RSS Feed for Sinh viên Việt Nam thực tập tại nhà máy điện hạt nhân thế hệ 3+ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 12:43
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sinh viên Việt Nam thực tập tại nhà máy điện hạt nhân thế hệ 3+

 - Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh đã tiếp nhận 32 sinh viên khóa thứ 5 tại Việt Nam đến từ Trường Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga MEPhI (Viện Vật lý Kỹ thuật Moscow) để thực tập.

Nhân lực luôn sẵn sàng khi dự án điện hạt nhân tái khởi động
Hậu điện hạt nhân, những vấn đề cần giải quyết

 

Khóa thực tập tại Nhà máy Novovoronezh sẽ kéo dài hơn 3 tuần, với các bài học lý thuyết và thực hành nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với công nghệ hiện đại của Nga và các giải pháp trong lĩnh vực hạt nhân. Các bài học nhấn mạnh về những nguyên tắc hoạt động của lò phản ứng, hệ thống điều khiển chính và những công nghệ an ninh mới nhất.

Sinh viên Việt Nam sẽ được nghiên cứu chuyên sâu về “Tổ máy số 1 - Tổ máy năng lượng thế hệ 3+ đầu tiên trên thế giới với lò phản ứng VVER-1200” tại Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh 2 (tổ máy năng lượng số 6 của Nhà máy Novovoronezh). Đi vào hoạt động kể từ ngày 27/2/2017, tổ máy được thiết kế với tiêu chuẩn an toàn sau sự cố Fukushima cùng công nghệ hiện đại và mạnh mẽ nhất nước Nga.

Theo ông Vladimir Lobanov, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Lý thuyết và Thực hành của Nhà máy Novovoronezh, khóa thực tập được tiến hành dựa trên khuôn khổ hợp tác đào tạo sinh viên nước ngoài tại Nga giữa Trường Đại học MEPHI và Công ty Rosenergoatom.

“Từ những kiến thức được học, sinh viên có thể sử dụng để đóng góp cho sự phát triển của ngành hạt nhân ở Việt Nam và các đất nước khác. Trong tương lai, sau khi tốt nghiệp Đại học MEPhI các em đều đủ điều kiện để có thể làm việc tại Trung tâm Khoa học và Công nghệ Năng lượng Hạt nhân Việt Nam”, ông Vladimir Lobanov nhấn mạnh.

 

Sinh viên thực tập Nguyễn Thế Yến Nhi chia sẻ: “Em rất vui khi một trong những Nhà máy hiện đại nhất hiện nay - Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh được chọn là nơi huấn luyện cho sinh viên thực tập. Những gì em chỉ được thấy trong sách và các bản vẽ giờ đây sẽ được hiện thực hóa. Chúng em có thể cùng nhau đào sâu vấn đề và đánh giá đúng kích thước, quy mô của một đối tượng khổng lồ. Tương lai khi trở về, em dự định sẽ làm việc tại các nhà máy năng lượng bởi em muốn áp dụng những kiến thức được học vào trong thực tế”.

Các em sinh viên cũng chia sẻ thêm, hiện tại Ninh Thuận chỉ có một số cơ sở sản xuất với dân số khoảng 560.000 người. Ngành công nghiệp chỉ vừa mới phát triển ở một số vùng. Khi những nhà máy mới mọc lên, cùng với đó sẽ là nhu cầu lớn hơn về năng lượng tiêu thụ thì các nhà máy thủy điện hiện tại không thể đáp ứng được lượng điện cần thiết.

“Em nghĩ rằng sử dụng năng lượng hạt nhân là một định hướng đúng đắn khi mà công nghệ hạt nhân đã được ứng dụng trong các ngành khoa học, điều trị, địa lý và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống. Em hy vọng sẽ được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu sau khi kết thúc khóa học. Em tin rằng với những khiến thức được tiếp thu em có thể phục vụ cho sự phát triển khoa học và công nghiệp của đất nước. Khi được nhìn và đi dọc trên những con đường trong Nhà máy Novovoronezh, chúng em đã gọi nơi đây là thành phố nghỉ dưỡng bởi nhà máy rất sạch và đẹp. Em muốn nhìn thấy quê hương của mình sau này cũng sẽ đẹp như thế”, sinh viên Vũ Đức Việt đến từ Bắc Ninh nói.

Nga và Việt Nam đã có nhiều năm hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Đà Lạt là quê hương của lò phản ứng năng lượng hạt nhân được chuyên gia Nga nâng cấp vào những năm 1980. Lò phản ứng đã và đang được vận hành hiệu quả tính đến thời điểm hiện tại.

Chương trình đào tạo cho các chuyên gia về năng lượng hạt nhân đã được thực hiện bởi sự trợ giúp của Nga từ năm 2010. Từ năm 2010 đế 2016, Việt Nam đã cử hơn 400 sinh viên sang Nga học hỏi và tiếp nhận kiến thức chuyên ngành hạt nhân.

Nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh là chi nhánh của Công ty Cổ phần  Rosenergoatom. Nhà máy nằm trên con sông Don, cách Voronezh 42 km về phía Nam. Đây là Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nga sử dụng lò VVER (lò phản ứng nước nhẹ). Mỗi lò phản ứng trong năm lò hoạt động như các trạm phát điện gốc. Tổ máy đầu tiên được đưa vào hoạt động vào năm 1964, sau đó là tổ máy thứ 2 vào năm 1969, tổ máy thứ 3 vào năm 1971 và 2 tổ máy cuối cùng vào năm năm 1972 và 1980.

Tổ máy thứ 1 và thứ 2 ngưng hoạt động lần lượt vào năm 1984 và 1990. Tổ máy thứ 3 ngưng hoạt động vào năm 2016 khi tổ máy số 6 tại Nhà máy Novovoronezh được đưa vào thử nghiệm. Tổ máy thứ 7 đang trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt.

Kể từ năm 2007, công ty Rosenergoatom đã dẫn đầu trong việc xây dựng 2 tổ máy thế hệ mới tại nhà máy Novovoronezh, được thực hiện theo dự án AES-2006 . Các tổ máy này sẽ được vận hành cùng lò phản ứng VVER-1200. 

NGUYỄN THÙY LINH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động