RSS Feed for Hạ nguồn Mekong, phụ thuộc vào "ông lớn" thượng nguồn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 17:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hạ nguồn Mekong, phụ thuộc vào 'ông lớn' thượng nguồn

 - Bài toán lượng giá được - mất giữa việc xây đập thủy điện và sự đe dọa an toàn sinh kế cho hàng triệu người đã khiến Ủy hội sông Mê Kông từng nghĩ đến phương án: đề nghị không xây bất cứ thủy điện nào. Nhưng khi tính đến lợi ích kinh tế từ thủy điện và an ninh năng lượng ở hạ nguồn không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào một “ông lớn” trên thượng nguồn.

>> Việt Nam và Campuchia hợp tác nghiên cứu tác động của thủy điện trên sông Mekong
>> Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Mekong - Nhật Bản

TS. Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, Mạng lưới Đối tác vì nước (VNWP) cho biết, mới đây Ủy hội sông Mê Kông (MRC) đã thảo luận và đưa ra 4 phương án cho câu chuyện xây đập trên sông Mê Kông.

Câu chuyện thượng nguồn - hạ lưu

Với dòng sông MeKong, ai cũng có thể thấy an ninh lương thực quan trọng hơn vì đất đai ngày càng hiếm, con người đông hơn, còn an ninh năng lượng có thể đền bù được bằng nhiều cách khác. Tuy nhiên không đơn giản để buộc các quốc gia đưa ra quyết định dừng dự án thủy điện lại.

Theo TS Tứ, với 4 phương án MRC đưa ra: thứ nhất không xây bất cứ thủy điện nào; thứ hai để 7-8 năm nữa mới xây dựng sau khi có kết quả nghiên cứu xem tác động môi trường, đời sống người dân; thứ ba là xây thử một đập để thấy “nhỡn tiền”; thứ tư cùng một lúc xây đồng loạt, sau đó nghiên cứu công nghệ giải quyết.

“Trong số này, phương án hay nhất với người hạ lưu là không xây đập nào, nhưng xem ra không khả thi vì đây là câu chuyện của từng quốc gia, không ai có thể can thiệp. Trừ khi có các quốc gia lớn, đủ tiềm năng kinh tế đứng ra lên tiếng tiền bù. Điều này cũng không đơn giản vì còn liên quan đến cơ chế quốc tế, cơ chế khu vực...” TS Tứ chia sẻ.

Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) xây dựng trên sông Mê Kông

TS Richard Cronin, Trung tâm Henry L. Stimson cho rằng việc đáp ứng nhu cầu năng lượng là thỏa đáng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là có nên đánh đổi lợi ích kinh tế với những tác động và hệ lụy về môi trường và sinh kế hay không? Câu trả lời trở nên phức tạp hơn vì đây là vấn đề xuyên quốc gia, khi mà trong nhiều trường hợp, lợi ích kinh tế lại do một nước thụ hưởng và hệ lụy môi trường lại là gánh nặng cho nước khác.

Còn trong trường hợp khác, ví dụ với nước hạ nguồn Lào, khi việc xuất khẩu điện rõ ràng mang lại lợi ích kinh tế cho họ thì bài toán đánh đổi giữa nguồn thu từ xuất khẩu và thiệt hại do ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Một góc độ khác, khi tính đến lợi ích kinh tế từ thủy điện và an ninh năng lượng ở hạ nguồn không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào một “ông lớn” trên thượng nguồn.

“Bởi lẽ, các con đập ở hạ lưu không thể vận hành nếu các con đập lớn của Trung Quốc tích nước trên thượng nguồn vào mùa khô” TS Richard Cronin cảnh báo.

Giải pháp mang tên “hòa hợp”

Sở dĩ có những lo lắng từ “thượng nguồn” là vì MRC được thành lập từ năm 1995 bởi Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam với sự ủng hộ của các nhà tài trợ đa quốc gia, tuy nhiên Trung Quốc và Myanmar đã từ chối tham gia.

Chính vì điều này nên mặc dù MRC đã thống nhất thủ tục duy trì dòng chảy trong mùa mưa và mùa khô vào sông Tonle và Biển Hồ, song mực nước quan trọng nhất của dòng chảy chính vào mùa khô vẫn chưa được thống nhất.

Bắc Kinh từ chối chia sẻ bất cứ thông tin quan trọng về các dự án đập của họ và các nghiên cứu riêng về vấn đề môi trường và thủy văn.

Hơn nữa, Trung Quốc trước sau vẫn một mực phủ nhận trách nhiệm về các tác động từ hoạt động phát triển trên thượng nguồn đối với hạ lưu, đồng thời còn khẳng định là họ chỉ “làm lợi” cho các nước hạ nguồn bằng chức năng điều tiết lưu lượng nước của các con đập.

Trong khi việc kêu gọi Trung Quốc và Myanmar vào MRC chưa có câu trả lời, thì câu chuyện của 4 nước thành viên MRC cũng đặt ra nhiều băn khoăn.

Đập nước Tiểu Loan ở Vân Nam, Trung Quốc, cao 292m trên thượng lưu sông Mekong - Ảnh: sinohydro

Theo TS Đào Trọng Tứ: “Ngay cả quy chế giữa các quốc gia về thông báo và tư vấn giữa các nước thuộc MRC về các dự án đập trên dòng chính hiện vẫn chưa được thực thi đầy đủ, chứ chưa nói đến các cam kết xa hơn”.

Sự hợp tác trong quản lý tài nguyên nước giữa các nước trong lưu vực Mê Kông hiện vẫn là một câu chuyện dài chưa có hồi kết. Mặc dù vậy, thông tin được xem là có chiều hướng tích cực gần đây được đưa ra bởi MRC đó là: Trung Quốc và Myanmar đã đồng ý chia sẻ với MRC thông tin dòng chảy cả về mùa mưa và mùa khô.

Các chuyên gia môi trường cho rằng, trước mắt Việt Nam cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn với các dự án phát triển trên dòng Mekong từ các nước láng giềng. Với các nước trong lưu vực cần nâng tầm mối quan hệ hợp tác để tìm ra các giải pháp công bằng và thân thiện môi trường vì lợi ích chung của cả lưu vực Mê Kông.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ba kịch bản cho tương lai Biển Đông
Thắng lợi lịch sử của Palestine trước đại kình địch Israel
Bộ Chính trị Trung Quốc cảm nhận về "Mùa xuân Ả rập"
Mỹ sẽ cạn ngân sách nếu không nâng trần nợ quốc gia
Mỹ tiết lộ bí mật: Nga 'bơm' 240 tấn tiền mặt cho Syria

Bích Ngọc (Đất Việt)

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động