» Nhận định - Dự báo
Vai trò của Hoa Kỳ trên thị trường năng lượng đang thay đổi thế nào?
09:52 |02/03/2018
-
Vai trò của Hoa Kỳ trên thị trường dầu lửa toàn cầu đã có sự thay đổi lớn trong năm 2017. Với sản lượng dầu đá phiến liên tục tăng, quốc gia này ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào một số nguồn dầu nhập khẩu truyền thống.
Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng
Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và vấn đề đặt ra
Cùng với đó, xuất khẩu dầu thô, xăng, cùng các sản phẩm lọc hóa dầu khác của Mỹ tăng cao kỷ lục - hãng tin Bloomberg cho hay.
Mỹ đã vượt qua Saudi Arabia về sản lượng khai thác dầu thô vào cuối năm 2017 và hiện đang đe dọa soán ngôi nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới của Nga. Trong số liệu điều chỉnh công bố ngày 28/2, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu tháng 11/2017 của Mỹ đạt 10,057 triệu thùng/ngày, mức cao chưa từng có trong lịch sử.
Sản lượng dầu thô của Mỹ qua các năm (đơn vị: triệu thùng/ngày) - Nguồn: EIA/Bloomberg.
Cuối năm ngoái, khi giá dầu thế giới tiến về phía mốc 60 USD/thùng, các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ càng đẩy mạnh hoạt động.
Trong bối cảnh đó, Saudi Arabia và Venezuela - hai nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vốn là nguồn cung cấp dầu hàng đầu cho Mỹ - chứng khiến lượng dầu xuất khẩu sang Mỹ giảm sút.
Nhập khẩu dầu của Mỹ từ Iraq, Venezuela và Saudi Arabia qua các năm (đơn vị: nghìn thùng/ngày) - Nguồn: EIA/Bloomberg.
Đối với Saudi Arabia, việc giảm xuất khẩu dầu sang Mỹ là một sự lựa chọn, bởi nước này đang cùng các thành viên OPEC khác và một số đối tác gồm Nga cắt giảm sản lượng nhằm giảm tình trạng dư thừa nguồn cung, hỗ trợ giá dầu. Trong khi đó, đối với Venezuela, lượng dầu xuất khẩu sang Mỹ giảm một phần do lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với nước này, mặt khác do sản lượng khai thác dầu giảm sút trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - chính trị leo thang.
Tuy vậy, nhập khẩu dầu của Mỹ từ Iraq lại tăng mạnh, giúp duy trì tổng lượng dầu mà Mỹ nhập từ OPEC.
Trong năm 2017, xuất khẩu dầu, xăng và các sản phẩm chưng cất của Mỹ đạt mức cao chưa từng thấy. Tháng 12, xuất khẩu các sản phẩm này của Mỹ đạt mức 7,3 triệu thùng/ngày.
Xuất khẩu dầu thô, xăng và các sản phẩm chưng cất của Mỹ qua các năm (đơn vị: triệu thùng/ngày) - Nguồn: EIA/Bloomberg.
Theo dự báo, cỗ máy xuất khẩu dầu của Mỹ sẽ tiếp tục chạy hết tốc lực trong năm 2018. Nhu cầu đối với các sản phẩm lọc hóa dầu có thể tiếp tục tăng lên ở khu vực Mỹ Latin, trong khi các nhà máy lọc dầu tại khu vực này không thể đáp ứng đầy đủ.
Trong một câu chuyện khác cho thấy trật tự thay đổi trên thị trường dầu lửa, hãng tin Bloomberg cho biết, gần đây, Mỹ đã xuất khẩu một số lô dầu thô sang vùng Vịnh, cụ thể là sang Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) - nước xuất khẩu dầu lớn thứ tư trong OPEC.
Nguồn thạo tin tiết lộ lô dầu mà UAE mua của Mỹ nói trên thuộc loại khí ngưng (condensate), một loại dầu thô rất nhẹ, được chuộng hơn các loại dầu của Trung Đông, bởi chất lượng của loại dầu cần thiết đối với các nhà máy lọc hóa dầu của UAE.
Lệnh hạn chế xuất khẩu dầu đã được Mỹ dỡ bỏ vào năm 2015 sau nhiều thập kỷ áp dụng. Hiện nay, dầu Mỹ đang được bán tới nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có cả Trung Quốc và Anh.
NGUỒN: VNECONOMY/ BLOOBERG
Các bài mới đăng
- Phân tích về sự cố điện ở Texas Hoa Kỳ (23/02)
- Tích hợp điện mặt trời vào lưới điện [Kỳ cuối]: Giải pháp khắc phục các ảnh hưởng (23/02)
- Tích hợp điện mặt trời vào lưới điện [Kỳ 1]: Các ảnh hưởng trên lưới điện (18/02)
- Phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam [Kỳ cuối]: Việt Nam cần làm gì? (17/02)
- Tại sao Việt Nam nên phát triển điện gió ngoài khơi? (01/02)
- Dự báo sản lượng, nhu cầu và giá dầu - khí thế giới trong năm 2021 (26/01)
- Cách mạng năng lượng sạch đầy tham vọng của Joe Biden (21/01)
- Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực dầu khí (14/01)
- Các con số trong ‘Thống kê năng lượng Việt Nam 2019’ nói lên điều gì? (13/01)
- Phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam [Kỳ 1]: Giới thiệu tổng quan (12/01)
Các bài đã đăng:
- Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng (28/02)
- Hoàn thiện công cụ quản lý năng lượng bằng quy hoạch (26/02)
- Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và vấn đề đặt ra (21/02)
- Năng lượng Việt Nam trong lộ trình đổi mới tổng thể (05/02)
- Cuộc chiến năng lượng Nga - Mỹ: Cơ hội chia đôi (30/01)
- Tô thắm sắc xuân Năng lượng Việt Nam (24/01)
- Hướng tới thị trường điện ASEAN hợp nhất (22/01)
- Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ cuối] (22/01)
- Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ 2] (15/01)
- Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ 1] (12/01)