RSS Feed for Trung Quốc lại gây hấn với láng giềng trên các dòng sông | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 07:22
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Trung Quốc lại gây hấn với láng giềng trên các dòng sông

 - Chính sự thiếu minh bạch từ hoạt động xây đập thủy điện của Trung Quốc như trên đã gây ra hàng loạt các trận lũ quét trong giai đoạn 2000-2005 tàn phá các bang Himachal Pradesh và Arunachal Pradesh của Ấn Độ do những lần xả nước không thông báo từ các đập thủy điện.

>> Hạ nguồn Mekong, phụ thuộc vào 'ông lớn' thượng nguồn
>> Ấn Độ phản đối Trung Quốc xây thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo

Chính phủ Trung Quốc mới đây vừa quyết định xây một loạt đập thủy điện mới trên các con sông chảy qua biên giới nhiều nước láng giềng. Điều này có nguy cơ làm vẩn đục các mối quan hệ liên ven sông ở châu Á và khiến cho việc hợp tác và chia sẻ nguồn nước trên cơ sở các quy định pháp luật càng trở nên khó khăn hơn.

Châu Á, chứ không phải châu Phi, mới là lục địa khô hạn nhất thế giới. Trung Quốc, quốc gia vốn đang sở hữu số lượng đập lớn nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại, đang nổi lên trở thành trở lực chính cho quá trình xây dựng cơ chế hợp tác đối với các nguồn tài nguyên nước chung. Đi ngược lại với các hiệp định nguồn nước song phương giữa nhiều nước láng giềng, Trung Quốc phản đối quan điểm về một thỏa thuận chia sẻ nguồn nước hay về việc cùng nhau quản lý theo pháp luật các tài nguyên chung.

Ảnh hưởng dài hạn của chương trình xây đập tại Trung Quốc đặc biệt sâu sắc đối với Ấn Độ bởi một số con sông lớn của Ấn Độ đều chảy từ Cao nguyên Tây Tạng xuống phía nam vào nước này. Theo dữ liệu của Liên hợp quốc (LHQ), chỉ riêng lưu lượng nước chảy qua biên giới hằng năm của sông Brahmaputra đã lớn hơn lưu lượng cộng lại của 3 con sông chảy từ Tây Tạng xuống Đông Nam Á - là sông Mekong, sông Salween và sông Irrawaddy.

Ấn Độ đã ký các hiệp định chia sẻ nguồn nước với cả các quốc gia nằm ở hạ lưu các con sông chảy qua Ấn Độ: hiệp định Indus với Pakistan đảm bảo dòng chảy xuyên biên giới lớn nhất thế giới này khỏi bất kỳ cơ chế điều ước quốc tế nào, trong khi hiệp định Ganges đặt ra một nguyên tắc mới trong luật nguồn nước quốc tế bằng cách đảm bảo cho Bangladesh một sự chia sẻ bình đẳng hạ lưu dòng chảy trong mùa khô.

Trái ngược với đó, Trung Quốc không hề ký một hiệp định chia sẻ nguồn nước nào với các nước láng giềng.

Trung Quốc đang có hơn chục con đập trên lưu vực sông Brahmaputra và một đập thủy điện trên mỗi sông Indus và Sutlej. Trên Brahmaputra, Trung Quốc đang sắp hoàn thiện một đập và vừa khởi công xây dựng thêm 3 đập nữa.

Đa số các con sông quốc tế của châu Á đều bắt nguồn từ các khu vực lãnh thổ mà Trung Quốc sáp nhập sau năm 1949. Đơn cử, Cao nguyên Tây Tạng rộng lớn là kho lưu trữ nước ngọt lớn nhất thế giới và là ngọn nguồn của nhiều con sông lớn nhất châu Á, bảo gồm cả các sông là huyết mạch của Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á. Các vùng đất của các dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc cũng là nơi thượng nguồn của nhiều con sông khác như Irtysh, Illy và Amur, chảy qua Nga và khu vực Trung Á.

Chương trình xây đập của Trung Quốc đang diễn ra theo mô thức đã định hình từ lâu trên các con sông quốc tế, như sông Mekong, sông Salween và Brahmaputra: trước tiên xây các đập quy mô khiêm tốn trên những khúc sông khó khăn trên cùng, và sau đó xây dựng những đập lớn hơn ở những đoạn giữa sông nơi sông bắt đầu quy tụ nhiều nước và xung lượng nước mạnh hơn, trước khi tiến hành xây dựng các siêu đập ở khu vực biên giới tiếp giáp với nước khác.

Điển hình là một loạt các siêu đập thủy điện trên sông Mekong đặt tại khu vực ngay trước khi con sông chảy vào Đông Nam Á lục địa. Các kỹ sư Trung Quốc đã xây dựng 6 đập khổng lồ trên sông Mekong, bao gồm đập Tiểu Loan với công suất 4.200 MW, và chiều cao cao hơn cả Tháp Eiffel của Paris, và đập Noa Trác Độ, với tổ máy đầu tiên bắt đầu cung cấp điện từ tháng 8 năm ngoái. Ít nhất 4 đập nữa đang trong kế hoạch xây dựng tại khu vực biên giới này.

Đa số các dự án đập thủy điện mới vừa được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố tập trung tại khu vực phía tây nam với hoạt động địa chấn mạnh, bao gồm nhiều vùng của cao Cao nguyên Tây Tạng. Việc tái khởi động xây dựng đập thủy điện trên sông Salween sau lệnh tạm ngừng 8 năm đang theo một tiền lệ trên các hệ thống sông khác - Bắc Kinh tạm thời đình chỉ một dự án xây dựng gây nhiều tranh cãi sau những làn sóng biểu tình lớn và khi mọi chuyện lắng xuống, lại tiếp tục khởi động lại chính dự án đó.

Trên thực tế, theo một báo cáo năm 2008 của Tạp chí Time, việc xây móng cho 4 đập thủy điện trên sông Salween vẫn diễn ra trong thời kỳ tạm ngừng xây dựng khi được phân loại lại thành các dự án giao thông.

Salween - con sông với dòng chảy tự do khá mạnh cuối cùng của châu Á - chảy qua những hẻm núi sâu, hùng vĩ, đỉnh núi đóng băng và các núi đá vôi trên đường qua Myanmar và chạy dọc biên giới Thái Lan trước khi đổ vào biển Andaman. Vùng thượng nguồn con sông là nơ cư trú của 16 dân tộc thiểu số Trung Quốc, bao gồm cả bộ tộc Derung. Là một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất thế giới, khu vực này có hơn 5.000 loài thực vật và gần một nửa số loài động vật của Trung Quốc.

Quyết định chính thức dỡ bỏ lệnh cấm và xây dựng thêm 5 đập trên sông này - lễ khởi công diễn ra ngay lập tức tại đập Songta, khu vực thượng nguồn xa nhất ở Tây Tạng - sẽ gây đe dọa đến đa dạng sinh học của khu vực và có thể làm biến mất các bộ lạc thổ dân có nguy cơ tuyệt chủng. Chưa kể đến là nguy cơ chiều cao của các hồ chứa khổng lồ mới có thể làm tăng thêm bất ổn địa chấn trong một khu vực vốn đã hay xảy ra động đất.

Ấn Độ có lẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hoạt động xây đập và "thao túng" nguồn nước của Trung Quốc trên các dòng chảy xuyên biên giới. Lý do là Ấn Độ nhận gần một nửa lượng nước sông chảy từ lãnh thổ Trung Quốc. Theo số liệu của LHQ, trong tổng dòng chảy mặt nước 718 tỷ m3 ra khỏi biên giới Trung Quốc hàng năm, thì có tới 347 tỷ m3 (tương đương 48,33%) chảy trực tiếp vào Ấn Độ.

Trung Quốc đang có hơn chục con đập trên lưu vực sông Brahmaputra và một đập thủy điện trên mỗi sông Indus và Sutlej. Trên Brahmaputra, Trung Quốc đang sắp hoàn thiện một đập và vừa khởi công xây dựng thêm 3 đập nữa. Hai dự án đập khác trong tổ hợp sắp được xây dựng trước khi chuyển lên khu vực biên giới dồi dào nước hơn, nơi dòng sông uốn khúc và đổ vào Ấn Độ.

Trong khi các dự án mới công bố trên sông Salween và Mekong đều là các siêu đập thủy điện với hồ chứa cỡ lớn, Trung Quốc khẳng định đập xây dựng trên xông Brahmaputra chỉ bao gồm các tổ máy nhỏ chạy nước sông - loại sản xuất điện mà không cần hồ dự trữ và thay vào đó chỉ sử dụng dòng chảy tự nhiên của con sông và chênh lệch độ cao.

Nhưng không giống như Ấn Độ với Pakistan or Bangladesh, Bắc Kinh không sẵn sàng chia sẻ với New Delhi thiết kế kỹ thuật hay cho phép giám sát tại chỗ.

Các dự án tương đối lớn của Trung Quốc tại Dagu, Jiexu và Zangmu trên sông Brahmaputra trên thực tế hoàn toàn có khả năng chứa nước. Chính sự thiếu minh bạch từ hoạt động xây đập thủy điện của Trung Quốc như trên đã gây ra hàng loạt các trận lũ quét trong giai đoạn 2000-2005 tàn phá các bang Himachal Pradesh và Arunachal Pradesh của Ấn Độ do những lần xả nước không thông báo từ các đập thủy điện.

Châu Á sẽ đứng trước một tương lai nóng bức và khô hạn hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên. Thách thức nguồn nước với lục địa này càng thêm khó giải quyết bởi hoạt động tiêu dùng gia tăng, các phương pháp thủy lợi thiếu bền vững, công nghiệp hóa nhanh, ô nhiễm và suy thoái môi trường và những thay đổi địa chính trị.

Nếu châu Á muốn ngăn chặn những cuộc chiến tranh nguồn nước, họ cần phải xây dựng cơ chế hợp tác được thể chế hóa tại các lưu vực xuyên biên giới với sự tham gia của tất cả các quốc gia láng giềng ven sông. Nếu một nước ven sông lớn từ chối tham gia, một sự dàn sếp như ở lưu vực Mekong sẽ là vô hiệu quả.

Những hiệp định này phải tập trung vào các vấn đề minh bạch, luồng thông tin liên tục, chia sẻ bình đẳng, giải quyết tranh chấp, kiểm soát ô nhiễm và cam kết rút lại các dự án có thể phá hủy trên thực tế các dòng chảy xuyên biên giới. Các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế, như trong hiệp định Indus, giúp hạn chế rủi ro từ các vấn đề nguồn nước có thể leo thang thành xung đột.

Trung Quốc - với các nguồn tài nguyên nước xuyên quốc gia của châu Á trong tay và có tới hơn nửa trong số 50.000 đập thủy điện lớn trên thế giới - đã lợi dụng việc kiểm soát và thao túng dòng chảy của các con sông và biến nó thành một công cụ gia tăng sức mạnh và phát triển kinh tế. Trừ khi nước này đóng vai trò lãnh đạo phát triển một hệ thống dựa trên pháp luật, nếu không rất khó có thể ngăn chặn các rủi ro an ninh nảy sinh từ tranh chấp nguồn nước tại châu Á biến thành xung đột thực sự.

Brahma Chellaney là tác giả cuốn Water: Asia's New Battleground (Nguồn nước: Chiến trường mới ở châu Á, NXB ĐH Georgetown, 2011).

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Trung - Nhật đối đầu và bài học 100 năm
Quân đội Trung Quốc mạnh cỡ nào?
Trung Quốc khó có thể bước qua 'lời nguyền' Nhật Bản
Năm 2013: Hoa Đông 'mùa biển lặng'?
Thái Bình Dương: Nổi sóng cồn
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẽ mạnh nhất Đông Nam Á
Bắc Triều sẵn sàng cho 'bước chuyển mình vĩ đại'

Theo Tuanvietnam/ Japantimes

nangluongvietnam.vn/

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động