Năng lượng mới - Tái tạo
Việt Nam nhận hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân
08:59 |25/11/2014
-
Ngày 24/11, Trường Đại học Đà Lạt đã tiếp nhận hệ thống thiết bị mô phỏng lò phản ứng hạt nhân thời gian thực OPR1000 Core Simulator (CoSi) do Hàn Quốc tài trợ.
Việt Nam đã có hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân
Thiết bị này có trị giá 500.000 USD do Tập đoàn Thủy điện - Điện Hạt nhân Hàn Quốc (CRI-KHNP) cùng một số cơ quan, đơn vị của Hàn Quốc tài trợ.
Hệ thống thiết bị này đã được CRI-KHNP đầu tư nghiên cứu với chi phí lên đến 2 triệu USD, nhằm mô phỏng tính toán các thông số thực của lò phản ứng OPR 1000; cung cấp, dự báo những sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của lò.
Trường Đại học Đà Lạt sẽ dùng thiết bị này để sinh viên thực nghiệm mô phỏng tại phòng thí nghiệm công nghệ hạt nhân của trường trước khi tham gia các hoạt động thực tế tại Lò phản ứng hạt nhân (Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt).
Đây là hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân thời gian thực đầu tiên có mặt tại một trường đại học của Việt Nam.
Cùng ngày, tại Đà Lạt, Hiệp hội kỹ thuật hạt nhân Hàn Quốc (KNA), CRI-KHNP và Đại học Hangyang (Hàn Quốc) đã phối hợp với Trường Đại học Đà Lạt tổ chức hội thảo phát triển nguồn năng lượng hạt nhân cho Việt Nam, với sự tham gia của hàng chục chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hạt nhân đến từ Hàn Quốc.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực năng lượng nguyên tử của Hàn Quốc; chương trình mẫu phát triển nhân lực cho năng lượng nguyên tử của Việt Nam; đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra các thiết bị về năng lượng nguyên tử; kinh nghiệm về nội địa hóa công nghệ nhà máy điện hạt nhân…
Ngoài ra, các chuyên gia của Tập đoàn Thủy điện-Điện hạt nhân Hàn Quốc cũng đã trình bày khái quát quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân, từ công tác khảo sát, đánh giá tác động môi trường cho đến khi xây dựng và hoàn thành.
NangluongVietnam.vn
Các bài mới đăng
- Ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy điện mặt trời Sê San 4 (13/12)
- Bổ sung 30MW điện gió ở vùng núi phía Tây Quảng Trị (11/12)
- Thông tin mới nhất về dự án ThangLong Wind (06/12)
- Giải quyết vấn đề chồng lấn quy hoạch điện tái tạo và titan ở Bình Thuận (06/12)
- Biến đổi khí hậu và ‘giấc mơ 100% năng lượng tái tạo’ (03/12)
- Quảng Bình đồng ý chủ trương khảo sát dự án điện gió Kim Ngân (02/12)
- Chuẩn bị đo gió tại huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quảng Bình) (02/12)
- Khởi công xây dựng dự án điện gió đầu tiên ở Gia Lai (30/11)
- Tua bin gió trên đất liền công suất lớn nhất Việt Nam phát điện (29/11)
- PTC3 tiết kiệm chi phí từ dùng điện mặt trời trên mái nhà (27/11)
Các bài đã đăng:
- Khởi động dự án phong điện tại Tây Nguyên (24/11)
- Phát triển hạ tầng điện hạt nhân theo yêu cầu của IAEA (21/11)
- Điện hạt nhân: Việt Nam thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp (20/11)
- Điện hạt nhân Ninh Thuận 1: Sẽ thu hồi nhiên liệu đã sử dụng (20/11)
- "Nội địa hóa xây dựng nhà máy điện hạt nhân lên đến 40%" (19/11)
- Khai mạc Atomex Asia 2014 (19/11)
- IAEA ưu tiên hỗ trợ Việt Nam phát triển điện hạt nhân (18/11)
- Nga hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (17/11)
- An toàn và chất thải phóng xạ: Hai thách thức phát triển điện hạt nhân (15/11)
- IAEA đánh giá cơ sở hạ tầng hạt nhân tích hợp Việt Nam (13/11)