RSS Feed for dòng chảy Thứ năm 25/04/2024 18:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Ý kiến của Bộ TN&MT về quy trình vận hành liên hồ trên sông Vu Gia

Ý kiến của Bộ TN&MT về quy trình vận hành liên hồ trên sông Vu Gia

Ngày 11 tháng 02 năm 2014, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh đăng bài "Đà Nẵng dọa kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường" nêu ý kiến của ông Huỳnh Vạn Thắng về việc sử dụng giá trị mực nước 2,53m tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa trên sông Vu Gia làm cơ sở vận hành được quy định trong Dự thảo Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 là vi phạm nghiêm trọng Luật Tài nguyên nước, xâm hại lợi ích của người dân vùng hạ du thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Ngày 13/2, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có Công văn số: 77 /TNN-LVS phản hồi như sau:
Gánh nặng lịch sử của chính quyền Putin về chính sách năng lượng

Gánh nặng lịch sử của chính quyền Putin về chính sách năng lượng

Kremlin đã thiết kế hệ thống an ninh năng lượng như một nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với an ninh quốc gia, đặc biệt là kể từ khi có những thay đổi gần đây trong khuynh hướng quốc tế và nội địa khiến người ta nghi vấn về sức mạnh tiếp theo của ngành năng lượng nước này. Lĩnh vực năng lượng đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình lịch sử của Nga. Điều khiển các chu kỳ biến thiên này được đặt vào trung tâm của chính sách đối nội và đối ngoại của Nga từ thời Sa Hoàng. Gánh nặng lịch sử đó giờ đây đang đè lên vai chế độ của Tổng thống Vladimir Putin...
Nhật ký Năng lượng: "Quyền lực thượng nguồn"

Nhật ký Năng lượng: "Quyền lực thượng nguồn"

Thủy điện từ xưa đến nay vẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi hiệu quả kinh tế mang lại luôn nổi trội hơn so với các nguồn điện sử dụng từ than, dầu-khí và các dạng năng lượng tái tạo khác... Mặc dù các nhà khoa học luôn cảnh báo cho các quốc gia về những nguy hại của việc phát triển thủy điện tràn lan, nhưng lời cảnh báo ấy dường như vẫn nằm ngoài tai của những "ông lớn thượng nguồn", nơi ẩn giấu một hình thái quyền lực mới có thể dẫn tới những cuộc tranh cãi, thậm chí là một cuộc chiến "vô tiền khoáng hậu" với các quốc gia hạ nguồn.
Ai Cập trước thách thức 'đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia'

Ai Cập trước thách thức 'đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia'

Trong những ngày qua, quan hệ giữa Ai Cập và Ethiopia đột ngột trở nên căng thẳng sau khi quốc gia vùng rừng châu Phi này tiến hành chuyển hướng dòng chảy của sông Blue Nile (Nile Xanh) trong khuôn khổ dự án xây dựng đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia, có tổng vốn đầu tư lên tới 4,2 tỷ USD, với công suất 6.000 MW.
Cơ hội và triển vọng phát triển của ngành năng lượng tái tạo Pháp (Kỳ 2)

Cơ hội và triển vọng phát triển của ngành năng lượng tái tạo Pháp (Kỳ 2)

Về triển vọng của việc khai thác hai nguồn năng lượng tái tạo từ biển, gió và dòng chảy ngầm tại Pháp, đã có rất nhiều niềm tin đặt vào tương lai và trên thực tế đã có những thực nghiệm ban đầu... Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại, nếu Pháp không nắm bắt kịp thời cơ hội phát triển thủy lực và điện gió trên đại dương trong thời gian trước mắt, thì sẽ bỏ lỡ cơ hội dành một vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này, sau khi đã bị nhiều nước châu Âu khác vượt qua, như điều đã xảy ra với ngành điện gió trên đất liền.
Cơ hội và triển vọng phát triển của ngành năng lượng tái tạo Pháp (Kỳ 1)

Cơ hội và triển vọng phát triển của ngành năng lượng tái tạo Pháp (Kỳ 1)

Vài năm trở lại đây, ở châu Âu và tại Pháp, việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo từ đại dương đang dần dần hiện ra như một "chân trời mới", có khả năng mang lại những nguồn năng lượng sạch, dần thay thế các loại năng lượng truyền thống... Để tìm hiểu về vấn đề này, NangluongVietnam.vn xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết "Cơ hội và triển vọng phát triển của ngành năng lượng tái tạo Pháp", bài viết được đăng trên Tạp chí Khoa học và Môi trường của Pháp (viet.rfi.fr).
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về ngành năng lượng trong tháng 5

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về ngành năng lượng trong tháng 5

Tháng 5/2013, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ đạo ngành năng lượng Việt Nam, với các nội dung: Ban hành quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện Sê San 4A; Đề nghị phê chuẩn Hiệp định vay cho dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp; Phê duyệt cơ chế tài chính đầu tư lưới điện truyền tải; Phê duyệt danh mục dự án tham gia thị trường phát thải.
Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện (Kỳ 2)

Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện (Kỳ 2)

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, thủy điện cũng có nhiều bất lợi, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái như: giảm thiểu đa dạng sinh học và hiệu quả kinh tế đảo ngược từ việc cải tạo môi trường tự nhiên… Vấn đề là phải làm sao khi đưa ra quyết định xây dựng công trình thủy điện, chúng ta phải cố gắng phát huy tối đa các lợi ích của công trình và giảm thiểu các tác hại của chúng... Điều này có thể thực hiện được nếu chúng ta vận dụng một cách khoa học bài toán đa mục tiêu trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư thủy điện.
Ban hành quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện Sê San 4A

Ban hành quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện Sê San 4A

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Sê San 4A (Quyết định số 707/QĐ-TTg, ngày 9/5/2013).
Đấu tranh đòi ngưng xây đập thủy điện trên sông Nộ

Đấu tranh đòi ngưng xây đập thủy điện trên sông Nộ

Những kiến nghị xây đập ngăn sông Nộ bắt đầu từ năm 2003, khi các quan chức tỉnh Vân Nam lập các kế hoạch xây một tổ hợp thuỷ điện sản xuất nhiều điện hơn cả thuỷ điện Tam Hợp, thuỷ điện lớn nhất thế giới vốn đang gây tranh cãi về môi trường.
Đập thủy điện: Nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu

Đập thủy điện: Nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu

Những tác động xã hội và môi trường do xây dựng, vận hành đập thủy điện, hiện đang nhận được sự quan tâm của giới khoa học và các nhà quản lý trên thế giới cũng như trong nước. Bài viết nhằm làm sáng tỏ mối liên hệ giữa hoạt động kinh tế này với những tác động biến đổi khí hậu (BĐKH). Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị tới các nhà quy hoạch và quản lý cũng như các bên có liên quan cân nhắc về việc phát triển thủy điện trong tương lai.
Trung Quốc lại gây hấn với láng giềng trên các dòng sông

Trung Quốc lại gây hấn với láng giềng trên các dòng sông

Chính sự thiếu minh bạch từ hoạt động xây đập thủy điện của Trung Quốc như trên đã gây ra hàng loạt các trận lũ quét trong giai đoạn 2000-2005 tàn phá các bang Himachal Pradesh và Arunachal Pradesh của Ấn Độ do những lần xả nước không thông báo từ các đập thủy điện.
Hạ nguồn Mekong, phụ thuộc vào 'ông lớn' thượng nguồn

Hạ nguồn Mekong, phụ thuộc vào 'ông lớn' thượng nguồn

Bài toán lượng giá được - mất giữa việc xây đập thủy điện và sự đe dọa an toàn sinh kế cho hàng triệu người đã khiến Ủy hội sông Mê Kông từng nghĩ đến phương án: đề nghị không xây bất cứ thủy điện nào. Nhưng khi tính đến lợi ích kinh tế từ thủy điện và an ninh năng lượng ở hạ nguồn không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào một “ông lớn” trên thượng nguồn.
Xây đập trên sông Mê Kông lấy đi nguồn dinh dưỡng của hàng triệu người

Xây đập trên sông Mê Kông lấy đi nguồn dinh dưỡng của hàng triệu người

Các đập thủy điện được đề xuất xây dựng trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông có thể phá hủy nguồn thủy sản và do đó lấy đi nguồn dinh dưỡng của 60 triệu người dân trong khu vực. Tác động của các con đập này sẽ không chỉ dừng lại đối với dòng chảy Mê Kông, bởi người dân trong khu vực sẽ quay sang phụ thuộc vào nông nghiệp để bù đắp nguồn calo, dinh dưỡng và chất vi lượng từ nguồn lợi thủy sản bị mất đi.
Để dòng điện truyền tải vận hành an toàn trong mưa bão

Để dòng điện truyền tải vận hành an toàn trong mưa bão

Mỗi năm, các tỉnh miền Trung phải gánh chịu bão và áp thấp nhiệt đới, những đợt mưa bão đã gây nhiều thiệt hại rất lớn về người cũng như tài sản của người dân nói chung và những công trình điện của Công ty Truyền tải Điện 2 nói riêng... Đặc biệt, trận cuồng phong, siêu bão Xangsane (ngày 1/10/2006), Ketsana (ngày 28/9/2009) đã làm nhiều công trình bị tê liệt. Nhiều tuyến đường công vụ vào tuyến đường dây, các ngầm tràn, cống thoát nước qua đường dây đã bị mưa lũ gây sạt lở hư hỏng nặng, nhiều tuyến đường dây nằm trong khu vực đồng bằng bị ngập lụt gây rất nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra tuyến… phương tiện vận chuyển không thể vào được, công tác kiểm tra và xử lý đều phải đi bộ.
1 2
Phiên bản di động