RSS Feed for Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 1]: Một số bài học cần quan tâm | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 14:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phân tích thị trường carbon toàn cầu [kỳ 1]: Một số bài học cần quan tâm

 - Trong chuyên đề này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam trân trọng giới thiệu với độc giả “Phân tích của hãng Deloitte về phát triển thị trường carbon toàn cầu” do các nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Dịch vụ Tài chính Deloitte (Deloitte Center for Financial Services) soạn thảo. Đây là những thông tin chuyên sâu về các vấn đề cấp bách nhất mà các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đang phải đối mặt, trong đó có lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản - Mô hình tham khảo tốt cho Việt Nam Kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản - Mô hình tham khảo tốt cho Việt Nam

Trong bài báo của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây cho thấy: Mô hình kinh tế carbon tuần hoàn đang áp dụng tại Nhật Bản sẽ là mô hình tham khảo tốt cho các quốc gia và Việt Nam để hiện thực hóa các mục tiêu phát thải ròng về “0”, hay trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.

Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero

Hãy cùng chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam điểm xem: Năm 2023, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản - 5 quốc gia phát thải khí CO2 từ nhiên liệu hóa thạch nhiều nhất thế giới (chiếm 60,2% lượng khí CO2 nhiên liệu hóa thạch thải ra năm 2022 của toàn thế giới) đã đi đến đâu trên hành trình tới Net zero và so sánh với Việt Nam.

KỲ 1: THỊ TRƯỜNG CARBON VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC CẦN QUAN TÂM

Hiện thế giới cần các thị trường carbon tích hợp, minh bạch và mạnh mẽ hơn để loại bỏ carbon trên quy mô lớn. Do vậy, các bên liên quan cần phải hành động ngay từ bây giờ để thúc đẩy sự hội tụ xuyên biên giới và thị trường, đồng thời nỗ lực góp phần nâng cao tiêu chuẩn chứng nhận.

- Thị trường carbon đóng vai trò cơ bản bổ sung cho việc phòng tránh và cắt giảm phát thải khí nhà kính (GHG) trong quá trình chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế carbon thấp. Tuy nhiên, thị trường này vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình.

- Thị trường carbon tự nguyện đã bị cản trở bởi những quan ngại về sự phân mảnh thị trường, chất lượng tín chỉ carbon, tính minh bạch của dữ liệu giao dịch và dự án. Để giúp vượt qua những thách thức này, các bên liên quan nên hợp tác chặt chẽ trên các tiêu chí chứng nhận chung, nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trường và đổi mới tài chính.

Một số hiệp hội công nghiệp và các tổ chức, đơn vị lớn tại nhiều quốc gia đang thí điểm các phương pháp tiếp cận mới nhằm giúp cải thiện cơ sở hạ tầng thị trường carbon, cũng như đơn giản hóa quy trình thương mại và đem lại lợi ích lớn hơn cho cộng đồng địa phương. Tất cả những sáng kiến ​​này, bao gồm các phương pháp mới để tài trợ cho các dự án nhỏ và các nguyên mẫu của blockchain (một cơ chế cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh) và token hóa (được hiểu là một quy trình bảo mật tự động mã hóa số thẻ của mỗi khách hàng thành token). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để củng cố hệ sinh thái giao dịch carbon toàn cầu.

- Sau Hội nghị COP28 niềm tin vào thị trường carbon đã được nâng lên và các bước đi tiếp theo cũng rõ ràng hơn trong một loạt vấn đề đang còn tồn tại. Nhưng hiện áp lực đang gia tăng, buộc các nhà đàm phán phải nhất trí về các phương pháp và hoạt động phù hợp với khuôn khổ Điều 6 của Thỏa thuận Paris cung cấp khuôn khổ quốc tế cho các Bên hợp tác trong việc thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với việc sử dụng các cơ chế dựa trên thị trường carbon. Bên cạnh đó, các nhà đàm phán cũng phải hoàn thiện các quyết định về cơ cấu chức năng của thị trường carbon quốc tế do Liên hợp quốc điều hành.

Thế giới còn khoảng một thập kỷ để thực hiện các giải pháp ngăn chặn những thiệt hại không thể khắc phục được do biến đổi khí hậu, song việc vạch ra đường hướng tới một tương lai bền vững hơn sẽ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư đáng kể.

Mặc dù cơ sở hạ tầng của thị trường carbon đã phát triển nhanh chóng trong vòng 5 năm qua, song xu hướng đang bị phân mảnh cao, kèm theo một số thách thức về cơ cấu đang cản trở tiến độ vận hành (bao gồm sự thiếu tin tưởng nhất quán vào tính toàn vẹn môi trường, độ tin cậy và tính bổ sung của tín chỉ carbon - hình 1).

Phân tích về thị trường carbon toàn cầu [kỳ 1]: Môt số bài học cần quan tâm

Mặc dù các thị trường carbon tuân thủ (compliance carbon markets - CCM) đã được thiết lập tốt, song các yêu cầu về mặt pháp lý khác nhau giữa các khu vực pháp lý, các cấp độ tham vọng khí hậu khác nhau và các giai đoạn phát triển khác nhau hiện đều đang ngăn cản sự hội tụ lớn hơn giữa các thị trường.

Thị trường carbon tự nguyện (voluntary carbon markets - VCM) là hoạt động mua bán toàn cầu về quyền yêu cầu trách nhiệm đối với việc giảm phát thải khí nhà kính GHG, hoặc loại bỏ hoàn toàn GHG khỏi bầu khí quyển. Các quyền này được các công ty giao dịch dưới dạng token - được gọi là tín chỉ carbon, có thể được bán nhiều lần - nơi chính phủ, tổ chức và cá nhân có thể mua tín chỉ theo ý muốn, nhưng lại đang có xu hướng bị rạn nứt, một phần do có quá nhiều chủ thể hoạt động trong đó.

Kết quả là, người mua, người bán và người trung gian đều có thể gặp khó khăn trong việc giám sát, cũng như xác thực các khoản tín chỉ carbon cơ bản một cách có hệ thống, đáng tin cậy và nhất quán. Điều này có thể gây ra những rủi ro về danh tiếng và làm giảm nhu cầu. Chẳng hạn như một số công ty sẽ ngừng đưa tín chỉ carbon vào các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu và các mục tiêu không phát thải carbon. Sự miễn cưỡng như vậy cũng sẽ làm giảm giá carbon xuống ở mức thấp.

Một công cụ quan trọng để giúp nâng cao hiệu quả của thị trường carbon và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại xuyên biên giới là Chương trình làm việc (work program) của Thỏa thuận Paris. Đặc biệt, chương trình này cũng đã hướng dẫn về cách tiếp cận hợp tác theo Điều 6.2 và các quy tắc, phương thức, thủ tục (rules, modalities, and procedures-RMP) theo cơ chế Điều 6.4 đã được thống nhất tại COP26 nhằm thiết lập một cơ cấu chức năng để thực hiện thị trường carbon quốc tế, cũng như làm rõ cách các chính phủ nên hạch toán tín chỉ trong mục tiêu phát thải quốc gia thông qua các phương pháp hợp tác để chuyển giao tín chỉ carbon giữa các quốc gia, còn được gọi là chuyển nhượng kết quả giảm phát thải CO₂ quốc tế (internationally transferred mitigation outcomes-ITMO).

Theo đó, các điều khoản nêu trong Điều 6 Thỏa thuận Paris có thể giúp thúc đẩy thị trường tự nguyện VCM bằng cách cho phép các doanh nghiệp và cá nhân tham gia đồng bộ vào một hệ thống toàn cầu nhằm tuân thủ các chính sách tương tự về việc cho phép các yêu cầu giảm lượng khí thải carbon như chính phủ các nước triển khai thực hiện. Điều này cũng có thể đạt hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình loại bỏ carbon cao hơn nữa, nếu các quốc gia tái đầu tư số tiền tiết kiệm được từ việc sử dụng ITMO vào các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu bổ sung thì có thể làm tăng gấp đôi tổng lượng phát thải khí CO₂ được cắt giảm trên toàn thế giới.

Mặc dù đã đạt được tiến bộ đáng kể trong thời gian qua, song đây không phải là một công việc đơn giản và áp lực đang ngày càng gia tăng đối với các nhà đàm phán nhằm làm rõ chi tiết các cam kết tại COP28 vừa qua.

Bên cạnh những nỗ lực của Liên hợp quốc, các hiệp hội công nghiệp, các tổ chức toàn cầu khác cũng đang tích cực thúc đẩy các sáng kiến ​​giúp tăng cường tính minh bạch của thị trường, thúc đẩy đổi mới và mang lại lợi ích tín chỉ carbon. Hiện khu vực tư nhân, chẳng hạn như Hội đồng minh bạch về thị trường carbon tự nguyện (integrity council for the voluntary carbon market - ICVCM) đã tập trung vào phía nguồn cung và Sáng kiến ​​minh bạch thị trường carbon tự nguyện (voluntary carbon markets integrity initiative - VCMII) thì lại tập trung vào phía nguồn cầu với nỗ lực xây dựng niềm tin vào việc cung cấp tín chỉ carbon và hướng dẫn các doanh nghiệp cách sử dụng chúng trong lộ trình phát thải khí CO₂ ròng bằng 0 (Net zero) của họ. Hiện các tổ chức này đang thử nghiệm các phương pháp tiếp cận mới để tinh chỉnh các hoạt động kinh doanh carbon và nâng cao kết quả của họ (hình 2).

Phân tích về thị trường carbon toàn cầu [kỳ 1]: Môt số bài học cần quan tâm

Những động lực trong cải thiện tính minh bạch, cũng như tạo ra các tiêu chuẩn toàn cầu nhất quán hơn sẽ tạo chỗ đứng vững chắc cho thị trường carbon. Mặt khác, sự kết nối lớn hơn giữa thị trường carbon tuân thủ, cũng như thị trường carbon tự nguyện có thể sẽ góp phần làm cho mạng lưới thương mại trở nên hiệu quả, đáng tin cậy và có tính thanh khoản hơn.

Đón đọc kỳ tới...

QUẢNG AN


Tài liệu tham khảo:

https://www2.deloitte.com/xe/en/insights/industry/financial-services/how-to-evolve-carbon-markets-for-decarbonization-to-net-zero.html

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động