RSS Feed for Tiết kiệm năng lượng nhờ ứng dụng công nghệ vật lý siêu âm từ trường | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 11/09/2024 20:12
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tiết kiệm năng lượng nhờ ứng dụng công nghệ vật lý siêu âm từ trường

 - Việc ứng dụng công nghệ siêu âm từ trường, kết hợp vật lý và hóa học trong quá trình sản xuất tinh bột biến tính giúp giảm thời gian phản ứng so với phương pháp truyền thống, đồng thời giảm hàm lượng phụ gia sử dụng, từ đó tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu đầu vào.
Tiết kiệm 20 - 40% năng lượng thông qua việc kiểm soát rò rỉ khí trong nhà máy Tiết kiệm 20 - 40% năng lượng thông qua việc kiểm soát rò rỉ khí trong nhà máy

Khí nén là nguồn năng lượng chuyển đổi không thể thiếu tại hầu hết các nhà máy, giúp vận hành máy móc, robot, hệ thống xử lý sản phẩm và nhiều thiết bị khác. Tuy nhiên, hệ thống này lại hay hư hỏng do ăn mòn và phương pháp bảo trì kém, dẫn đến nguyên nhân lãng phí lớn nhất, đó là rò rỉ. Những rò rỉ này có thể nằm ẩn phía sau máy móc, tại các đầu nối, đường ống cố định trên cao, đường ống bị nứt hay bị ăn mòn. Sự lãng phí này tăng lên nhanh chóng và có thể dẫn đến việc ngừng hoạt động (downtime). Hậu quả còn gây tăng thêm chi phí do tiêu hao thêm năng lượng, thường là điện, để duy trì áp suất khí nén. Bài toán kinh tế đặt ra đối với các nhà máy hiện nay là kiểm toán hao tổn do rò rỉ khí gây ra trên hệ thống. Từ việc xử lí các điểm rò giúp nhà máy tiết kiệm đáng kể tổn thất do rò rỉ khí gây ra.


Giải pháp tiết kiệm năng lượng hữu ích

Trong sản xuất thực phẩm, tinh bột biến tính là nguyên liệu được sử dụng nhiều với đặc điểm là độ ổn định, trong suốt và nhiệt độ hồ hóa thấp. Tinh bột biến tính có nguồn gốc từ thực vật như lúa mì, khoai tây, ngô - bắp, khoai mì - sắn, được ứng dụng như một chất làm dày, chất ổn định, chất nhũ hóa, chất kết dính trong ngành thực phẩm, giấy và các ngành công nghiệp khác.

Loại tinh bột này được tạo ra bằng cách xử lý vật lý, hóa học hoặc hóa sinh (enzyme) tinh bột tự nhiên để thay đổi, tăng cường tính chất mới bằng cách phân tách, sắp xếp lại hoặc tổng hợp nên các nhóm thế mới. Tuy nhiên, phương pháp biến đổi tinh bột bằng vật lý và hóa học truyền thống có nhược điểm là thời gian phản ứng kéo dài, hiệu suất phản ứng chưa cao. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất, cần thiết phải cải tiến nhiều yếu tố như gia tăng khả năng khuấy trộn, điều khiển điều kiện phản ứng (nhiệt độ phản ứng, thời gian phản ứng)…

Xuất phát từ thực trạng đó, Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Sau thu hoạch đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp áp dụng công nghệ siêu âm từ trường, kết hợp vật lý và hóa học trong quá trình sản xuất tinh bột biến tính E1420. Giải pháp này có thể được áp dụng trong sản xuất tinh bột biến tính ở quy mô công nghiệp.

Dễ áp dụng trong thực tiễn

Theo Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Sau thu hoạch, ưu điểm của giải pháp sản xuất tinh bột biến tính E1420 ứng dụng công nghệ vật lý siêu âm từ trường là giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và tiết kiệm năng lượng. So với phương pháp truyền thống, thời gian phản ứng có thể rút ngắn xuống còn từ ½ - 2/3, đồng thời giải pháp mới này cũng làm giảm hàm lượng phụ gia sử dụng.

Tiết kiệm năng lượng nhờ ứng dụng công nghệ vật lý siêu âm từ trường
Chi phí đầu tư cho giải pháp sản xuất tinh bột biến tính E1420 ứng dụng công nghệ vật lý siêu âm từ trường công suất 3 tấn/giờ (hoặc 72 tấn/ngày) vào khoảng 11 tỷ.

Bên cạnh đó, việc áp dụng giải pháp công nghệ vật lý siêu âm từ trường để sản xuất tinh bột biến tính E1420 cũng khá đơn giản. Theo đó, với các nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì khi đầu tư công nghệ vật lý siêu âm từ trường để sản xuất tinh bột biến tính E1420/E1422 thì chỉ cần đầu tư thêm hệ thống thiết bị vật lý và bồn khuấy trộn phản ứng. Còn nếu muốn sản xuất những loại tinh bột biến tính khác như E1412 tinh bột biến tính photphat đã được hồ hóa thì ngoài những thiết bị nêu trên, sẽ cần thêm một số thiết bị như hệ thống sấy thùng quay, thiết bị nghiền.

Đối với những doanh nghiệp cần nguồn nguyên liệu tinh bột biến tính để chế biến thành phẩm (tương ớt, tương cà…) thì có thể nhập tinh bột thường, chỉ cần đầu tư thêm công nghệ và hệ thống thiết bị vật lý cùng bồn khuấy trộn phản ứng là có thể sản xuất tinh bột biến để sử dụng.

Đại diện Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Sau thu hoạch cho biết, chi phí đầu tư cho giải pháp sản xuất tinh bột biến tính E1420 ứng dụng công nghệ vật lý siêu âm từ trường công suất 3 tấn/giờ (hoặc 72 tấn/ngày) vào khoảng 11 tỷ. Thời gian hoàn vốn dự kiến là sau 12 tháng. Trong đó, chi phí thiết bị và công nghệ cho mỗi tấn tinh bột vào khoảng 1,4 triệu đồng/tấn./.

THU TRANG

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động