RSS Feed for Cam kết Net zero vào năm 2060 và chính sách đầu tư các nguồn điện của Trung Quốc | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 08/09/2024 06:19
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cam kết Net zero vào năm 2060 và chính sách đầu tư các nguồn điện của Trung Quốc

 - Khử cacbon trong ngành năng lượng là một quy trình phức tạp, đòi hỏi phải có đường lối vững chắc và được hỗ trợ khoa học ở cấp chính phủ. Quá trình này cũng đòi hỏi tư duy chiến lược dài hạn, dự đoán xu hướng thị trường trong một, hoặc hai thập kỷ để chuyển đổi hiệu quả toàn bộ nền kinh tế hướng tới một tương lai phát thải ròng bằng 0. Đề cập đến vấn đề này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu bài viết dưới đây của TS. Xuyang Dong - Nhà phân tích chính sách năng lượng và tài chính khí hậu Trung Quốc để bạn đọc tham khảo.
Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải Giá mua điện khí 2 thành phần - Tham khảo cách điều hành của Ủy ban Phát Cải Thượng Hải

Thông báo của Ủy ban Cải cách và Phát triển TP Thượng Hải về điều chỉnh giá khí cho thấy cơ chế mua điện khí (bao gồm giá điện năng và giá công suất) ở một thành phố lớn của Trung Quốc. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp về nội dung thông báo này để bạn đọc hiểu thêm về một cơ chế mua điện khí.

Góc nhìn khác về chuyển đổi năng lượng công bằng ở Nam Phi, Indonesia, Việt Nam Góc nhìn khác về chuyển đổi năng lượng công bằng ở Nam Phi, Indonesia, Việt Nam

Từ sau COP26, hợp tác Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) đang được ca ngợi như phương pháp nước giàu cấp tài chính cho các nước nghèo để thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch. Nhưng TS. Sean Sweeney của Đại học Thành phố New York [*] lại có góc nhìn khác về thỏa thuận này. (Lược dịch của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Lộ trình Net zero của Việt Nam - Nghiên cứu và khuyến nghị từ quốc tế Lộ trình Net zero của Việt Nam - Nghiên cứu và khuyến nghị từ quốc tế

McKinsey - một trong ba công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới (Big Three) của Hoa Kỳ vừa cập nhật báo cáo tựa đề “Hoạch định lộ trình hoàn thành mục tiêu phát thải Net zero cho Việt Nam” (Charting a path for Vietnam to achieve its Net-zero goals). Tạp chí Năng lượng Việt Nam tóm tắt các nghiên cứu và khuyến cáo chính của McKinsey liên quan đến lĩnh vực năng lượng để bạn đọc tham khảo.

Đánh giá về cơ cấu điện năng của Trung Quốc trong năm 2023:

Thật đáng kinh ngạc là Trung Quốc đã lắp đặt công suất 292,8 GW năng lượng tái tạo trong năm 2023, tăng 3% so với năm 2022 - vượt xa mọi dự đoán. Trung Quốc đang tăng tốc điện khí hóa, duy trì nhu cầu điện tăng trưởng mạnh trước cả mức tăng trưởng GDP +5,2%.

Trong tháng cuối cùng của năm 2023, Trung Quốc đã bổ sung tổng công suất ròng mới là 92,2 GW, nâng tổng công suất mới bổ sung trong năm 2023 lên 360,1 GW.

Trong tổng công suất lắp đặt đến hết năm 2023, có 302,2 GW là công suất phát thải bằng 0.

Điện mặt trời tiếp tục dẫn đầu trong lắp đặt công suất mới không có phát thải. Trong năm 2023, Trung Quốc đã bổ sung tổng cộng 216,9 GW công suất điện mặt trời, chiếm 60% công suất lắp đặt mới hàng năm.

Chỉ riêng trong tháng 12/2023, quốc gia này đã bổ sung thêm 51,9 GW công suất điện mặt trời vào lưới điện, chiếm 56% công suất bổ sung mới trong tháng.

Tiếp theo sự bùng nổ năng lượng mặt trời là sự gia tăng đáng kể của điện gió. Trong tháng 12, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động 28,5 GW công suất điện gió, chiếm 31% tổng công suất bổ sung mới trong tháng.

Như vậy, công suất điện gió lắp đặt mới vào năm 2023 tăng lên 75,9 GW, chiếm 21% tổng công suất lắp đặt mới, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhưng 2023 không phải là năm tốt nhất cho thủy điện. Vào năm 2023, Trung Quốc đã bổ sung thêm 8 GW công suất thủy điện mới, chiếm 2% tổng công suất lắp đặt mới trong năm và giảm 66% so với cùng kỳ khi Trung Quốc gần bão hòa công suất thủy điện. Trong đó, công suất thủy điện tích năng tăng 11,2%.

Năm 2023 chứng kiến ​​Trung Quốc chỉ bổ sung thêm 1,4 GW công suất điện hạt nhân, giảm 77% so với tốc độ tăng trong năm 2022.

Đáng chú ý, Trung Quốc tiếp tục bổ sung thêm công suất nhiệt điện. Trong tháng 12, quốc gia này bổ sung thêm 11,5 GW công suất nhiệt điện, chiếm 12% tổng công suất lắp đặt mới trong tháng.

Như vậy, đã nâng công suất nhiệt điện mới lắp đặt lên 57,9 GW vào năm 2023, chiếm 16% tổng công suất mới bổ sung, tăng 30% so với năm 2022.

Đến cuối năm 2023, công suất lắp đặt điện không phát thải khí CO2 (điện gió, mặt trời, thủy điện, hạt nhân) trên toàn quốc của Trung Quốc đạt 1.529 GW, tương đương 52,4% tổng công suất lắp đặt, tăng 24,2% so với năm 2022.

Tổng công suất điện mặt trời lắp đặt đạt 609 GW, chiếm 20,9% tổng công suất lắp đặt. Như vậy, điện mặt trời tăng 55,2% so với năm 2022 và củng cố vị thế của Trung Quốc - quốc gia dẫn đầu thế giới về công suất năng lượng mặt trời được lắp đặt. (Hoa Kỳ ở vị trí thứ hai rất xa).

Vào cuối năm 2023, tổng công suất điện gió lắp đặt đã vượt tổng công suất thủy điện. Công suất điện gió lắp đặt đạt 441 GW vào cuối năm 2023, chiếm 15,1% tổng công suất lắp đặt, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Công suất nhiệt điện được lắp đặt tiếp tục tăng với tốc độ không bền vững (xét đến những vấn đề về biến đổi khí hậu), đạt 1390 GW, tăng 4,3% so với năm 2022.

Vào cuối năm 2023, công suất nhiệt điện lắp đặt đạt 47,6% tổng công suất lắp đặt, giảm so với tỷ trọng công suất lắp đặt của nhiệt điện vào cuối quý 1 của năm 2023 là 51%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tỷ lệ phát điện quan trọng hơn, do tỷ lệ sử dụng công suất khác nhau đáng kể.

Trong tháng 12/2023, nhu cầu điện quốc gia của Trung Quốc tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 829 Terawatt giờ (TWh - tỷ kWh). Sản lượng điện mặt trời đạt 21 TWh trong tháng 12, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 2023, tổng sản lượng điện mặt trời đạt 294 TWh. Trong khi năng lượng mặt trời chiếm 20,9% công suất lắp đặt vào cuối năm 2023, thì tỷ lệ phát điện năng lượng mặt trời chỉ chiếm 3% trong tổng số, ngay cả khi tăng 28,4% so với năm trước - phản ánh tỷ lệ sử dụng công suất năng lượng mặt trời thấp bất thường - một lĩnh vực mà chúng tôi sẽ tiến hành phân tích thêm trong Báo cáo Mô hình Điện lực Trung Quốc đến năm 2040 sắp tới.

Sản lượng điện gió đạt 81 TWh trong tháng 12/2023, tăng 12,6% so với cùng kỳ, nâng tổng sản lượng điện gió năm 2023 lên 809 TWh, chiếm 9% tổng sản lượng điện, tăng 17,8% so với cùng kỳ.

Trong tháng 12, thủy điện đã phát 78 TWh, tăng 3,7% so với cùng kỳ, nâng tổng sản lượng thủy điện năm 2023 lên 1.141 TWh, chiếm 13% tổng sản lượng, giảm 5,1% so với cùng kỳ.

Sản lượng điện hạt nhân đạt 38 TWh trong tháng 12, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2023, sản lượng điện hạt nhân cả năm đạt 433 TWh, chiếm 5% tổng sản lượng điện - cho thấy mức tăng 3,7% so với năm 2022.

Sản xuất nhiệt điện vẫn chiếm 70% tổng công suất phát điện vào năm 2023, đạt 6.232 TWh trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 12, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua việc khử carbon:

Nhà phân tích năng lượng hàng đầu Trung Quốc Lauri Myllyvirta thuộc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) cho rằng: Năng lượng sạch là động lực hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Trung Quốc. Nhiều người vẫn hoài nghi về khả năng phục hồi kinh tế của quốc gia này khi thị trường bất động sản nhà ở sụp đổ trong thời gian qua. Năm nay, báo cáo này cho thấy một sự xoay chuyển chiến lược kinh tế vĩ mô có ý nghĩa toàn cầu vào năm 2023 nhằm kích thích sự phục hồi kinh tế của đất nước bằng cách đẩy mạnh đầu tư vào các ngành công nghiệp không phát thải trong tương lai. Cụ thể ở đây là năng lượng mặt trời, pin và xe điện.

Báo cáo của CREA nhấn mạnh rằng: Năng lượng sạch nổi lên như động lực chính cho sự phát triển kinh tế tổng thể của Trung Quốc, chiếm khoảng 40% mức tăng trưởng GDP hàng năm trên tất cả các lĩnh vực, trong khi toàn bộ mức tăng trưởng đầu tư vào năm 2023 đều là từ năng lượng sạch. Sự chuyển hướng này thể hiện rõ hơn trong xu hướng đầu tư trong năm 2023, chuyển từ lĩnh vực bất động sản sang sản xuất, đặc biệt là sản xuất trong lĩnh vực năng lượng sạch. Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản giảm 10% so với cùng kỳ vào năm 2022 và giảm thêm 9% so với cùng kỳ vào năm 2023.

Ngược lại, đầu tư vào sản xuất tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó đầu tư vào lĩnh vực điện và lĩnh vực nhiệt tăng 23% so với cùng kỳ (do nguồn vốn phân bổ lớn vào lĩnh vực năng lượng sạch).

Xu hướng này cũng có thể được theo dõi trong các khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp nhà nước (SOE) về năng lượng của Trung Quốc. Như chúng tôi đã nhấn mạnh trong báo cáo Giảm lượng carbon ở Trung Quốc và thế giới: Các doanh nghiệp nhà nước (SOE) thuộc lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo để đáp ứng Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, tất cả 5 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất trong lĩnh vực năng lượng được xem xét trong báo cáo đều đang điều chỉnh chi tiêu vốn xây dựng cơ bản (capex) của họ như xu hướng là ở cấp độ công ty mẹ hợp nhất, với chính sách năng lượng quốc gia trọng tâm của Chính phủ Trung Quốc được nêu trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025). Mục tiêu này là tăng 50% sản lượng năng lượng tái tạo và yêu cầu tăng 50% lượng điện tiêu thụ từ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2021-2025.

Các doanh nghiệp nhà nước này đã áp dụng nhiều chiến lược khác nhau để đáp ứng các mục tiêu năng lượng đặt ra trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, hoạt động trong bối cảnh các mục tiêu carbon kép bao trùm của Trung Quốc - đạt mức phát thải CO2 cao nhất trước năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.

Các doanh nghiệp nhà nước đang tăng cường đáng kể đầu tư vào năng lượng tái tạo và tích cực theo đuổi đa dạng hóa bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn. Hơn nữa, để phù hợp với chính sách năng lượng tập trung và tăng tỷ trọng năng lượng sạch trong danh mục đầu tư của mình, các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện các chương trình thâu tóm chiến lược ở cấp công ty mẹ. Nỗ lực phối hợp này phản ánh cam kết của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu chính sách của chính quyền trung ương và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Việc tiêu thụ xe điện mạnh mẽ ở Trung Quốc cũng đã phá vỡ bối cảnh ngành công nghiệp xe điện toàn cầu.

Tổ chức cố vấn CSIS có trụ sở tại Hoa Kỳ ước tính rằng: Tổng chi tiêu của Bắc Kinh cho ngành công nghiệp xe điện đã vượt quá 125 tỷ USD từ năm 2009 đến năm 2021. Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu xe lớn nhất thế giới và Công ty sản xuất xe điện BYD của Trung Quốc đã vượt qua Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới.

Những bài học từ tiến độ khử carbon của Trung Quốc:

Như đã nêu ở trên, tiến độ đáng kinh ngạc trong quá trình khử carbon của Trung Quốc là động lực số 1 của đầu tư và tăng trưởng GDP. Nó cũng đang tạo ra nhiều việc làm trong tương lai.

Ví dụ Australia, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, nhưng thực tế là ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã qua thời kỳ đỉnh cao và sự thất bại về chính sách, cũng như sức ì trong một thập kỷ của Đảng Tự do Quốc gia đã khiến quốc gia này bị hạn chế thời gian để chuyển đổi sang lực lượng lao động thực hiện việc khử cacbon - một thách thức mà Chính phủ của Thủ tướng Albanese đương nhiệm vẫn chưa giải quyết triệt để.

Có thể có những bài học từ Trung Quốc - quốc gia đang phải đối mặt với thách thức tương tự. Sơn Tây là tỉnh khai thác than lớn nhất đất nước, được cho là tương đương với New South Wales, mặc dù ở quy mô lớn hơn nhiều. Chính quyền tỉnh Sơn Tây đã báo cáo rằng: Khoảng 250.000 việc làm ở Sơn Tây được dự đoán sẽ bị mất vào năm 2050 khi chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo.

Ở Trung Quốc đã có sự thay đổi rõ ràng trong lực lượng lao động. Ví dụ, theo nền tảng tuyển dụng trực tuyến Zhilian Zhaopin của Trung Quốc, các công việc được quảng bá trong ngành năng lượng mới đã tăng 36% chỉ trong nửa năm đầu 2023. Vị trí dành cho kỹ sư năng lượng gió đã tăng đáng kể (738% so với cùng kỳ năm trước) do lĩnh vực năng lượng sạch đang bùng nổ. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi số lượng dự án điện gió ngày càng tăng, đòi hỏi nhiều kỹ sư hơn để nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và bảo trì. Các vị trí giám sát kỹ thuật đã chứng kiến ​​​​mức tăng trưởng khổng lồ (322% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2023), phù hợp với sự mở rộng nhanh chóng của các dự năng lượng mới.

Mặc dù Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để xanh hóa toàn bộ hệ thống điện quốc gia, nhưng lực lượng lao động và nền kinh tế khổng lồ của nước này đã đẩy các ngành công nghiệp phát thải cao vào tình trạng lỗi thời theo thời gian. Các ưu tiên đầu tư của Trung Quốc cho thấy tương lai được hỗ trợ bởi năng lượng sạch và đang nắm bắt cơ hội phát triển, dẫn đầu và thống trị thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu.

Để đạt được mục tiêu khử carbon đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ quan tâm đến lợi ích tài chính ngắn hạn. Cải cách cơ cấu cơ bản trong nền kinh tế của đất nước là điều kiện tiên quyết để phát triển mạnh từ quá trình khử cacbon cả về môi trường và kinh tế. Ở Trung Quốc, điều này được củng cố bởi quá trình chuyển đổi hệ thống năng lượng đang tăng tốc mà các phân tích của chúng tôi đã theo dõi, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thậm chí còn tiến xa hơn so với phần còn lại của thế giới./.

BIÊN DỊCH: NGUYỄN THỊ THU HÀ (VINATOM)


Nguồn: https://climateenergyfinance.org/wp-content/uploads/2024/01/MONTHLY-CHINA-ENERGY-UPDATE-_-2023-China-Electricity-Mix-Yearly-Review-1-1.pdf

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động