RSS Feed for Mỹ và những bước tiến mới về năng lượng tái tạo | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 13/12/2024 17:29
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Mỹ và những bước tiến mới về năng lượng tái tạo

 - Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Mỹ, ông Ken Salarza vừa có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo hàng đầu trong ngành năng lượng gió ngoài khơi tại Boston, Mỹ. Phát biểu tại đây, ông cho biết: “Chương trình năng lượng tái tạo của chính quyền Tổng thống Obama đã cấp phép cho hàng chục các dự án xây dựng trên đất công và sẽ tổ chức các phiên đấu giá chưa từng có trong lịch sử ngành thương mại năng lượng gió của vùng Đại Tây Dương trong năm nay. Sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo, cũng như các năng lượng truyền thống (dầu mỏ, khí đốt trên biển hay đất liền) có thể bị cản trở do sự cắt giảm ngân quỹ quốc gia”.

>> Chính sách năng lượng Hoa Kỳ đang thay đổi
>> “Siêu cường năng lượng” và giấc mơ của Mỹ
>> Nếu nước Mỹ độc lập về năng lượng
>> Mỹ tự túc được năng lượng do sản lượng dầu khí đá phiến tăng cao?
>> CNOOC thâu tóm Nexen, hệ lụy gì đến chính quyền Tổng thống Obama?
>> Trung-Mỹ, ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến dầu mỏ ở châu Phi?
>> Nước Mỹ sẽ độc lập về năng lượng?
>> Giá dầu và công cuộc phục hồi kinh tế sau khủng hoảng

Theo chiến lược “đi tắt, đón đầu”, Hoa Kỳ đã xác định sáu khu vực năng lượng gió dọc theo bờ biển Đại Tây Dương có tiềm năng gió lớn nhất và ít xung đột quyền sử dụng.

Theo Bộ Nội vụ Mỹ, quốc gia này đã đạt được nhiều thành tựu lớn, thông qua cấp phép hàng chục dự án về năng lượng gió, năng lượng mặt trời và địa nhiệt tại vùng Tây nước Mỹ và biến những kế hoạch thành việc thương mại hóa điện gió. Sự cắt giảm chi tiêu ngân quỹ quốc gia sẽ tạo ra những tác động lớn, làm chậm sự phát triển nền kinh tế đất nước, gây thiệt hại cho việc kinh doanh và những người hoạt động trong lĩnh vực năng lượng”.

Trong những năm qua, Bộ Nội vụ Mỹ đã làm việc với các đối tác của địa phương, các tiểu bang trong ngành để phê chuẩn 34 dự án xây dựng trên đất công ích của các bang miền Tây nước Mỹ, cũng như xây dựng một bộ khung pháp lý cho vùng ngoài khơi biển Đại Tây Dương. Các nhà máy được Bộ Nội vụ cấp phép bao gồm: 18 nhà máy năng lượng mặt trời, 7 trang trại gió và 9 nhà máy điện nhiệt khi hoạt động đã cung cấp 10.400MW điện cho 3,4 triệu hộ dân. Ước tính các dự án này khi được xây dựng và đi vào vận hành sẽ tạo ra khoảng 13.000 việc làm cho nhân công.

Tuy nhiên, việc cắt giảm ngân sách bắt buộc sẽ làm chậm tiến độ cấp phép cho những kế hoạch phát triển các dự án năng lượng nói chung, bao gồm việc tiến hành đánh giá tác động môi trường và cho thuê mặt bằng trong tương lai. Nó cũng gây ảnh hưởng đến việc khai thác dầu khí tại Vịnh Mexico, làm chậm tiến độ của hơn 500 kế hoạch thăm dò và chi tiết phát triển dự kiến được duyệt trong năm nay.

Về phía bờ biển, có gần 300 dự án xăng dầu và khí đốt vùng các tiểu bang miền Tây nước Mỹ cũng đang bị đe dọa bởi việc cắt giảm ngân sách, sản lượng bị giảm sút và việc thanh toán cho Bộ Tài chính bị chậm trễ. Tiền thuế đất của các nhà máy than trả chậm có thể làm chậm nguồn thu khoảng 50-60 triệu USD cho ngân quỹ của các bang và Bộ Tài chính.

Chính sách cắt giảm chi tiêu có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành công nghiệp năng lượng tái tạo trong nước. Cắt giảm đồng nghĩa với việc giảm đi các nghiên cứu, giảm sự đầu tư và tình trạng chậm trễ trong việc minh bạch hóa mâu thuẫn về quyền khai thác. Kết quả có thể là giảm tốc độ việc xác định và cho thuê khu vực năng lượng gió ở các vùng biển liên bang, tác động bất lợi đến khả năng Bộ Nội vụ điều chỉnh quản lý năng lượng tái tạo ở ngoài khơi một cách kịp thời.

Theo chiến lược “đi tắt, đón đầu”, Bộ Nội vụ đã xác định sáu khu vực năng lượng gió dọc theo bờ biển Đại Tây Dương có tiềm năng gió lớn nhất và ít xung đột quyền sử dụng. Bộ Nội vụ đã ban hành hai hợp đồng thuê gió không cạnh tranh thương mại ngoài khơi tiểu bang Massachusetts và Delaware, và đang phát triển với giá cho thuê cạnh tranh cho các vùng năng lượng gió ngoài khơi Virginia và đảo Rhode (Massachusetts), mà sẽ cung cấp gần 278.000 mẫu Anh để phát triển. Các khu vực được đề xuất có thể hỗ trợ hơn 4.000 MW điện gió để cung cấp năng lượng cho 1,4 triệu gia đình.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ Mỹ cũng đã ký một hợp đồng cho thuê và phê duyệt kế hoạch xây dựng và hoạt động cho dự án 130 tuabin gió của Cape Wind, nhằm phát triển thương mại điện gió ​​ở các vùng biển ngoài khơi của liên bang.

Năm 2013 được xác định là năm quan trọng của ngành công nghiệp Mỹ. Văn phòng Quản lý Năng lượng biển (BOEM) của Bộ Nội vụ sẽ đề xuất tăng cường thương mại hóa các hợp đồng cho thuê đối với Khu kực năng lượng gió ngoài khơi vùng New Jersey, Maryland và Massachusetts trong năm nay.

Hiện nay, Bộ Nội vụ Mỹ cũng đang làm việc để xác định lợi nhuận ngành công nghiệp của 3 khu vực Bắc Carolina. BOEM cũng đang xử lý một yêu cầu cho thuê từ một công ty với trợ cấp của Bộ Năng lượng để phát triển tuabin gió nổi ở các vùng biển liên bang Maine. Các dự án điển hình khác cũng được đề xuất từ bang Virginia và Oregon.

Ngoài ra, BOEM đang xem xét một đường dây truyền tải năng lượng gió vùng trung - Đại Tây Dương có tuabin gió, công suất 7.000 MW điện. Đường dây tải điện này sẽ chạy từ miền Nam Virginia tới miền Bắc New Jersey, đưa năng lượng được sản xuất bởi các cơ sở gió ngoài khơi New Jersey, Delaware, Maryland và Virginia về đất liền.

Việt Đức (Theo Bloomberg)

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Tổng Bí thư Tập Cận Bình và "giấc mơ Trung Hoa"
Trận chiến Gạc Ma 1988: Một thiên sử anh hùng
Tổng thống Obama sẽ đưa hồ sơ Biển Đông ra thượng đỉnh
Nam - Bắc Triều Tiên chuẩn bị chiến tranh?
Báo quốc tế 'đồn đoán' về tương lai cảng Cam Ranh
Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động