RSS Feed for Nhận định, Phản biện Thứ bảy 27/07/2024 06:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vốn đầu tư cho Quy hoạch điện VIII [kỳ 1]: Hiện trạng, nhu cầu, kế hoạch, biện pháp huy động

Vốn đầu tư cho Quy hoạch điện VIII [kỳ 1]: Hiện trạng, nhu cầu, kế hoạch, biện pháp huy động
Tổng vốn đầu tư cho nguồn, lưới điện truyền tải giai đoạn 2021-2030 trong Quy hoạch điện VIII khoảng 134,7 tỷ USD (nguồn điện 119,8 tỷ USD, truyền tải điện 14,9 tỷ USD). Đây là một thách thức rất lớn. Trước thực tế này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam thực hiện chuyên đề phản biện khoa học về: “Nhu cầu, thách thức huy động vốn đầu tư cho Quy hoạch điện VIII và giải pháp chính sách”. Trân trọng gửi tới các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Điện gió trên biển và vấn đề cấp phép, quy hoạch không gian biển quốc gia Việt Nam

Điện gió trên biển và vấn đề cấp phép, quy hoạch không gian biển quốc gia Việt Nam
Quy hoạch điện VIII, cũng như nhiều chính sách khác đã xác định rõ mục tiêu phát triển ngành điện gió trên biển, đồng thời đặt ra nhiều thách thức về cơ chế, chính sách, quy trình cấp phép và quy hoạch không gian biển quốc gia. Đề cập sâu hơn về nội dung này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam giới bài viết của chuyên gia Cục Biển và Hải đảo Việt Nam dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.

Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ 4)

Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ 4)
Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ 4) với chủ đề “Cơ chế, chính sách phát triển điện khí, điện gió, điện rác, năng lượng sinh khối theo Quy hoạch điện VIII - Thực trạng và giải pháp tháo gỡ” vừa được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Huy động vốn FDI cho các dự án điện ở Việt Nam [tạm kết]: Giải pháp và 5 nhóm vấn đề cần ưu tiên

Huy động vốn FDI cho các dự án điện ở Việt Nam [tạm kết]: Giải pháp và 5 nhóm vấn đề cần ưu tiên
Trong các kỳ trước, chúng ta đã tham khảo các phân tích về thực trạng, cơ hội, rủi ro, thách thức trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho đầu tư phát triển ngành điện Việt Nam. Tạm kết chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và khuyến nghị 5 nhóm vấn đề cần được ưu tiên tháo gỡ để sớm có dòng vốn FDI cho Quy hoạch điện VIII.

Cam kết Net zero vào năm 2060 và chính sách đầu tư các nguồn điện của Trung Quốc

Cam kết Net zero vào năm 2060 và chính sách đầu tư các nguồn điện của Trung Quốc
Khử cacbon trong ngành năng lượng là một quy trình phức tạp, đòi hỏi phải có đường lối vững chắc và được hỗ trợ khoa học ở cấp chính phủ. Quá trình này cũng đòi hỏi tư duy chiến lược dài hạn, dự đoán xu hướng thị trường trong một, hoặc hai thập kỷ để chuyển đổi hiệu quả toàn bộ nền kinh tế hướng tới một tương lai phát thải ròng bằng 0. Đề cập đến vấn đề này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu bài viết dưới đây của TS. Xuyang Dong - Nhà phân tích chính sách năng lượng và tài chính khí hậu Trung Quốc để bạn đọc tham khảo.

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi)

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 78]: Điện hạt nhân trong Kế hoạch năng lượng cơ bản (sửa đổi)
Trong kế hoạch năng lượng cơ bản mới của Nhật Bản sẽ không được viết “xây thêm”, mà thay vào đó là “thay thế” (bao gồm cả việc xây dựng lại lò phản ứng hạt nhân hiện có). Bởi vẫn còn nhiều ý kiến phản đối việc mở rộng các nhà máy điện hạt nhân, nên theo cách này để nhằm ngăn chặn kích động từ luồng dư luận còn khác biệt.

Suất đầu tư xây dựng công trình thủy điện tích năng trên thế giới và dự kiến ở Việt Nam

Suất đầu tư xây dựng công trình thủy điện tích năng trên thế giới và dự kiến ở Việt Nam
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá thủy điện tích năng. Góp ý thêm cho dự thảo này, trong kỳ trước, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có các đề xuất cụ thể [*]. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp một số nội dung liên quan đến suất đầu tư nguồn điện này và so sánh với đầu tư lưu giữ điện bằng pin trên thế giới hiện nay.

Triển vọng, rào cản phát triển điện gió trên thế giới, Việt Nam trong ngắn và trung hạn

Triển vọng, rào cản phát triển điện gió trên thế giới, Việt Nam trong ngắn và trung hạn
Trong phân khúc năng lượng tái tạo, điện gió có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong hơn một thập kỷ qua và sẽ đạt ngưỡng 3 TW vào cuối thập kỷ này. Dưới đây là dự báo của POWER (Mỹ) về triển vọng, trở ngại của phân khúc này từ năm 2024. Tạp chí Năng lượng Việt Nam lược dịch, cập nhật những thông tin chính để chúng ta cùng tham khảo.

Năng lượng biển - Cuộc cách mạng mới ở châu Âu và tiềm năng của Việt Nam

Năng lượng biển - Cuộc cách mạng mới ở châu Âu và tiềm năng của Việt Nam
Năng lượng biển - cuộc cách mạng mới đang lên và được Liên minh châu Âu (EU) quan tâm phát triển. Đây là nguồn năng lượng tái tạo vô tận, giúp nhân loại sớm duy trì mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng dưới 2°C. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật chủ đề này giúp chúng ta tham khảo, ứng dụng, nhất là khi biển đảo Việt Nam đang được dư luận trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt.
Năm thách thức lớn của chuyên ngành điện gió và một số giải pháp tình thế khả thi

Năm thách thức lớn của chuyên ngành điện gió và một số giải pháp tình thế khả thi

Việc sử dụng các nguồn năng lượng xanh, sạch, hay năng lượng tái tạo đang là chủ đề được dư luận quan tâm khi mục tiêu trung hòa cacbon, hay Net zero đang đến gần, nhưng đi sâu vào từng phân khúc của các chuyên ngành, chúng ta sẽ thấy những rào cản lớn đang kìm hãm tốc độ phát triển. Dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật những thách thức lớn mà ngành công nghiệp điện gió đang, sẽ phải đối mặt và một vài giải pháp tình thế để vượt qua.
Kinh nghiệm quốc tế về đưa luật pháp vào phân khúc tái chế pin và lộ trình của Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về đưa luật pháp vào phân khúc tái chế pin và lộ trình của Việt Nam

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và mục tiêu trung hòa carbon đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh xe điện (EV) sôi động như hiện nay. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số thông tin liên quan đến những quy định mới về tái chế pin kể từ năm 2024 và kinh nghiệm tái chế pin trên thế giới để bạn đọc cùng tham khảo.
Những hệ lụy đến an ninh cung cấp điện khi chậm ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Những hệ lụy đến an ninh cung cấp điện khi chậm ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/5/2023 tại Quyết định số 500/QĐ-TTg. Tuy nhiên, cho đến nay (sau 10 tháng), Chính phủ vẫn chưa ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch. Việc chậm trễ này sẽ gây ra những hệ lụy cho an ninh cung cấp điện của nước ta trong thời gian sắp tới. Dưới đây là một số phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 67]: Phân tích về mô hình kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản

Trong bài báo của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương dưới đây cho thấy: Mô hình kinh tế carbon tuần hoàn đang áp dụng tại Nhật Bản sẽ là mô hình tham khảo tốt cho các quốc gia để hiện thực hóa các mục tiêu phát thải ròng về “0”, hay trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.
Dự báo về nhu cầu sử dụng LNG cho sản xuất điện trên toàn cầu vào năm 2040

Dự báo về nhu cầu sử dụng LNG cho sản xuất điện trên toàn cầu vào năm 2040

Hãng Shell vừa công bố Báo cáo triển vọng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) năm 2024 (Shell’s Liquefied Natural Gas ‘LNG’ Outlook). Trong báo cáo, Shell dự báo khả năng đầu tư dài hạn cho LNG sau năm 2040 sẽ mờ dần, nhưng nhu cầu sử dụng LNG vẫn tăng ở các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở khu vực châu Á... Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số nội dung chính trong Báo cáo này để bạn đọc tham khảo.
Cải cách thị trường điện của EU có gì đặc biệt và Việt Nam có thể tham khảo những gì?

Cải cách thị trường điện của EU có gì đặc biệt và Việt Nam có thể tham khảo những gì?

​Sau thời gian dài trì trệ bởi những bất đồng giữa Đức và Pháp, vào những ngày cuối năm 2023, các bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận tạm thời về cải cách thị trường điện. EU hy vọng qua sự kiện này có thể bình ổn thị trường năng lượng, đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo. Bài viết dưới đây vừa được chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp từ Tạp chí Công nghệ Điện tương lai của Anh (FPT) và tóm tắt một số nhận định.
Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng trên toàn cầu và những vấn đề Việt Nam cần quan tâm

Phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng trên toàn cầu và những vấn đề Việt Nam cần quan tâm

Nội dung bài báo dưới đây gồm ba vấn đề chính: (1) Tình hình chung về phát thải khí nhà kính từ tiêu dùng năng lượng trên thế giới; (2) Thực trạng phát thải khí nhà kính trong năm 2022 từ tiêu dùng năng lượng của thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện (trên các phương diện tổng số, bình quân đầu người, bình quân trên đơn vị EJ năng lượng sơ cấp tiêu dùng và bình quân trên 103 USD/GDP); (3) Phát thải khí nhà kính từ tiêu dùng năng lượng của Việt Nam năm 2022 và những vấn cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới.
Theo con đường cải cách của Việt Nam, Cuba bắt đầu bỏ chính sách trợ giá năng lượng

Theo con đường cải cách của Việt Nam, Cuba bắt đầu bỏ chính sách trợ giá năng lượng

Trong nỗ lực bỏ bù giá cho năng lượng, Chính phủ Cuba đặt ra kế hoạch dần tăng giá xăng, dầu, khí hóa lỏng (LPG) và điện gần với giá thị trường. Tuy nhiên, điều đó không dễ thực hiện ở một đất nước có quá nhiều thứ được bù giá. Nhìn cách xử lý của Chính phủ Cuba, dường như chúng ta được thấy lại những khó khăn chồng chất của chính Việt Nam vào những năm 1980 của thế kỷ trước.
Giá điện gió nhập khẩu từ Lào (sau năm 2025) và thách thức triển khai các nguồn điện Việt Nam

Giá điện gió nhập khẩu từ Lào (sau năm 2025) và thách thức triển khai các nguồn điện Việt Nam

Công ty Mua bán điện (EPTC) vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về khung giá phát điện nhập khẩu điện từ Lào cho giai đoạn sau năm 2025. Đây là văn bản đề xuất giá nhập khẩu điện từ Lào, nhưng lại có khả năng tạo ra tiền lệ, ảnh hưởng tới đầu tư thực hiện các dự án nguồn (thủy điện và điện gió) trong Quy hoạch điện VIII. Dưới đây là nhận xét của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về tính khả thi của đề xuất này.
Dự án CCS/CCUS [*] bổ sung động lực mới trong chiến lược phát triển bền vững của PVEP

Dự án CCS/CCUS [*] bổ sung động lực mới trong chiến lược phát triển bền vững của PVEP

Qua bài báo của chuyên gia Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây cho thấy: Dự án CCS/CCUS (thu hồi, lưu trữ CO2/thu hồi, lưu trữ và sử dụng CO2) của PVEP khi đi vào hoạt động và trở thành một ngành kinh doanh, không chỉ đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp ngành dầu khí trong nước, mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế trong tương lai tới.
Kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản - Mô hình tham khảo tốt cho Việt Nam

Kinh tế carbon tuần hoàn của Nhật Bản - Mô hình tham khảo tốt cho Việt Nam

Trong bài báo của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây cho thấy: Mô hình kinh tế carbon tuần hoàn đang áp dụng tại Nhật Bản sẽ là mô hình tham khảo tốt cho các quốc gia và Việt Nam để hiện thực hóa các mục tiêu phát thải ròng về “0”, hay trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.
Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero

Năm nước phát thải hàng đầu và Việt Nam trên hành trình tới Net zero

Hãy cùng chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam điểm xem: Năm 2023, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản - 5 quốc gia phát thải khí CO2 từ nhiên liệu hóa thạch nhiều nhất thế giới (chiếm 60,2% lượng khí CO2 nhiên liệu hóa thạch thải ra năm 2022 của toàn thế giới) đã đi đến đâu trên hành trình tới Net zero và so sánh với Việt Nam.
Biến đổi khí hậu - Một số quan điểm được nói rõ thêm

Biến đổi khí hậu - Một số quan điểm được nói rõ thêm

Ngày nay, biến đổi khí hậu là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên thế giới. Các cuộc thảo luận đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và trở thành một phần của chính trị thế giới. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi có nhiều quan điểm rất khác nhau về vấn đề này. Sau đây là những sự thật về nóng lên toàn cầu để bạn có thể đưa ra quan điểm của riêng mình về nội dung này.
Giá điện 2 thành phần - Xu thế tất yếu trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Giá điện 2 thành phần - Xu thế tất yếu trong chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Việc áp dụng giá điện hai thành phần (theo công suất và điện năng tiêu thụ) được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, cũng như người tiêu dùng điện. Vì vậy, Bộ Công Thương đã giao EVN nghiên cứu giá điện hai thành phần để tiến tới thay thế cho giá điện một thành phần (tiền điện chỉ trả theo điện năng tiêu thụ) đang thực hiện. Để làm rõ thêm nội dung này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có bài viết tổng hợp, phân tích dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Dự báo vốn đầu tư cho năng lượng sạch đến năm 2030 và triển vọng nhiên liệu hydro vào năm 2050

Dự báo vốn đầu tư cho năng lượng sạch đến năm 2030 và triển vọng nhiên liệu hydro vào năm 2050

Để bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về nguồn vốn đầu tư cho năng lượng sạch đến năm 2030 và triển vọng hydro cho mục tiêu Net Zero, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật dự báo và phân tích mới nhất của Công ty Dịch vụ Tài chính Hoa Kỳ - S&P Global vừa công bố nhân dịp bước sang năm 2024 dưới đây để bạn đọc tham khảo.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động