Năng lượng Việt Nam Online - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "tranh chấp", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên https://nangluongvietnam.vn/

"Hoạt động của PetroVietnam nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam"
09:31 | 24/05/2014
Tại Họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông do Bộ Ngoại giao tổ chức chiều ngày 23/5, ông Đỗ Văn Hậu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) khẳng định, mọi hoạt động dầu khí của Việt Nam đều được thực hiện hoàn toàn trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, được xác định phù hợp với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Trung Quốc lại gây hấn với láng giềng trên các dòng sông
08:25 | 25/02/2013
Chính sự thiếu minh bạch từ hoạt động xây đập thủy điện của Trung Quốc như trên đã gây ra hàng loạt các trận lũ quét trong giai đoạn 2000-2005 tàn phá các bang Himachal Pradesh và Arunachal Pradesh của Ấn Độ do những lần xả nước không thông báo từ các đập thủy điện.

Quan điểm của Ấn Độ về hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông
08:21 | 11/01/2013
Giải quyết tranh chấp Biển Đông sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có muốn làm rõ các tuyên bố của mình và sẵn sàng tham gia đàm phán với các bên khác hay không. Điều này có thể xảy ra khi các kết quả thăm dò dầu khí được hoàn tất trong khoảng 5 năm tới, cho phép Trung Quốc mở không gian cho các quốc gia khác. Ấn Độ đã giữ quan điểm đúng đắn về thăm dò dầu khí trong khu vực và sẽ kiên định lập trường của mình. Điều đó đã gửi đi một tín hiệu đến Trung Quốc rằng họ đang đối đầu với một quốc gia có thể chống lại Trung Quốc vì lợi ích năng lượng của mình. Cho tới nay, tất cả các bên tranh chấp đều đang chờ đợi xem Trung Quốc sẽ làm rõ các tuyên bố của mình ra sao.

'Ấn Độ đang hợp tác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam'
08:21 | 07/12/2012
Ngày 5/12, thời báo Ấn Độ cho biết, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Ấn Độ không nên 'đơn phương' theo đuổi các dự án thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố phản đối bất kỳ sự can dự nào của một quốc gia 'ngoài khu vực' vào vùng biển này. Tuy nhiên, Ấn Độ sau đó đã khẳng định lại rằng, các lô dầu khí mà Ấn Độ đang hợp tác với Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam chứ không hề có 'tranh chấp' như Trung Quốc vẫn tuyên bố.

Sau vụ Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02: 'Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ đối tác'
10:03 | 05/12/2012
Đây không phải sự ngẫu nhiên, mà có tính toán kỹ lưỡng. Một lần nữa Trung Quốc chính thức hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lí. Đó là quan điểm của TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ khi đề cập hành động hành động tàu đánh cá Trung Quốc làm đứt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 (thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN) ngày 30/11.

Cơn khát năng lượng Trung Quốc: Nguyên nhân những cuộc đụng độ trên Biển Đông
17:09 | 22/11/2012
Các nhà phân tích tin rằng, sẽ có thể còn xuất hiện nhiều những cuộc đụng độ hơn nữa trên Biển Đông. Vậy, dẩu lửa có phải là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chủ quyền biển đảo?

Thế giới, đâu là 'điểm nóng' xung đột năng lượng?
08:19 | 05/11/2012
Trong thế giới 'dầu sôi lửa bỏng' hiện nay, một biến động tình cờ ở một địa điểm giàu năng lượng nào đó cũng đủ làm cả khu vực lên cơn sốt, gây đau thương tang tóc, giá dầu tăng vọt, và kinh tế toàn cầu lâm nguy. Thực vậy, với cầu năng lượng ngày một lên cao, cung năng lượng ngày một cạn kiệt, trong thực tế, nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên địa - năng lượng. Trong đó, những tranh chấp các tài nguyên khan hiếm đang che mờ mọi sinh hoạt khác trên thế giới.

Tranh giành dầu mỏ Trung - Mỹ - Nhật: Ai chiếm lợi?
05:00 | 31/07/2012
Trước năm 1993, Trung Quốc luôn tự túc được nhu cầu dầu mỏ trong nước, nhưng sau đó quốc gia này trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Từ năm 2002 đến nay, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành quốc gia nhập khẩu dầu mỏ đứng thứ hai thế giới và cũng là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Trước sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế, Trung Quốc đang ngày càng “khát dầu”. NangluongVietnam.vn xin giới thiệu bài bình luận về cuộc cạnh tranh dầu mỏ của Trung Quốc với 2 cường quốc có mức tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới và cũng là hai đối thủ cạnh tranh chính với Trung Quốc là Nhật Bản và Mỹ của các tác giả: Ngô Chí Nguyện, Nguyễn Tú Hoa (Viện Quan hệ Quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

“Cần một công ước để đảm bảo hoà bình trên Biển Đông”
06:00 | 02/07/2012
Tiến sĩ Lê Minh Phiếu, tốt nghiệp tại Đại học Montesquieu, Bordeaux IV (Pháp), một chuyên gia nghiên cứu về những tranh chấp pháp lý trên Biển Đông, đồng thời là thành viên quỹ Nghiên cứu vì Biển Đông, nói rằng “đây là một bước đi mới bất chấp pháp lý, rất hung bạo và trắng trợn của Trung Quốc trong quá trình bành trướng trên Biển Đông”.

CNOOC chỉ là “cái loa” của Trung Quốc
22:05 | 30/06/2012
Tờ Wall Street Journal cho rằng: Bắc Kinh đang dùng “cái loa CNOOC” để phát đi thông điệp và thử xem Trung Quốc có thể đi xa tới đâu trong tranh chấp ở Biển Đông.

Thượng nghị sĩ Mỹ: Mời thầu ở biển Đông là “hành động khiêu khích”
02:00 | 30/06/2012
Bình luận về Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam trên Biển Đông, Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman cho rằng: Đây là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ!