» Năng lượng nguyên tử
Thảm họa Fukushima và bài học an toàn điện hạt nhân Mỹ
15:33 |25/07/2014
-
Các nhà máy điện hạt nhân Mỹ cần phải chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó với những thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần và lũ lụt! Đây là nhận định của bản báo cáo mang tên "Các bài học được rút ra từ thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima để cải thiện độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân Mỹ" do Viện khoa học quốc gia, một tổ chức phi chính phủ gồm các chuyên gia hàng đầu chuyên đưa ra các khuyến nghị về khoa học và chính sách, thực hiện theo sự phân công của Quốc hội Mỹ.
Tháo dỡ các thanh nhiên liệu urani và plutoni tại lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima ngày 18/11/2013.
Các tác giả của báo cáo trên cho rằng cách tiếp cận hiện nay đối với vấn đề quy định an toàn hạt nhân không phù hợp để ngăn chặn các tai nạn hạt nhân và giảm các hậu quả của nó.
Theo họ, đến nay, các quy định về an toàn hạt nhân của Mỹ vẫn dựa trên việc đảm bảo các nhà máy điện hạt nhân có thể xử lý được các sự cố về trang thiết bị, mất điện và các trục trặc khác liên quan đến hoạt động vận hành của nhà máy - nói cách khác là các sự cố liên quan đến thiết kế.
Tuy nhiên, quá khứ cho thấy các tai nạn hạt nhân lớn nhất, như vụ tai nạn tại nhà máy điện Fukushima của Nhật Bản và vụ Chernobyl ở Nga, đều xuất phát từ những sự cố nằm ngoài thiết kế. Các sự cố đó - bao gồm các thảm họa thiên nhiên, lỗi của con người và mất điện - có thể gây ảnh hưởng tới cả một khu vực địa lý rộng lớn và lan ra nhiều nhà máy khác.
Đơn cử như thảm họa động đất sóng thần tháng 3/2011 tại Nhật Bản đã làm ba lò phản ứng hạt nhân thiệt hại nặng nề, thải ra một lượng phóng xạ lớn, buộc nhà chức trách Nhật Bản phải tiến hành sơ tán dân cư và dẫn đến đóng cửa toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản.
Các nhà khoa học đề nghị các nhà máy điện hạt nhân và các nhà hoạch định chính sách cho lĩnh vực hạt nhân Mỹ nghiên cứu những dữ liệu khoa học mới nhất về rủi ro và dựa vào đó để điều chỉnh kế hoạch.
Theo họ, các nhà máy hạt nhân cần chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống phản ứng với một thảm họa thiên nhiên lớn có thể phá hỏng kết cấu hạ tầng và giải phóng một lượng lớn chất phóng xạ ra môi trường ngoài phạm vi 16km của vùng quy hoạch khẩn cấp.
Ngoài ra, báo cáo cũng khuyến nghị các nhà máy hạt nhân nên kiểm tra các kế hoạch khẩn cấp đối với các nguồn điện dự phòng, các hệ thống an toàn giám sát lò phản ứng và các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng. Báo cáo đề xuất nâng cao việc đào tạo đối với những người điều hành các nhà máy hạt nhân, những người cần phải có khả năng đối phó với các thảm họa bất ngờ. Báo cáo còn kêu gọi chính phủ đưa các khái niệm rủi ro mới vào các quy định an toàn hạt nhân.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh nguy cơ từ các thảm họa thiên nhiên không hẳn sẽ nghiêm trọng hơn trước, song nay các chuyên gia cần nhận thức rõ ràng hơn về những tác động tiềm tàng của chúng để đưa ra những biện pháp đối phó và xử lý kịp thời.
Hiện tại, nước Mỹ có tổng cộng 100 nhà máy điện hạt nhân và Ủy ban Hoạch định Hạt nhân Mỹ là cơ quan giám sát an toàn của các nhà máy này.
Mỹ thông qua thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Kinh nghiệm và thách thức
Nguồn: TTXVN/ AFP
Các bài mới đăng
- Biến đổi khí hậu và ‘giấc mơ 100% năng lượng tái tạo’ (03/12)
- Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’ (21/11)
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
- Quy định lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (17/05)
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh (09/03)
Các bài đã đăng:
- Mở rộng hướng đào tạo nhân lực điện hạt nhân Việt Nam (24/07)
- Mỹ thông qua thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam (23/07)
- Phổ biến kiến thức cơ bản về tuyên truyền điện hạt nhân (23/07)
- Nhật Bản nỗ lực tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân (18/07)
- Giải pháp đẩy nhanh tiến độ đào tạo nhân lực điện hạt nhân (04/07)
- Chương trình đào tạo chuyên gia điện hạt nhân Việt Nam (04/07)
- Phát triển điện hạt nhân: Kinh nghiệm và thách thức (27/06)
- Thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam góp phần tạo việc làm cho Mỹ (20/06)
- Việt Nam tham dự ATOMEXPO 2014 tại Liên bang Nga (14/06)
- Địa điểm xây dựng NMĐHN: "Cần thêm các nghiên cứu bổ sung" (13/06)
Các bài đã đăng:
- Xu hướng phát triển mới của điện hạt nhân trên thế giới (11/07)
- Khởi công dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam (08/06)
- Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (08/05)
- Vai trò điện hạt nhân trong nền kinh tế Nhật Bản (15/08)
- Bổ sung Dự án năng lượng sạch Rừng Xanh vào Quy hoạch điện (04/08)
- Nơi trao đổi các nghiên cứu, ứng dụng về công nghệ hạt nhân (27/07)
- Điện hạt nhân đạt công suất cao nhất trong lịch sử (06/07)
- Vì sao Việt Nam cần một lò phản ứng nghiên cứu mới? (05/07)
- Việt Nam - Nga tiếp tục hợp tác về năng lượng nguyên tử (30/06)
- Sinh viên Việt Nam hoàn thành thực tập điện hạt nhân tại Nga (05/05)