Hai là, nguồn năng lượng hiện nay của châu Phi chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch vốn là nguồn năng lượng hữu hạn, không thể tái tạo, nguồn cung ngày một giảm và chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của giá.

Ba là, năng lượng hạt nhân có thể giúp các nước châu Phi đáp ứng những mục tiêu theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm giảm lượng khí thải carbon (năng lượng hạt nhân không sản sinh nhiều khí thải carbon).

Ngoài ra, nguồn cung điện hạt nhân là đáng tin cậy, giá cả ổn định và có thể dự đoán được.

Hiện Nam Phi là quốc gia duy nhất của châu Phi có điện hạt nhân. Hai lò phản ứng hạt nhân ở Koeberg gần Cape Town hiện đang cung cấp 5% sản lượng điện năng của Nam Phi.

Một số nước châu Phi khác cũng đang tìm kiếm bổ sung điện hạt nhân vào nguồn cung năng lượng gồm: Algeria, Ai Cập, Ghana, Kenya, Libya, Morocco, Namibia, Niger, Nigeria, Senegal, Sudan, Tanzania, Tunisia, Uganda, Zambia và Rwanda.

Tuy nhiên, các nước châu Phi cần phải giải quyết những lo ngại về năng lượng hạt nhân (nhất là phải xoa dịu nỗi sợ hãi về nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân) để có thể tiếp cận thị trường năng lượng hạt nhân toàn cầu.

Nghiên cứu cho thấy chính phủ các nước có thể gợi mở những nội dung thể hiện những mối quan ngại ở trên không chỉ riêng có đối với điện hạt nhân hay cũng không quá khủng khiếp khi các quan ngại đó có thể xảy ra.

1/ Nhu cầu về năng lượng

Nguồn cung năng lượng ở châu Phi đang ở mức rất thấp và phải đối mặt với một số thách thức khác như nguồn cung không đồng đều, thiếu ổn định và giá thành cao. Với tình trạng dân số tăng nhanh, tầng lớp trung lưu đang phát triển và đô thị hóa ngày càng nhanh cho thấy nhu cầu điện năng trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp ở châu Phi sẽ lớn hơn.

Ngoài ra, điện năng rất quan trọng đối với việc nâng cao đời sống của người dân nghèo, cũng như nhằm đạt được chương trình nghị sự về phát triển bền vững của châu Phi. Năng lượng hạt nhân có tiềm năng chia sẻ gánh nặng này bằng cách tạo thêm nguồn cung năng lượng cho lục địa.

2/ Sự phát triển điện hạt nhân ở châu Phi

Hiện tại, nhiều nước châu Phi đang cân nhắc việc sử dụng điện hạt nhân ở tất cả ở các giai đoạn khác nhau của chính sách và kế hoạch phát triển. Nhiều quốc gia đang mở cửa ngành năng lượng hạt nhân cho các khu vực khác nhau của thế giới, gồm châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ và Mỹ Latinh.

Một số nước như Algeria, Ai Cập, Namibia, Nigeria, Ghana, Kenya, Sudan, Tanzania, Uganda, Zambia và Rwanda đã đàm phán với Tập đoàn Rosatom của Nga vốn đang là nhà cung cấp lớn nhất các nhà máy điện hạt nhân cho châu Phi.

Dưới thời cựu Tổng thống Jacob Zuma, Nam Phi đã gần đạt được thỏa thuận xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân với Rosatom, nhưng khi ông Cyril Ramaphosa nhậm chức tổng thống (tháng 2/2018) thỏa thuận trên đang bị tạm dừng xem xét.

Ai Cập đã đạt được những tiến triển đáng kể trong kế hoạch điện hạt nhân. Ngoài khu vực thuộc El Dabaa đã được chọn, nước này đã ký kết thỏa thuận khác với Rosatom để xây dựng thêm một nhà máy điện hạt nhân, trong đó công ty của Nga sẽ chi trả 80% chi phí.

Một trong những thách thức lớn nhất để phát triển điện hạt nhân ở châu Phi là vấn đề tài chính. Có hai phương pháp có thể giải quyết khó khăn này.

Thứ nhất, sử dụng phương pháp tiếp cận thông thường về các mối quan hệ đối tác giữa các cường quốc năng lượng hạt nhân và những nước đang hoặc sẽ có nhu cầu điện hạt nhân.

Các nước châu Phi cũng có thể xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nhỏ hơn thay vì các lò phản ứng thông thường cỡ lớn như hiện nay.

Để giảm bớt gánh nặng chi phí, việc xây dựng các nhà máy nhỏ hơn này vẫn có thể được triển khai theo các giai đoạn như trong những thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân lớn.

Thứ hai, gánh nặng chi phí cũng có thể được chia sẻ thông qua quan hệ đối tác về năng lượng hạt nhân.

Chẳng hạn, cần xem xét lại các kế hoạch phát triển năng lượng thuộc khung "Quan hệ đối tác năng lượng Âu-Phi" (AEEP 2020) vốn nhằm thúc đẩy an ninh và mức độ sử dụng điện ở châu Phi và châu Âu.

Hiện tại, dù là nguồn phát thải carbon thấp, cũng như nguồn năng lượng tái tạo một phần nhưng năng lượng hạt nhân không nằm trong các mục tiêu AEEP 2020.

3/ Các bước tiếp theo là gì?

Để thúc đẩy năng lượng hạt nhân tại châu Phi, chính phủ các nước cần thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ và tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển điện hạt nhân như đưa ra các kế hoạch hành động đồng bộ, các quy định an toàn thích hợp và tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn quốc tế đồng thời cũng cần huy động nguồn lực nhà nước, tư nhân và đóng góp cổ phần đối với phát triển điện hạt nhân.

Ngoài ra, các nước cần nâng cao nhận thức của người dân về những tiến bộ hiện đại, mới nhất trong sản xuất điện hạt nhân để hạn chế những quan ngại về mức độ an toàn của nguồn năng lượng này.

NGUỒN: TTXVN/THECONVERSATION