RSS Feed for Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 4]: Thị trường carbon tự nguyện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 12/12/2024 18:00
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 4]: Thị trường carbon tự nguyện

 - Hội nhập thị trường carbon lớn hơn sẽ có lợi cho các thị trường carbon tự nguyện (Voluntary carbon markets - VCM) vốn bị chia cắt, tách biệt, cũng như thường thiếu hụt các tiêu chuẩn chung, thuật ngữ hợp đồng, khung pháp lý và cơ sở hạ tầng thương mại.

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 3]: Thị trường carbon tuân thủ Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 3]: Thị trường carbon tuân thủ

Trong năm 2023, có trên 20 thị trường carbon tuân thủ (compliance carbon markets - CCM) đi vào hoạt động trên khắp thế giới và một số thị trường khác dự kiến ​​sẽ ra mắt trong những năm tới tại Thâm Quyến, Quảng Đông (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), California (Hoa Kỳ), Québec (Canada) và các quốc gia như: Mexico, Hàn Quốc, New Zealand, cũng như các thực thể siêu quốc gia (như Hệ thống thương mại phát thải ETS của EU).

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 2]: Điều 6 Thỏa thuận Paris - Những điểm cần lưu ý Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 2]: Điều 6 Thỏa thuận Paris - Những điểm cần lưu ý

Như đã biết, sau 6 năm đàm phán, các quy tắc Điều 6 Thỏa thuận Paris đã được nhiều quốc gia coi là một cột mốc quan trọng giúp phát triển thị trường carbon toàn cầu. Quy tắc này đã đặt nền tảng cho một hệ thống thương mại toàn cầu do Liên hợp quốc điều hành được mô phỏng theo Cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư Kyoto.

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 1]: Một số bài học cần quan tâm Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 1]: Một số bài học cần quan tâm

Trong chuyên đề này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam trân trọng giới thiệu với độc giả “Phân tích của hãng Deloitte về phát triển thị trường carbon toàn cầu” do các nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Dịch vụ Tài chính Deloitte (Deloitte Center for Financial Services) soạn thảo. Đây là những thông tin chuyên sâu về các vấn đề cấp bách nhất mà các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đang phải đối mặt, trong đó có lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

KỲ 4: THỊ TRƯỜNG CARBON TỰ NGUYỆN

Một trong những yếu tố chính còn thiếu trong thị trường carbon tự nguyện (VCM) là một nền tảng có thể tổng hợp và kết hợp hài hòa dữ liệu thị trường tín chỉ carbon được thu thập bởi các cơ quan đăng ký dự án khác nhau, thường sử dụng các tiêu chuẩn tín chỉ carbon cá nhân của riêng họ. Trong khi đó, một phần đáng kể của việc ngừng hoạt động tín chỉ carbon xảy ra khi tín chỉ carbon đã mua không còn được lưu hành bởi vì các bên liên quan do lợi ích ứng phó với biến đổi khí hậu của họ nên thường không đưa ra thông tin cung cấp về người đã mua tín chỉ carbon. Điều này đã làm giảm tính minh bạch của thị trường.

Việc cải thiện khả năng hiển thị các giao dịch tín chỉ carbon trên thị trường là rất quan trọng để ngăn chặn việc tính trùng lặp, điều này xảy ra khi có nhiều đơn vị yêu cầu cắt giảm phát thải CO₂, đồng thời nó cũng có thể giúp xác minh tính bổ sung (cho thấy lợi ích của các dự án đền bù carbon vượt xa các hoạt động kinh doanh thông thường). Tính minh bạch này ngày càng gia tăng cũng có thể khiến các nhà phát triển dự án, nhà môi giới và người dùng cuối phải chịu trách nhiệm về phương cách họ giao dịch, cũng như hưởng lợi từ các yêu cầu khiếu nại về tín chỉ carbon.

Hiện tại, nhiều giao dịch trên thị trường carbon giao ngay và tương lai vẫn được thực hiện qua hình thức bán tiền mặt có thể làm giảm giá cả và hiệu quả thị trường carbon.

Những thách thức đối với thị trường carbon tự nguyện, bao gồm:

- Các chuẩn mực kế toán mới: Một số thành viên thị trường carbon đang kêu gọi Ủy ban chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International accounting standards board - IASB) cập nhật định nghĩa về các công cụ tài chính để đền bù lượng carbon và thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể cho loại tài sản mới.

- Thiếu các điều khoản và tài liệu chuẩn hóa cho hợp đồng tín chỉ carbon: Đặc biệt trên thị trường thứ cấp, nơi các dẫn xuất carbon được quản lý như công cụ tài chính, cũng cần có các điều khoản rõ ràng, nhất quán đối với nghĩa vụ giao hàng và thanh toán. Điều khoản này cần phải áp dụng cho các hợp đồng tín chỉ carbon tương lai và kỳ hạn cho bất kể cơ quan quản lý nào đăng ký tham gia vào giao dịch. Các cơ quan quản lý toàn cầu cũng nên xác định xem tín chỉ carbon có đủ tiêu chuẩn là hàng hóa hay không và nếu có thì chúng phải đáp ứng các ngưỡng về quyền sở hữu, chất lượng và sự phù hợp hợp đồng tín chỉ carbon như thế nào.

Mặt khác, thị trường carbon tự nguyện cũng cần có những hướng dẫn rõ ràng hơn về các bước đi để xử lý những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình giao dịch tín chỉ carbon (chẳng hạn như việc giải quyết giao dịch không thành công, hoặc giao hàng không thành công).

- Vai trò của việc đền bù không rõ ràng trong lộ trình cắt giảm phát thải khí CO₂ ròng bằng 0: Một số tổ chức lại không muốn sử dụng tín chỉ carbon để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cho đến khi Liên hợp quốc, hoặc các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn như sáng kiến ​​Mục tiêu dựa trên khoa học (Science based targets initiative - SBTi) xác định mức độ mà họ có thể kết hợp tín chỉ carbon vào những nỗ lực loại bỏ carbon. Một số công ty khác đã sử dụng phương pháp đền bù để mô tả sản phẩm và dịch vụ là “trung hòa carbon” đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý về tính xác thực của những tuyên bố đó.

- Tính minh bạch về các loại phí không đầy đủ: Một số sàn giao dịch, nhà môi giới, người bán lại và nhà cung cấp mua - bán tín chỉ carbon hiện không bao giờ tiết lộ khoản hoa hồng, lợi tức của họ từ các giao dịch tín chỉ carbon. Điều này dẫn đến sự quan ngại khi các khoản tín chỉ carbon có thể được đổi chủ quá nhiều lần, dẫn đến ngăn cản nguồn tài trợ đến được các mục tiêu của các dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Các vấn đề pháp lý và tuân thủ đang diễn ra: Có một số câu hỏi nổi bật, bao gồm liệu tín chỉ carbon có được coi là tài sản cá nhân hay không, hay sự khác biệt của tín chỉ carbon được coi là tài sản vô hình, hoặc quyền hợp đồng tùy theo thẩm quyền, và sự không chắc chắn về việc điều hướng các yêu cầu về tỷ trọng, chất lượng nguồn vốn thuộc Basel III (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng - BCBS) là chuẩn mực quốc tế giúp các ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro và cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành.

Ngoài ra, luật phá sản của nhiều nước lại đang mâu thuẫn nhau, điều này có thể dẫn đến những cách tiếp cận khác nhau trong phương cách mà các quốc gia công nhận tín chỉ carbon sau khi mất khả năng thanh toán.

Bất chấp những trở ngại này, các bên thực thể liên quan không nên đánh mất tiềm năng của các thị trường carbon tự nguyện trong việc đạt được những bước tiến về mục tiêu loại bỏ carbon toàn cầu và mang lại tiến bộ hướng tới các mục tiêu không phát thải carbon. Mặc dù một số bên liên quan khác có thể nhanh chóng loại bỏ VCM sau khi báo chí nêu có tiêu cực,cũng như nhấn mạnh sự giám sát ngày càng cao của công chúng và định giá carbon giảm, song tất cả sẽ là thiển cận nếu bỏ qua những bước tiến quan trọng đã được thực hiện để phát triển những thị trường carbon.

Trong vòng thập kỷ qua, các thị trường carbon tự nguyện không chỉ đạt giá trị 2 tỷ USD mà còn thực hiện các bước tiến quan trọng để tăng cường cơ chế giám sát và theo dõi, hoàn thiện các phương pháp định lượng đồng lợi ích của các dự án cơ bản, tăng cường các nguyên tắc và báo cáo kế toán, đồng thời tăng cường tập trung vào cộng đồng và quyền sở hữu đất đai ở nước sở tại. Mặc dù một số thách thức mang tính cấu trúc này có thể tồn tại trong thời gian tới, song việc tiếp tục đầu tư vào chia sẻ kiến ​​thức, xây dựng năng lực và hành động tập thể để giải quyết những hạn chế mang tính hệ thống có thể thúc đẩy thị trường carbon tự nguyện phát triển.

Những tiến bộ của thị trường carbon:

Hiện cả các sàn giao dịch thị trường carbon truyền thống như Intercontinental Exchange (thành phố Atalanta, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ) và CME Group (thành phố Chicago, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ), cũng như các nhà khai thác mới như Air Carbon (ACX Singapore) và Climate Impact X (Singapore) đã mở rộng phạm vi cơ hội cho những người chơi tham gia thị trường carbon tự nguyện bằng cách gia tăng khả năng thay thế của các khoản tín chỉ carbon không đồng nhất và đẩy nhanh giao dịch thông qua các công cụ tiêu chuẩn hóa bao gồm nhiều các khoản đền bù có đặc điểm tương tự.

Các sàn giao dịch trên cũng cho phép các giao dịch tư nhân được giải quyết trên nền tảng của họ, điều này có thể giúp nâng cao tính minh bạch và sự tin cậy. Bằng cách đóng vai trò là đối tác trung tâm, các sàn giao dịch này cũng giúp giảm thiểu rủi ro tín chỉ carbon, góp phần tăng cường tính thanh khoản của thị trường và cải thiện khả năng đàm phán phá giá cả. Đồng thời, với vị trí là trung gian trên thị trường vốn toàn cầu, các sàn giao dịch kể trên cũng còn có thể thúc đẩy sự phát triển của công nghệ đổi mới sáng tạo, sản phẩm và nền tảng, cũng như dịch vụ huy động vốn cho các giải pháp xanh.

Hiện một số sàn giao dịch trong lĩnh vực này đang triển khai thị trường tín chỉ carbon nhằm đặt ra các quy tắc niêm yết cho những công ty tài trợ cho các dự án giảm thiểu và đền bù carbon, trong khi những sàn giao dịch khác lại đang tìm kiếm quan hệ đối tác để thúc đẩy giao dịch token.

Ngoài ra, sự đổi mới trong thị trường phái sinh cung cấp dịch vụ quản lý rủi ro giá tín chỉ carbon cũng sẽ thúc đẩy sự tham gia của nhiều người chơi tham gia thị trường carbon tự nguyện nhiều hơn. Ví dụ như các ngân hàng (thay mặt cho các nhà cung cấp) tìm cách chốt giá carbon tương lai để trang trải chi phí phát triển dự án. Tương tự như vậy, các kho bạc liên kết cũng có thể hỗ trợ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro về giá tín chỉ carbon trong tương lai khi hoạt động kinh doanh của họ hướng tới mục tiêu cắt giảm phát thải CO₂ ròng bằng 0.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều việc phải làm (hình dưới đây) do xuất hiện nhiều quan ngại về chất lượng tín chỉ carbon và tính toàn vẹn môi trường của VCM đã khiến thị trường tín chỉ carbon bị thu hẹp lại hơn so với mức đỉnh điểm năm 2021 đã giảm xuống từ 38% đến 77% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9/2023.

https://lh7-us.googleusercontent.com/yx4l1qCtD4TZLkNt0P6y-Fm3m47-VB9918JFmI_8R-Krx2ZAfBrS_YuAzCe5c-psnuF34oSZhofTD0DE5BHBE9iWdXwPEP8IiaGcEn51D2eMlWf4o5xSxdi3hbraDFldGmz_lYTn8FHSi3goMwVWPw

Hiện cũng đã xuất hiện nhiều nỗ lực thiết lập niềm tin và uy tín có thể khơi dậy nhu cầu tín chỉ carbon ngay trong năm 2024. Những người chơi tham gia thị trường carbon tự nguyện tin tưởng VCM sẽ đạt hiệu quả hơn nếu giá tín chỉ carbon dao động trong khoảng từ 50 USD đến 100 USD/tấn CO2 vào năm 2030. Bất kỳ mức giá tín chỉ carbon nào dưới ngưỡng 50 USD, đều có thể không đủ động lực để tìm kiếm lựa chọn lượng carbon thấp thay thế.

Theo các nhà phân tích từ BloombergNEF: Các thị trường tín chỉ carbon được cho là hoạt động tốt khi được coi như là một “bể bơi Olympic” mà trong chừng mực nào đó chúng có thể rộng (bao gồm nhiều lĩnh vực sử dụng nhiều khí thải CO₂), cũng như sâu (phản ánh các mục tiêu đầy tham vọng về ứng phó với biến đổi khí hậu). Trường hợp nếu tính xác thực của tín chỉ carbon được cải thiện và thị trường carbon tự nguyện có nhiều tín chỉ hơn từ các công nghệ loại bỏ carbon thường được định giá cao, theo phân tích của BloombergNEF cho thấy: Quy mô thị trường tín chỉ carbon có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2037.

Hiện tại, mới chỉ có khoảng 3% tín chỉ carbon được dựa trên cơ sở các dự án loại bỏ carbon thuần túy, trong khi các khoản tín chỉ loại bỏ carbon bền vững có tác dụng đảo ngược tác động của việc CO2 phát thải vào khí quyển, hầu như không không tồn tại.

Thực tế cho thấy, những nỗ lực do lĩnh vực công nghiệp đang dẫn đầu cũng có thể tạo thêm niềm tin vào VCM (như hình dưới đây).

https://lh7-us.googleusercontent.com/hpZ7q8A0XbsNX9ZRGhEQ3WUihC06SiUusfOtkTgWbFw1Mlp2oY6xULVZL-OKF03RuVquEE2nTd-RpHf8LeKa_av0Pgh4oZlCdMUnpK8q8Fqsz-rN2WJ4Yp5ypznGbww2YRjYxUTQM3PkVNOOuFNOhg

Hội đồng minh bạch về thị trường carbon tự nguyện đã ban hành Nguyên tắc carbon cốt lõi (Core carbon principles - CCP) để chứng nhận liệu các khoản tín chỉ carbon và phương pháp của nó có đáp ứng ngưỡng tối thiểu về quản trị, tác động phát thải và các mục tiêu phát triển bền vững hay không. Tín chỉ carbon tiêu chuẩn hóa đầu tiên gắn nhãn CCP và các hợp đồng tương lai được công nhận có thể sớm ra mắt.

Theo ước tính của các chuyên gia: Khoảng 20% các dự án carbon hiện đã đăng ký sẽ đáp ứng đủ điều kiện theo các tiêu chí đã ban hành. Về phía nguồn cầu, Sáng kiến minh bạch về thị trường carbon tự nguyện (VCMI) đã ban hành Quy tắc thực tiễn yêu cầu bù trừ (Claims code of practice) để giúp các công ty tích hợp tín chỉ carbon vào quỹ đạo Net zero. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp này chuyển hướng từ việc sử dụng tín chỉ carbon như một công cụ đền bù sang sử dụng chúng đối với các chiến lược loại bỏ carbon “trên ngưỡng và nhiều hơn thế nữa”.

Mặc dù các hệ thống giao dịch giới hạn và thị trường carbon tự nguyện có thể được thiết kế với các mục tiêu khác nhau, song việc tạo điều kiện để kết nối và tích hợp tốt hơn giữa hai bên có thể mang lại tiến bộ đáng kể hơn hướng tới mức Net zero. Kết quả là, thị trường carbon tự nguyện ngày càng trở nên liên kết với nhau, đặc biệt khi chính phủ nhiều nước thực hiện hành động mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sự tham gia thị trường carbon tự nguyện. Sự hội tụ của các cấu trúc thị trường này có thể giúp cải thiện khả năng thay thế, cuối cùng góp phần làm cho hệ thống mạng lưới giao dịch tín chỉ carbon trở nên hiệu quả, đáng tin cậy và thanh khoản hơn.

Về phía nguồn cung, các tổ chức cấp giấy chứng nhận tín chỉ carbon đang tạo ra nhiều tín chỉ carbon tự nguyện hơn để có thể được giao dịch. Chính phủ Thụy Điển đang có kế hoạch sử dụng tín chỉ carbon tự nguyện để đáp ứng một số mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia. Tương tự, các quốc gia khác như: Chile, Colombia, Singapore, Nam Phi đều đã cho phép các doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế carbon quốc gia bằng cách sử dụng tín chỉ carbon từ các thị trường tự nguyện.

Một số quốc gia khác, thậm chí còn có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon. Ví dụ như Nhật Bản gần đây đã công bố GX League - một sáng kiến ​​kéo dài 10 năm nhằm tạo ra thị trường carbon tự nguyện dành cho các lĩnh vực công nghiệp trong nước. Trong tương lai, ETS có thể phát triển thành chương trình mua - bán phát thải CO₂ và thuế carbon. Tính đến nay, có hơn 600 doanh nghiệp đứng ra chịu trách nhiệm về 40% lượng khí thải CO₂ của Nhật Bản và tham gia ETS kể từ khi thị trường carbon tự nguyện đi vào hoạt động (từ tháng 4/2023).

Tương tự, Chính phủ Australia cũng đã thiết lập một thị trường carbon tự nguyện riêng, chủ yếu tập trung vào các khoản đầu tư do Chính phủ cấp cho các doanh nghiệp có thể mua các khoản tín chỉ carbon nếu chúng vượt quá giới hạn phát thải CO₂ đã đề ra.

Với Hoa Kỳ, do thiếu ETS quốc gia nên đang cố gắng thúc đẩy hoạt động thị trường carbon tự nguyện thông qua cách tiếp cận dựa trên sự khuyến khích. Năm 2021, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua việc thiết lập thị trường carbon tự nguyện của nông dân...

Đón đọc kỳ tới...

QUẢNG AN


Tài liệu tham khảo: https://www2.deloitte.com/xe/en/insights/industry/financial-services/how-to-evolve-carbon-markets-for-decarbonization-to-net-zero.html

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động