‘Điện hạt nhân sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính’
23:33 | 23/06/2013
>> Nhật Bản phê chuẩn bộ quy tắc mới về điện hạt nhân
>> Điện hạt nhân: Nguy hiểm thực tế, hay tưởng tượng?
>> IAEA dự đoán điện hạt nhân sẽ tăng ít nhất 20% năm 2030
>> Nga đang chế tạo các lò phản ứng thế hệ mới
Hai nhà khoa học là Pushker A.Kharecha và James E. Hansen đã nhận định rằng, điện hạt nhân có khả năng giúp kiểm soát sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu, cũng như các căn bệnh và cái chết có liên quan tới ô nhiễm không khí. Họ đã luận giải rằng khả năng này là có thực, bất chấp những nghi vấn đang được đặt ra đối với vấn đề an toàn, vấn đề thải loại chất thải phóng xạ và chuyển đổi vật liệu hạt nhân để sử dụng cho vũ khí. Những mối lo ngại nảy sinh từ tai nạn Fukushima tại Nhật Bản dường như đã làm lu mờ đi những lợi ích của điện hạt nhân, và hai nhà khoa học này đã thực hiện phân tích về những lợi ích mà điện hạt nhân đã mang lại trong việc giảm thiểu lượng phát thải khí cacbon dioxit và những ca tử vong do ô nhiễm khí.
Nghiên cứu của hai nhà khoa học đã chỉ ra những lợi ích to lớn của điện hạt nhân, dựa trên những tính toán về số ca tử vong và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã ngăn chặn được trong giai đoạn từ năm 1971 đến năm 2009.
Nghiên cứu cũng cho thấy, đến giữa thế kỷ này, điện hạt nhân có thể ngăn chặn thêm từ 420.000 tới 7 triệu người tử vong và tránh được việc phát thải khoảng 80 - 240 tỷ tấn khí nhà kính gây ấm lên toàn cầu.
Hai nhà khoa học này còn đưa ra lưu ý rằng “trái lại, chúng tôi cho rằng việc phát triển sử dụng khí tự nhiên quy mô lớn không có sự kiểm soát sẽ không giải quyết được vấn đề khí hậu mà còn gây ra nhiều cái chết hơn là phát triển điện hạt nhân.”
Ông Kharecha nói thêm rằng, nếu vai trò của điện hạt nhân giảm đi trong vòng 20 tới 30 năm tới, thì theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán, chúng ta cần phải đạt được những “thành tựu mang tính đột phá” trong việc sử dụng các công nghệ phát thải cacbon thấp mới có thể đạt được mục tiêu cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính, nhằm làm giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu. Công nghệ vừa được đề cập này hiện cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Nước mắt bao giờ cũng mặn...
Trung Quốc: Bạn hay thù của nước Mỹ?
Nước cờ khôn ngoan, bản lĩnh của Nhật ở châu Á
Vận mệnh quốc gia và lòng tự trọng...
Nguồn: vinatom/ ScienceDaily.com