RSS Feed for Việt Nam đóng góp tích cực trong an ninh hạt nhân toàn cầu | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 17:09
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Việt Nam đóng góp tích cực trong an ninh hạt nhân toàn cầu

 - Theo TTXVN, chiều 25/3 (theo giờ Việt Nam), tại La Haye (Hà Lan), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba, với sự tham dự của 53 quốc gia và 5 tổ chức quốc tế, trong đó có gần 40 lãnh đạo cấp cao, bao gồm nguyên thủ các cường quốc hạt nhân thế giới.

>> Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân La Haye

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhận thức trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an ninh hạt nhân là của từng quốc gia. Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp về an ninh hạt nhân, bảo đảm kiểm soát an ninh hầu hết các nguồn phóng xạ cường độ cao, bắt đầu triển khai các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu nguồn phóng xạ tại một số sân bay và cảng biển, đào tạo đội ngũ cán bộ và xây dựng văn hóa an ninh cho các cơ quan có liên quan, đồng thời tích cực tham gia các công cụ pháp lý và các sáng kiến quốc tế có liên quan đến an ninh hạt nhân. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò trung tâm của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong cấu trúc an ninh hạt nhân quốc tế. Việt Nam đã đóng góp tích cực vào các hoạt động của IAEA, cũng như đã sử dụng hiệu quả các trợ giúp của IAEA về an ninh hạt nhân. 

Trên cương vị thành viên và là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2013-2014, Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình để cùng các đối tác đóng góp tích cực cho việc bảo đảm an ninh hạt nhân trên toàn cầu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân là mục tiêu chung nhân loại đang hướng tới. Cùng với việc khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp tự nguyện phù hợp với khả năng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các nước cần có những chương trình, giải pháp cụ thể và phù hợp để hỗ trợ các nước đang phát triển trong lĩnh vực này và tiếp tục tăng cường vai trò của các thể chế đa phương, đặc biệt là IAEA, Liên Hợp Quốc.

Nguồn: TTXVN/ Nydailynews

SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Đâu là sự khác biệt giữa Crimea và Kosovo?
"Canh bạc" toàn cầu của Hoa Kỳ đang thu nhỏ
Người Nga đang nghĩ gì về Tổng thống Putin?
Nguồn gốc của "căn bệnh Thái Lan"
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của người "vú em"
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động