RSS Feed for Vì sao Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án "nguy hiểm"? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 17:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vì sao Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án "nguy hiểm"?

 - Thủ tướng Ba Lan Mateusz Moravetsky tiết lộ về tiến độ đàm phán mua khí đốt từ Đan Mạch và Na Uy, đồng thời tự tin khẳng định đã độc lập với nguồn cung cấp khí đốt từ Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga.

Cuộc chiến năng lượng Nga - Mỹ: Cơ hội chia đôi
Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và vấn đề đặt ra
Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với những người đồng cấp từ Lithuania (Litva), Latvia và Estonia, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Moravetsky nói rằng Warsaw đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, đồng thời lên tiếng chỉ trích dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), cho rằng đây là một dự án "cực kỳ nguy hiểm". Phát ngôn trên được Đài phát thanh Ba Lan dẫn lại.

"Ba Lan đã độc lập với Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga từ lâu. Chúng tôi đã xây dựng được trạm đầu cuối dành cho khí đốt hóa lỏng ở Swinoujscie và hiện giờ đang có ý định mở rộng khả năng xử lý của nó. Bên cạnh đó, hiện nay chúng tôi đang đàm phán với Đan Mạch và Na Uy (về việc mua khí đốt)"- ông Mateusz Moravetsky tuyên bố.

Ông Moravetsky cũng lưu ý rằng, Ba Lan và các nước Baltic xem dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là "cực kỳ nguy hiểm đối với phần khu vực này của châu Âu".

Trước đó, ông Klaus Schäfer, người đứng đầu công ty Uniper - đối tác tham gia dự án nói rằng Nord Stream 2 là dự án cần thiết để đảm bảo nguồn cung cấp đáng tin cậy và không bị gián đoạn để vận chuyển khí đốt tự nhiên sang châu Âu.

Trước đó, ngày 23/2/2018, ông Andriy Kobolev, Giám đốc điều hành của tập đoàn Naftogaz thuộc Ukraine, cho biết chính phủ Đức có thể đưa ra quyết định cấp phép xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) giữa Nga và Đức, đi qua Ukraine.

Phát biểu với hãng thông tấn UNIAN, ông Kobolev cho biết thông tin trên và khẳng định Ukraine cần quyết định của các đối tác nước ngoài đồng thời vận động hành lang để dự án vẫn đi qua Ukraine.

Giám đốc Tài chính Paul Corcoran của công ty Nord Stream AG nói với hãng tin Sputnik rằng giấy phép xây dựng và điều hành đường ống dẫn khí ở khu Đặc quyền Kinh tế của Đức sẽ được cấp trong ít tuần tới.

Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến sử dụng 86% đường ống của dự án Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) hiện tại trước khi rẽ nhánh.

Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầu tham vọng.

Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án này. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".

Để tìm cách làm giảm sự phụ thuộc vào Nga về mặt khí đốt, Ba Lan đang nhập khẩu khí lỏng từ Mỹ và có kế hoạch mở một đường ống dẫn khí với Na Uy. Warsaw có tham vọng trở thành một trung tâm phân phối khí đốt và năng lượng cho các nước trong khu vực.

NGUỒN: INFOET

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động