RSS Feed for Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 2]: Điều 6 Thỏa thuận Paris - Những điểm cần lưu ý | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 17:08
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 2]: Điều 6 Thỏa thuận Paris - Những điểm cần lưu ý

 - Như đã biết, sau 6 năm đàm phán, các quy tắc Điều 6 Thỏa thuận Paris đã được nhiều quốc gia coi là một cột mốc quan trọng giúp phát triển thị trường carbon toàn cầu. Quy tắc này đã đặt nền tảng cho một hệ thống thương mại toàn cầu do Liên hợp quốc điều hành được mô phỏng theo Cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư Kyoto.
Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 1]: Một số bài học cần quan tâm Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 1]: Một số bài học cần quan tâm

Trong chuyên đề này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam trân trọng giới thiệu với độc giả “Phân tích của hãng Deloitte về phát triển thị trường carbon toàn cầu” do các nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Dịch vụ Tài chính Deloitte (Deloitte Center for Financial Services) soạn thảo. Đây là những thông tin chuyên sâu về các vấn đề cấp bách nhất mà các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đang phải đối mặt, trong đó có lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

KỲ 2: ĐIỀU 6 CỦA THỎA THUẬN PARIS VÀ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Điều 6.2 Thỏa thuận Paris quy định rõ cách tính chuyển nhượng tín chỉ carbon, trong khi đó Điều 6.4 lại thiết lập một cơ cấu chức năng để thực hiện thị trường carbon quốc tế và làm rõ cách chính phủ các nước nên hạch toán tín chỉ carbon trong các mục tiêu cắt giảm phát thải khí CO₂ quốc gia.

Bên cạnh đó, các khoản tín chỉ được cấp phép theo quy định tại Điều 6 cũng bao gồm “sự điều chỉnh tương ứng” nhằm chứng nhận việc cắt giảm phát thải khí CO₂ của tín chỉ carbon không được đưa vào các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia của quốc gia bán tín chỉ, điều này dẫn đến việc người mua bên ngoài có thể mua được tín chỉ. Cơ chế tính toán này sẽ cho phép các tổ chức phi chính phủ mua tín chỉ carbon được Liên hợp quốc công nhận, điều này đem lại sự đảm bảo chỉ có người mua sẽ duy trì được các quyền lợi về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hơn thế nữa, việc thực hiện các quy tắc Điều 6 có thể tạo ra hai cấp tín chỉ carbon. Khoản tín chỉ đầu tiên sẽ bao gồm các khoản tín chỉ “được điều chỉnh” giúp đảm bảo các yêu cầu cắt giảm phát thải khí CO₂ chỉ được cấp cho người mua cuối cùng. Trong khi đó, lần hai khoản cắt giảm đó sẽ cung cấp các khoản tín chỉ “không điều chỉnh” có thể được sử dụng cho các mục đích khác ngoài việc bù đắp phát thải. Chẳng hạn như hỗ trợ tài chính dựa trên kết quả, hoặc đền bù cho lượng phát thải CO₂ không thể tránh khỏi.

Hiện nhiều người đang kỳ vọng nhu cầu về các khoản tín chỉ carbon tuân thủ theo Điều 6 có thể khiến cho khoản tín chỉ này bị hạn chế khi bị coi là có chất lượng thấp hơn, điều này sẽ làm giảm giá và gây quan ngại về rủi ro danh tiếng. Do đã lường trước kết quả tiềm ẩn trên, nên một số tổ chức chứng nhận tín chỉ carbon tự nguyện đã bắt đầu chuẩn bị đưa ra quyết định về việc có nên điều chỉnh các tiêu chuẩn tín chỉ carbon theo hướng điều chỉnh các phương pháp để cạnh tranh hơn và phù hợp với khuôn khổ Điều 6 hay không, hay để chính các bên cung - cầu tự triển khai thực hiện.

Tìm hiểu thêm về Điều 6 Thỏa thuận Paris (đang có hiệu lực):

Các thỏa thuận theo Điều 6.2 đang ngày càng gây được chú ý trên toàn thế giới khi các quốc gia tìm kiếm thêm công cụ để đạt được những đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Chẳng hạn như Thụy Sĩ đã ký cam kết với hàng chục quốc gia, bao gồm cả Ghana và được nước này ủy quyền tại COP27. Về phần mình, Ghana cũng đang tích cực xây dựng các năng lực theo quy định của Điều 6.2 khi đã thành lập Văn phòng thị trường carbon, công bố khuôn khổ Điều 6 quốc gia và thực hiện các cải tiến đối với Cơ quan đăng ký carbon quốc gia của Ghana.

Nhật Bản cũng đang nổi lên như một quốc gia nổi bật mua tín chỉ carbon trong các quy định thí điểm Điều 6.2. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã thiết lập quan hệ đối tác thực hiện Điều 6 để giúp các nước chia sẻ các thông lệ thực tiễn hàng đầu.

Tương tự, Câu lạc bộ thị trường khí hậu (climate market club), bao gồm chính phủ các nước và các tổ chức tư nhân cũng đang tìm kiếm sự đồng thuận về các nguyên tắc, cũng như cách tiếp cận chung cho các hoạt động thí điểm theo Điều 6.2. Theo đó, các quốc gia này cân nhắc đưa ra cam kết tăng dần tham vọng về ứng phó với biến đổi khí hậu của mình theo thời gian để tránh sự hiểu nhầm đã cho thấy họ đang chỉ dựa vào kết quả giảm phát có thể chuyển nhượng quốc tế (ITMO) chứ không phải các nỗ lực cắt giảm lượng khí thải CO₂ trong nước nhằm đáp ứng NDC của mình.

Hiện chính phủ nhiều nước tiếp tục các hoạt động thí điểm các chương trình theo Điều 6 và chia sẻ hỗ trợ xây dựng năng lực, do vậy, các nước láng giềng sẽ dễ dàng theo đuổi sự hợp tác và hội nhập hơn ở cấp độ khu vực. Các thị trường carbon khu vực có thể cung cấp cơ sở hạ tầng và nền tảng cho sự hình thành hệ thống thương mại carbon toàn cầu trong tương lai.

Ngoài ra, có sự tăng cường mối liên kết giữa các hệ thống giao dịch phát thải (emissions trading systems-ETS) - đây là một hệ thống được thiết lập để quản lý và cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính GHG từ các doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Phụ phí ETS thường áp dụng cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp tham gia vào hệ thống này, hoặc các chương trình mua bán phát thải CO₂ cũng có thể thúc đẩy việc chuyển nhượng ITMO trên toàn cầu.

Ví dụ như EU, Thụy Sĩ có kế hoạch trao đổi các khoản trợ cấp phát thải CO₂ giữa các ETS của họ để đạt được NDC như Điều 6.2 Thỏa thuận Paris cho phép, song các quốc gia này vẫn đang cân nhắc phương cách ngăn chặn dòng kết quả giảm thiểu từ việc tăng giới hạn tín chỉ carbon.

Trong khi các cuộc tranh luận tiếp tục diễn ra về phương cách vận hành hệ thống giao dịch carbon ETS do Liên hợp quốc khởi xướng, thì 19 quốc gia khác có thể theo đuổi nỗ lực đạt được các thỏa thuận song phương và đa phương theo Điều 6.2 Thỏa thuận Paris. Do vậy, các thỏa thuận này cũng có thể mở rộng sang dạng thư ủy quyền, đáp ứng các yêu cầu báo cáo, giám sát các hoạt động giảm thiểu carbon và công nhận việc chuyển giao kết quả giảm thiểu carbon giữa các cơ quan đăng ký.

Điều 6 và những điểm chính cần lưu ý:

Việc triển khai thực hiện Điều 6 Thỏa thuận Paris không phải là một nỗ lực đơn giản, vì vậy mà các nhà đàm phán cũng cần làm rõ các chi tiết thực hiện chính trong COP28 vừa qua, bao gồm rất nhiều quan ngại như:

(1) Làm thế nào để đưa thị trường carbon tự nguyện vào hệ thống giao dịch carbon toàn cầu nếu cả hai đều không tuân thủ Điều 6: Những người tham gia cả hai thị trường carbon đang kêu gọi đạt được thỏa thuận về tính đủ điều kiện của các hoạt động và phương pháp giao dịch do Thỏa thuận Paris phê duyệt, đặc biệt khi chúng liên quan đến vai trò của ‘tránh’ (là một hành động ngăn chặn hoạt động phát thải carbon) và loại bỏ carbon.

(2) Cơ chế cấp phép tín chỉ theo Điều 6 Thỏa thuận Paris: Tín chỉ carbon theo Điều 6.4 dự kiến ​​sẽ không được cấp cho đến năm 2024, hoặc năm 2025 bởi các quyết định về phương pháp tín chỉ, hoạt động đăng ký và các biện pháp bảo vệ nhân quyền vẫn chưa được giải quyết.

(3) Cấu trúc chức năng cho thị trường carbon do Liên hợp quốc điều hành có thể được thiết kế và triển khai như thế nào: Cơ sở hạ tầng thị trường carbon để hỗ trợ chuyển giao ITMO vẫn đang được phát triển. COP27 đã đạt được những bước tiến trong việc phát triển cơ quan đăng ký, cơ sở dữ liệu Điều 6.2, cũng như nền tảng báo cáo và kế toán trung tâm, song những công cụ này dự kiến ​​sẽ không hoạt động cho đến năm 2025.

Đây chính là những lý do để tin tưởng COP28 đã đạt được những tiến bộ nhất định. Tổng Giám đốc COP28 Majid al-Suwaidi đã kêu gọi những người tham gia xây dựng niềm tin vào thị trường carbon bằng cách hợp tác xung quanh các tiêu chuẩn tín chỉ carbon chung. Những nhà đàm phán tham gia Hội nghị về biến đổi khí hậu Bonn 2023 đã đi sâu vào các cuộc thảo luận kỹ thuật mà sau này ảnh hưởng đến chương trình nghị sự COP28. Song các cuộc đàm phán này có thể nhường chỗ cho việc đưa ra quyết định về việc cấp phép và có thể thu hồi các khoản tín chỉ theo Điều 6 Thỏa thuận Paris, vai trò của các hoạt động loại bỏ carbon và cách thức hoạt động của các cơ quan đăng ký theo Điều 6.4.

Đón đọc kỳ tới...

QUẢNG AN


Tài liệu tham khảo:

https://www2.deloitte.com/xe/en/insights/industry/financial-services/how-to-evolve-carbon-markets-for-decarbonization-to-net-zero.html

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động