đại diện được nêu ở bảng 2.

Bảng 2:

Nước đại diện và khu vực

Cơ cấu tiêu thụ NLSC theo loại nhiên liệu

Tổng số (EJ)

Dầu

(EJ)

Khí thiên nhiên (EJ)

Than đá (EJ)

Năng lượng hạt nhân (EJ)

Thủy điện 

(EJ)

Năng lượng tái tạo 

(EJ)

Canada

14,21

4,50

4,33

0,56

0,90

3,41

0,52

- Cơ cấu, %

100

31,7

30,5

3,9

6,3

24,0

3,7

Mexico

7,72

3,29

3,26

0,51

0,10

0,21

0,35

- Cơ cấu, %

100

42,6

42,2

6,6

1,3

2,7

4,5

Mỹ

94,65

36,99

30,48

11,34

7,60

2,42

5,83

- Cơ cấu, %

100

39,1

32,2

12,0

8,0

2,6

6,2

Bắc Mỹ

116,58

44,78

38,07

12,41

8,59

6,03

6,70

- Cơ cấu, %

100

38,4

32,7

10,6

7,4

5,2

5,7

Ác-hen-ti-na

3,46

1,19

1,71

0,02

0,08

0,33

0,14

- Cơ cấu, %

100

34,4

49,4

0,6

2,3

9,5

4,0

Brazil

12,40

4,73

1,29

0,66

0,14

3,56

2,02

- Cơ cấu, %

100

38,1

10,4

5,3

1,1

28,7

16,3

Nam và Trung Mỹ

28,61

11,86

5,95

1,48

0,22

6,37

2,73

- Cơ cấu, %

100

41,5

20,8

5,2

0,8

22,3

9,6

Bỉ

2,71

1,38

0,63

0,13

0,39

*

0,19

- Cơ cấu, %

100

50,9

23,2

4,8

14,4

*

7,0

Pháp

9,68

3,15

1,56

0,27

3,56

0,52

0,61

- Cơ cấu, %

100

32,5

16,1

2,8

36,8

5,4

6,3

Đức

13,14

4,68

3,19

2,30

0,67

0,18

2,12

- Cơ cấu, %

100

35,6

24,3

17,5

5,1

1,4

16,1

Ý

6,37

2,49

2,55

0,30

-

0,40

0,64

- Cơ cấu, %

100

39,1

40,0

4,7

-

6,3

10,0

Hà Lan

3,51

1,65

1,33

0,27

0,03

*

0,23

- Cơ cấu, %

100

47,0

37,9

7,7

0,9

*

6,6

Ba Lan

4,28

1,34

0,73

1,91

-

0,04

0,25

- Cơ cấu, %

100

31,3

17,1

44,6

-

0,9

5,8

Tây Ban Nha

5,72

2,72

1,30

0,21

0,52

0,22

0,75

- Cơ cấu, %

100

47,6

22,7

3,7

9,1

3,8

13,1

Thổ Nhĩ Kỳ

6,49

2,03

1,56

1,70

-

0,79

0,41

- Cơ cấu, %

100

31,3

24,0

26,2

-

12,2

6,3

Ukraina

3,41

0,44

1,02

1,10

0,74

0,06

0,05

- Cơ cấu, %

100

12,9

29,9

32,3

21,7

1,8

1,5

VQ Anh

7,84

3,11

2,84

0,26

0,50

0,05

1,08

- Cơ cấu, %

100

39,7

36,2

3,3

6,4

0,6

13,8

Châu Âu

83,82

30,40

19,95

11,35

8,28

5,66

8,18

- Cơ cấu, %

100

36,3

23,8

13,5

9,9

6,8

9,8

Kazakhstan

3,10

0,69

0,64

1,67

-

0,09

0,01

- Cơ cấu, %

100

22,3

20,6

53,9

-

2,9

0,3

LB Nga

29,81

6,57

16,0

3,63

1,86

1,73

0,02

- Cơ cấu, %

100

22,0

53,7

12,2

6,2

5,8

0,07

CIS

38,68

8,37

20,65

5,53

1,88

2,21

0,03

- Cơ cấu, %

100

21,6

53,4

14,3

4,9

5,7

0,08

Iran

12,34

3,92

8,05

0,05

0,06

0,26

*

- Cơ cấu, %

100

31,8

65,2

0,4

0,5

2,1

*

Ả Rập Xê-ud

11,04

6,92

4,09

*

-

-

0,02

- Cơ cấu, %

100

62,7

37,0

*

-

-

0,2

UAE

4,83

1,95

2,74

0,10

-

-

0,04

- Cơ cấu, %

100

40,4

56,7

2,1

-

-

0,8

Trung Đông

38,78

17,80

20,10

0,40

0,06

0,30

0,12

- Cơ cấu, %

100

45,9

51,8

1,0

0,2

0,8

0,3

Ai Cập

3,89

1,50

2,12

0,08

-

0,12

0,06

- Cơ cấu, %

100

38,6

54,5

2,1

-

3,1

1,5

Nam Phi

5,40

1,18

0,15

3,81

0,13

0,01

0,12

- Cơ cấu, %

100

21,9

2,8

70,6

2,4

0,2

2,2

Châu Phi

19,87

8,23

5,40

4,47

0,13

1,18

0,41

- Cơ cấu, %

100

41,4

27,2

22,5

0,7

5,9

2,1

Úc

6,41

2,14

1,93

1,78

-

0,13

0,42

- Cơ cấu, %

100

33,4

30,1

27,8

-

2,0

6,6

Trung Quốc

141,70

27,91

11,06

81,67

3,11

11,32

6,63

- Cơ cấu, %

100

19,7

7,8

57,6

2,2

8,0

4,7

Ấn Độ

34,06

10,24

2,15

18,62

0,40

1,44

1,21

- Cơ cấu, %

100

30,1

6,3

54,7

1,2

4,2

3,6

Indonesia

8,91

3,38

1,58

3,41

-

0,15

0,39

- Cơ cấu, %

100

37,9

17,7

38,3

-

1,7

4,4

Nhật Bản

18,67

7,53

3,89

4,91

0,59

0,66

1,10

- Cơ cấu, %

100

40,3

20,8

26,3

3,2

3,5

5,9

Malaysia

4,26

1,57

1,52

0,90

-

0,24

0,03

- Cơ cấu, %

100

36,9

35,7

21,1

-

5,6

0,7

Pakistan

3,56

0,90

1,64

0,55

0,08

0,32

0,06

- Cơ cấu, %

100

25,3

46,1

15,4

2,2

9,0

1,7

Singapore

3,55

3,06

0,46

0,03

-

-

0,01

- Cơ cấu, %

100

86,2

13,0

0,8

-

-

2,8

Hàn Quốc

12,37

5,30

2,01

3,44

1,30

0,02

0,29

- Cơ cấu, %

100

42,8

16,2

27,8

10,5

0,2

2,3

Đài Loan

4,81

1,93

0,84

1,63

0,29

0,05

0,07

- Cơ cấu, %

100

40,1

17,5

33,9

6,0

1,0

1,5

Thái Lan

5,61

2,72

1,83

0,71

-

0,06

0,29

- Cơ cấu, %

100

48,5

32,6

12,7

-

1,1

5,2

Việt Nam

4,12

1,07

0,35

2,07

-

0,58

0,04

- Cơ cấu, %

100

26,0

8,5

50,2

-

14,1

1,0

Châu Á-TBD

257,56

71,54

31,32

122,22

5,77

15,90

10,81

- Cơ cấu, %

100

27,8

12,2

47,5

2,2

6,2

4,2

Thế giới

583,90

193,03

141,45

157,86

24,92

37,66

28,98

- Cơ cấu, %

100

33,1

24,2

27,0

4,3

6,4

5,0

OECD

233,43

89,63

64,84

32,10

17,77

12,32

16,77

- Cơ cấu, %

100

38,4

27,8

13,8

7,6

5,3

7,2

Ngoài OECD

350,47

103,40

76,61

125,75

7,16

25,34

12,21

- Cơ cấu, %

100

29,5

21,9

35,9

2,0

7,2

3,5

EU

68,81

26,39

16,90

7,69

7,33

2,94

7,54

- Cơ cấu, %

100

38,4

24,6

11,2

10,7

4,3

11,0

Nguồn: [1] và tính toán, tổng hợp của tác giả. 


Nhận xét:

Cơ cấu tiêu thụ NLSC toàn cầu năm 2019 theo loại nhiên liệu là (%): Dầu (33,1); Khí thiên nhiên (24,2); Than (27,0); Hạt nhân (4,3); Thủy điện (6,4) và NLTT (5,0).

So với năm 2018, thì cơ cấu NLSC năm 2019 của thế giới có dịch chuyển chút ít, chủ yếu là tỉ trọng than giảm (từ 27,7% xuống còn 27%) và NLTT tăng (từ 4,5% lên 5,0%). Tuy nhiên, thứ tự tỷ trọng của các loại nhiên liệu vẫn không thay đổi, đứng đầu vẫn là dầu, thứ hai là than và thứ ba là khí tự nhiên, 3 loại nhiên liệu này chiếm tỷ trọng cao tuyệt đối, tổng cộng tới 84,3%.

Cơ cấu tiêu thụ NLSC của các khu vực, các nhóm nước và các nước có sự khác nhau đáng kể, cũng như khác với cơ cấu bình quân của toàn thế giới. Nói chung, cơ cấu tiêu thụ NLSC phụ thuộc chủ yếu vào: (1) Tiềm năng và lợi thế của các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có; (2) Khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên năng lượng ở nước ngoài; và (3) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng khu vực, từng nhóm nước. 

Châu Á - TBD có tỷ trọng than chiếm 47,5%; trong khi tỷ trọng dầu và khí tự nhiên của Trung Đông và châu Phi tương ứng là 45,9%; 51,8% và 41,4%; 27,2%; của CIS là 21,6% và 53,4%; của Bắc Mỹ 38,4% và 32,7%; của Nam - Trung Mỹ 41,5% và 20,8%; của châu Âu 38,3% và 23,8%. 

Dầu chiếm tỷ trọng cao nhất tại đa số nước: Canada (31,7%); Mỹ (39,1%); Mexico (42,6%); Brazil (38,1%); Bỉ (50,9%); Đức (35,6%); Hà Lan (47,0%); Tây Ban Nha (47,6%); Thổ Nhĩ Kỳ (31,3%); VQ Anh (39,7%); Ảrập Xê-ud (62,7%); Úc (33,4%); Nhật Bản (40,3%); Malaysia (36,9%); Singapore (86,2%); Hàn Quốc (42,8%); Đài Loan (40,1%); Thái Lan (48,5%).

Khí tự nhiên chiếm tỷ trọng cao nhất tại một số nước: Ác-hen-ti-na (49,4%); Ý (40%); Nga (53,7%); Iran (65,2%); UAE (56,7%); Ai Cập (54,5%); Pakistan (46,1%).

Than đá chiếm tỷ trọng cao nhất tại các nước: Ba Lan (44,6%); Ukraina (32,3%); Thổ Nhĩ Kỳ (26,2% - đứng thứ 2 sau dầu 31,3%); Kazakhstan (53,9%); Nam Phi (70,6%); Trung Quốc (57,6%); Ấn Độ (54,7%); Indonesia (38,3%); Nhật Bản (26,3% - đứng thứ 2 sau dầu 40,3%); Hàn Quốc (27,8% - đứng thứ 2 sau dầu 42,8%); Đài Loan (33,9% - đứng thứ 2 sau dầu 40,1%); Việt Nam (50,2%). 

Năng lượng hạt nhân chiếm tỷ trọng cao nhất tại Pháp (36,8%); Ukraina (21,7% - đứng thứ 3 sau than và khí tự nhiên).

Thủy điện chiếm tỷ trọng cao tại Canada (24% - đứng thứ 3 sau dầu và khí tự nhiên); Brazil (28,7% - đứng thứ 2 sau dầu); Việt Nam 14,1% - đứng thứ 3 sau than và dầu).

Qua đó cho thấy, không có cơ cấu tiêu thụ NLSC thống nhất cho mọi quốc gia, mọi khu vực, nhóm nước và cố định cho các năm trong mọi thời kỳ. Cơ cấu theo tỷ lệ phần trăm chỉ phản ánh tỉ trọng của từng loại nhiên liệu được tính toán dưới dạng số liệu thứ cấp chứ không phải là tỷ lệ định trước bắt buộc phải tuân thủ.

Do vậy, vấn đề không phải là tỷ trọng, hay tỷ lệ của từng loại nhiên liệu phải là bao nhiêu thì hợp lý, mà quan trọng là một tổ hợp, hay hỗn hợp năng lượng (energy mix) nhất định nào đó có đảm bảo đáp ứng các tiêu chí đã đề ra hay không trong bối cảnh của phạm vi không gian, thời gian đã định.

Động thái của cơ cấu qua các thời kỳ chỉ phản ánh xu thế chuyển dịch trong tiêu thụ NLSC. Xét về xu thế chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ NLSC theo hướng nhiên liệu sạch thì về cơ bản các nước vẫn xếp hàng dọc theo tinh thần “liệu cơm gắp mắm” và “đèn nhà ai rạng nhà nấy”./.

PGS, TS. NGUYỄN CẢNH NAM - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo:

[1] BP Statistical Review of World Energy, 2020.

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động