Phát triển trạm sạc xe điện bằng năng lượng mặt trời trên cao tốc và những lợi thế của Việt Nam
05:05 | 22/02/2024
Chi phí sạc xe điện trên thế giới, Việt Nam và bài toán kinh tế giữa xe điện với xe xăng Để trả lời cho các câu hỏi: Các quốc gia nào có chi phí sạc xe điện đắt nhất và các quốc gia nào rẻ nhất? Mức chênh lệch chi phí nhiên liệu di chuyển 100 km giữa xe xăng và xe điện thế nào? Trên mỗi km, chủ xe ở Việt Nam tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi chọn xe điện?... Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số thông tin dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo. |
Phát triển ô tô điện để giảm lượng khí thải ô nhiễm môi trường đang là mục tiêu mà nhiều quốc gia hướng tới, Việt Nam cũng là một trong số đó. Với hàng loạt các quyết định được thông qua trong 2 năm gần đây như:
1. Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động về Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí metan của ngành giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu: “Đến năm 2050: 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh” và “hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn quốc đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp”.
2. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ngày 26/7/2023, Việt Nam cam kết việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
3. Quyết định 1009/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Tuy nhiên, muốn hiện thực hóa những mục tiêu trên, cần có thêm nhiều chính sách khuyến khích, cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng.
Tại Việt Nam hiện nay, trạm sạc xe điện đã có độ phủ trên diện rộng với gần 150.000 cổng sạc tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Các trạm sạc bố trí chủ yếu tại các khu chung cư, trạm dừng nghỉ, trung tâm thương mại, tòa văn phòng, bãi đỗ xe, cửa hàng xăng dầu, các tuyến quốc lộ... Việc đầu tư lắp đặt trạm sạc xe điện trên các tuyến cao tốc vẫn còn rất hạn chế.
Thực trạng hiện nay còn nhiều tuyến cao tốc chưa có trạm sạc xe điện khiến người dùng xe điện lo ngại khi đi đường dài.
Không thể phủ nhận việc xe điện ngày càng phổ biến hơn tại Việt Nam và được nhiều người cân nhắc lựa chọn khi nó có nhiều ưu điểm vượt trội khi so sánh với xe xăng. Điều này thể hiện qua con số 35.000 ô tô điện Vinfast đã bán ra trong 2023 (tăng gấp 5 lần so với 2022).
Nếu có thể tăng cường đầu tư bố trí thêm nhiều trạm sạc phân bố dọc trên 1.850 km đường cao tốc của nước ta hiện nay thì người tiêu dùng mới có thể yên tâm hơn khi lựa chọn xe điện trở thành phương tiện di chuyển chính trong tương lai.
Đầu tư trạm sạc trên cao tốc, hoặc tích hợp trạm sạc tại các trạm dừng nghỉ là giải pháp thuận tiện để người dùng xe điện dễ dàng tìm thấy trạm sạc, đồng thời có thể sử dụng các tiện ích của trạm dừng trong khi chờ sạc.
Công ty CP Năng lượng Focus Solar (www.focussolar.vn) và Công ty CP Trạm sạc xe điện SolarEV (www.solarev.vn) đã và đang phát triển hệ thống trạm sạc SolarEV - trạm sạc nhanh đáp ứng chuẩn sạc cho mọi dòng ô tô điện hiện nay. Song song với dự án lắp đặt nhiều trạm sạc cho hãng Taxi Lado tại Lâm Đồng và các trạm sạc công cộng tại TP.HCM, thì 2 đơn vị này cũng đã lắp thí điểm mô hình trạm sạc xe điện kết hợp với dịch vụ quán cafe, trạm dừng nghỉ trên cao tốc - quốc lộ, nhằm mang đến nhiều tiện hơn cho người dùng xe điện đi đường dài.
Hệ thống trạm sạc SolarEV với nhiều ưu điểm nổi bật như:
1. Tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời):
Trạm sạc SolarEV là hệ thống trạm sạc nhanh với các trụ sạc DC công suất lớn sử dụng nguồn điện mặt trời mái nhà để phục vụ cho việc sạc xe điện mà không cần đến nguồn điện lưới. Hệ thống sử dụng pin lưu trữ LiFePo4 và các thiết bị chuyển đổi công suất lớn (hệ thống lưu trữ từ 100 kWh đến 2.000 kWh, trụ sạc nhanh DC 60 kW đến 250 kW), hoạt động độc lập hoàn toàn không đấu nối lưới điện.
2. Công suất sạc cao giúp rút ngắn thời gian sạc:
Hệ thống trạm sạc SolarEV có các trạm sạc DC với công suất từ 60 kW - 250 kW, cho phép sạc nhanh và đầy đủ cho mọi dòng xe điện trong thời gian ngắn. Điều này giúp giảm thời gian để sạc đầy pin của xe điện và tăng tính tiện lợi cho người dùng, nhất là người đi đường dài trên cao tốc - quốc lộ.
- 1 trụ sạc với 2 đầu ra, có thể sạc đồng thời cho 2 xe.
- Chỉ cần 20 - 30 phút sạc để đi được 100 km.
- Chỉ cần 40 - 60 phút để sạc pin xe đầy trên 80%.
- Chuẩn cắm sạc tương thích với xe điện nội địa được dùng phổ biến - Vinfast và các dòng xe điện nhập khác như: HongQi, Audi, KiA, Hyundai, Porsche Taycan...
3. Tiết kiệm chi phí sạc xe và mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư:
Hệ thống trạm sạc SolarEV đảm bảo tiết kiệm cho cả người đầu tư và người dùng xe điện. Khi lắp đặt trạm sạc xe điện bằng năng lượng mặt trời, chi phí tập trung vào đầu tư ban đầu. Sau đó, có thể sử dụng điện năng trong quá trình vận hành hầu như là miễn phí, song song đó là mức giá sạc xe tại trạm SolarEV rẻ hơn cho người dùng so với sạc tại các trạm sạc sử dụng điện lưới.
4. Công nghệ thông minh:
Các trụ sạc SolarEV được trang bị các công nghệ thông minh (như màn hình cảm ứng, tính năng kết nối Internet và App sạc đi kèm).
App SolarEV - trạm sạc xe điện hiện đã có trên Appstore và CH Play là ứng dụng dành cho khách hàng khi sạc xe tại hệ thống trạm sạc SolarEV. Với giao diện dễ cài đặt và thao tác cùng các tính năng thông minh (như xác định vị trí trạm sạc, quét mã QR code để sạc xe, thanh toán trực tuyến và cung cấp chính xác các thông số khi sạc cùng lịch sử mỗi lần sạc xe tại trạm).
5. Tính tiện lợi với các dịch vụ tích hợp:
Các trạm sạc SolarEV được thiết kế với mái che là những tấm pin năng lượng mặt trời giúp che mưa, nắng cho không gian sạc xe.
Hệ thống trạm sạc SolarEV kết hợp quán cafe cung cấp dịch vụ giải khát và không gian nghỉ ngơi mát mẻ cho khách hàng trong lúc chờ sạc xe.
Tích hợp trạm sạc xe điện tại các hệ thống trạm dừng chân với các dịch vụ ăn uống và mua sắm các đặc sản địa phương làm quà cho các chuyến đi.
6. Tính bảo mật và an toàn cao:
App SolarEV - trạm sạc xe điện được phát triển bởi đội ngũ IT giàu kinh nghiệm đảm bảo tính an toàn dữ liệu và độ bảo mật chặt chẽ trong quá trình đăng nhập và thanh toán.
Hạ tầng trạm sạc SolarEV được thiết kế với các tiêu chuẩn an toàn cao. Trong đó bao gồm chức năng bảo vệ quá tải, chống sét, chống cháy nổ, có camera giám sát và các tính năng bảo vệ khác để đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng trạm sạc điện.
Kết luận:
Với nhu cầu sử dụng năng lượng mặt trời thay thế những nguồn năng lượng truyền thống đang tăng cao. Tiềm năng của trạm sạc xe điện bằng năng lượng mặt trời trong tương lai là vô cùng to lớn. Việc xây dựng thêm các trạm sạc mới, nhất là đầu tư thêm các trạm sạc trên các tuyến cao tốc là một hướng đi đáng cân nhắc. Điều này sẽ giúp xây dựng một mạng lưới trạm sạc năng lượng mặt trời rộng rãi, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng xe điện.
Có thể thấy, trạm sạc xe điện sử dụng năng lượng mặt trời đang có ảnh hưởng tích cực đến cả ngành công nghiệp xe điện và ngành năng lượng. Phát triển trạm sạc góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng xe điện. Hai hình thức này đều góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí./.
NGUYỄN HỮU KHOA - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM