RSS Feed for Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 23/01/2025 01:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 5]: Thách thức giảm phát thải carbon

 - Mặc dù không được biết đến nhiều, nhưng Nhật Bản có công suất (dự kiến) điện mặt trời tương ứng với diện tích lãnh thổ lớn nhất trong các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (vị trí số 2 là Đức và vị trí số 3 là Anh). Tuy là đất nước có nhiều vùng núi và khá ít diện tích đồng bằng, nhưng nếu so sánh về công suất dự kiến điện mặt trời tương ứng với diện tích đồng bằng, Nhật Bản với vị trí số 1 đang gấp hơn 2 lần Đức ở vị trí số 2.


Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 1]: Thiếu điện và những thách thức trong cơ cấu nguồn điện

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 2]: Nhìn lại 10 năm sau sự cố Fukushima

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 3]: Vấn đề xử lý nước thải tại Fukushima số 1


Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 4]: Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân U40


Thực trạng hiện nay, các sân Golf kinh doanh kém hiệu quả ở Nhật Bản đang dần trở thành các nhà máy điện mặt trời. Vì vậy, việc lắp đặt ở đồng bằng đã trở nên khó khăn, việc phá rừng trên núi để lắp đặt các tấm pin mặt trời ngày càng tăng, sự cố các tấm pin mặt trời bị trôi do mưa lớn cũng đã xảy ra. Ngoài diện tích đất phù hợp cho điện mặt trời giảm, giá FIT cũng đang giảm, nên lượng đăng ký lắp đặt cũng giảm theo. Công suất xác định phát điện mặt trời năm 2020 giảm chỉ còn bằng 1/17 của thời kỳ cao điểm năm 2013.

Về điện gió ở Nhật Bản, do đồng bằng - nơi có điều kiện gió tốt bị hạn chế, nên tỷ lệ lắp đặt ở vùng núi tăng. Những năm gần đây, khoảng 50% điện gió được phát triển ở vùng núi và chi phí lắp đặt tại những vùng này cũng khá cao so với các nước khác.

Về điện gió ngoài khơi, do ít bờ biển nông, bão nhiều, thêm vào đó chi phí lắp đặt cao nên không mấy phát triển và còn chậm so với các nước khác.

Ở nhiều nước Âu Mỹ, công suất lắp đặt phát điện gió lớn hơn hẳn công suất lắp đặt phát điện mặt trời. Tuy nhiên, ở Nhật Bản công suất lắp đặt điện mặt trời gấp hơn 10 lần công suất lắp đặt phát điện gió, tỷ lệ phát điện mặt trời áp đảo điện gió.

Ngoài ra, sự biến động của điện mặt trời lớn hơn điện gió và việc điều chỉnh sự biến động này trở nên khó khăn đối với Nhật Bản - một quốc đảo không có kết nối lưới điện với các nước láng giềng. Hơn nữa, ngoài việc biến động thấp và tỷ lệ sử dụng thiết bị cao hơn so với điện mặt trời, điện gió sẽ được phát triển đến mức nào là vấn đề trong kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, sản xuất điện gió gây ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh, phát sinh vấn đề về tiếng ồn và ảnh hưởng đến các loài chim, nên vấp phải nhiều sự phản đối của người dân địa phương và hiện nay vẫn đang cần thời gian để đánh giá tác động môi trường.

Điện gió cũng giống như điện mặt trời, do mật độ năng lượng thấp nên cần diện tích lớn. Việc phát triển hơn nữa điện gió và điện mặt trời đối với Nhật Bản - vốn có diện tích hẹp là điều khó khăn. Do đó, trong tương lai điều quan trọng là tìm kiếm địa điểm phù hợp để phát triển điện gió ngoài khơi thay cho trên bờ.

Tuy nhiên, sau khi bắt đầu áp dụng tích cực năng lượng tái tạo thì tiền điện cũng dần tăng lên, câu hỏi đặt ra: Trong tương lai liệu có nhận được sự thấu hiểu của người dân không?

                                                          


Trong khi đó, tháng 10/2020, Nhật Bản đã tuyên bố "Trung hòa carbon vào năm 2050" và đặt ra mục tiêu đến năm 2050 giảm phát thải khí nhà kính xuống gần như bằng 0. Vào ngày 22/4 năm nay, Nhật Bản đã công bố rằng năm 2030 sẽ giảm 46% lượng khí thải nhà kính so với năm 2013.

Năm nay là năm xem xét lại Kế hoạch năng lượng cơ bản 3 năm 1 lần. Hiện nay, Nhật Bản đang tổ chức nhiều cuộc họp để thảo luận cụ thể về việc: Liệu có thể tạo ra bước ngoặt lớn, thực hiện một xã hội không phát thải Carbon như tuyên bố của chính phủ không?

Ngoài năng lượng tái tạo, Nhật Bản cũng thúc đẩy thảo luận về nhiệt điện.

Tương lai, Nhật Bản sẽ tăng cường thúc đẩy phát triển kỹ thuật pha trộn Hydro vào nhiệt điện LNG, pha trộn Amoniac vào nhiệt điện than, nhưng dường như vẫn còn nhiều bài toán cần giải quyết. Việc cung cấp Amoniac và Hydro tốn nhiều chi phí cũng là một vấn đề, tuy nhiên nếu khí CO2 phát sinh trong quá trình sản xuất Hydro và Amoniac thì cũng không có ý nghĩa.

Ngoài ra, trong lúc chờ việc đốt Amoniac và Hydro được áp dụng vào thực tế và đưa tỷ lệ LNG và than đá trở về 0, Nhật Bản dự định lựa chọn phương pháp tập hợp CO2 từ khí thải và lưu giữ dưới lòng đất (Phương pháp CCUS). Tuy nhiên, phương pháp này cũng phát sinh một số rào cản như: Phát triển kỹ thuật thu CO2 từ khí thải, tìm địa điểm để lưu giữ lượng lớn CO2. Phương pháp này liệu có hiệu quả về mặt kinh tế hay không thì còn phải chờ đợi xem xét.

Dù là phương án nào thì giá điện cũng có khả năng tăng vọt. Trong khi đó, Nhật Bản có công nghệ có thể dễ dàng giảm phát thải khí carbon với chi phí rẻ và những kỹ thuật hiện có. Đó là điện hạt nhân.

Ở Nhật Bản, kể từ sau sự cố Fukushima có nhiều ý kiến cho rằng: Tương lai nên hướng tới một thế giới không phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng chờ đợi kết quả thảo luận về vị trí của năng lượng hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản sắp tới.

(Đón đọc kỳ tới...)

NGUYỄN HOÀNG YẾN (TỔNG HỢP, BIÊN DỊCH)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động