RSS Feed for Lo ngại của nhà đầu tư về quy định ‘bổ sung điều kiện’ công nhận COD điện gió | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 27/12/2024 05:25
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Lo ngại của nhà đầu tư về quy định ‘bổ sung điều kiện’ công nhận COD điện gió

 - Các nhà đầu tư điện gió ở Việt Nam đang dồn dập chạy đua tiến độ để kịp hoàn thành Quy trình thử nghiệm và công nhận ngày vận hành thương mại (COD) trước 31/10/2021. Thế nhưng, chính họ lại đang lo ngại vì một quy định mới liên quan đến công nhận ngày vận hành thương mại nhà máy điện gió.
Những thách thức của nhà đầu tư điện gió và đề xuất chính sách phát triển cho Việt Nam Những thách thức của nhà đầu tư điện gió và đề xuất chính sách phát triển cho Việt Nam

Hiện nay, các dự án điện gió trên cả nước đang chạy đua từng ngày, từng giờ để bảo đảm phát điện (trước ngày 1/11/2021) nhằm hưởng theo cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện gió của Chính phủ. Nhưng điều quan trọng hơn - theo nhìn nhận của chuyên gia Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên, sự hỗ trợ của Chính phủ, chúng ta cần tìm hiểu thêm những khó khăn, thách thức của các dự án điện gió hiện hữu, từ đó có thể đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn cho các chủ đầu tư, tạo điều kiện để một trong các nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng rất lớn được phát triển như mong muốn.

Dịch Covid-19 tác động thế nào đến tiến độ các dự án điện gió của Super Energy? Dịch Covid-19 tác động thế nào đến tiến độ các dự án điện gió của Super Energy?

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế, xã hội và ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án của các nhà đầu tư năng lượng tái tạo ở Việt Nam, trong đó có Super Energy. Vì vậy, việc gia hạn thời gian áp dụng giá FIT cho các dự án điện gió (đến hết tháng 6 năm 2022) chính là tăng sức “đề kháng” để doanh nghiệp vững vàng vượt qua dịch bệnh, hoàn thành các dự án trong thời gian sớm nhất.

Dự án điện gió Kosy Bạc Liêu trước ‘giờ G’ Dự án điện gió Kosy Bạc Liêu trước ‘giờ G’

Công trường dự án Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu những ngày này luôn tấp nập, khẩn trương bất kể ngày đêm. Đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch, khắc phục những khó khăn vì dịch bệnh, Tập đoàn Kosy tập trung tăng tốc hoàn thành các mốc dự án theo đúng tiến độ, đưa Nhà máy vận hành, phát điện trước ngày 30/10/2021.

Dự án điện gió Ea Nam: Vừa thi công, vừa đảm bảo phòng dịch Covid-19 Dự án điện gió Ea Nam: Vừa thi công, vừa đảm bảo phòng dịch Covid-19

Thi công trong điều kiện dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành, dự án điện gió Ea Nam của Trung Nam Group luôn coi việc vừa sản xuất, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch là ưu tiên hàng đầu.

Quy định COD thay đổi:

Ngày 21/7 vừa qua, Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) có văn bản gửi các chủ đầu tư điện gió yêu cầu bổ sung văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng trong hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại nhà máy điện gió.

Theo đó, Công ty Mua bán điện đề nghị bổ sung hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại "Văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, hoặc Sở Công Thương tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng" và xác định: Đây là một trong các điều kiện để công nhận ngày vận hành thương mại một phần/toàn bộ nhà máy điện gió.

Trước khi có văn bản này, EVN cũng đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị bổ sung "Văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, hoặc Sở Công Thương các tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng" vào điều kiện để công nhận COD cho các dự án điện gió, điện mặt trời được quy định trong các Hợp đồng mua bán điện mẫu hiện nay.

Điều này, theo EVN là để đảm bảo chặt chẽ trong công tác đầu tư xây dựng và đưa công trình vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cho các dự án điện gió, điện mặt trời trong thời gian tới.

Tuy nhiên, yêu cầu này đã làm cho nhiều nhà đầu tư điện gió lo ngại, bởi quy định này sẽ làm cho thời gian COD có nhiều thay đổi lớn.

Lo ngại của nhà đầu tư về quy định ‘bổ sung điều kiện’ công nhận COD điện gió
Tập đoàn Super Energy đang nỗ lực đẩy nhanh thi công để kịp tiến độ đề ra, với kỳ vọng sẽ hoàn thành dự án đúng thời hạn.

Một nhà đầu tư cho biết: Trước đây thời điểm công nhận COD được tính từ lúc hoàn thành thử nghiệm AGC, PQ và 72h. Còn thời điểm hiện nay, nếu chưa có văn bản thông báo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương, hoặc của Sở Công Thương (tuỳ theo quy mô, phân cấp công trình) thì ngày COD vẫn bỏ ngỏ. Công ty Mua bán điện đang muốn lấy ngày có văn bản kiểm tra nghiệm thu của Bộ Công Thương, hoặc của Sở Công Thương để xác định ngày COD của dự án. Nếu làm như vậy, thì cho dù có được chạy máy thì toàn bộ sản lượng điện của nhà máy điện gió sau khi đã trừ ra các phần thử nghiệm trước đó đều sẽ không được tính tiền. Đây là một điều mà nhà đầu tư này đánh giá là "bất hợp lý".

Khó khăn chồng chất trong đại dịch Covid-19:

Một là: Đối với bước thử nghiệm AGC, PQ, chạy thử 72h: Nếu theo quy trình COD mới ban hành, nhà đầu tư dự tính có thể thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng cho 1 trụ điện gió nếu tua bin bị lỗi do các thử nghiệm AGC, PQ và điều kiện gió không phù hợp.

Nhà đầu tư này cho biết thêm: Trước đây, bước thử nghiệm trước COD bao gồm AGC, hút phát PQ, chạy tin cậy (72h) có thể làm cùng lúc. Nghĩa là trong thời gian chạy thử 72h nếu làm xong được thử nghiệm AGC, PQ thì sản lượng bị trừ ra khi thử nghiệm sẽ thấp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại khi dự án của chúng tôi trình các số liệu thì bên mua bán điện yêu cầu công việc chạy 72h chỉ được tính sau khi hoàn thành AGC và hút phát PQ.

"Nếu làm vậy thì dự án mất nhiều sản lượng hơn. Bởi vì để làm được thử nghiệm AGC, hút phát PQ phụ thuộc vào điều kiện gió và các yếu tố kỹ thuật của tua bin đã đáp ứng hay chưa. Nếu thử lần 1 không đạt phải điều chỉnh lại và thử lại…" - Nhà đầu tư điện gió lo ngại.

Như vậy, những thay đổi này đã khiến cho việc thử nghiệm AGC, PQ, chạy 72h với công suất dương (tức là chỉ tính khi tua bin có công suất) sẽ thêm nhiều thời gian, có trụ điện gió đôi khi mất cả tuần mới đủ (nếu thực hiện thử nghiệm, chạy thử 72h trong mùa gió thấp) sản lượng mất nhiều hơn.

Hai là: Đối với văn bản kết quả kiểm tra nghiệm thu của Bộ Công Thương, hoặc Sở Công Thương: Nếu tính COD từ ngày có văn bản của Bộ Công Thương thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu thì rất căng thẳng cho chủ đầu tư điện gió vì không những mất toàn bộ sản lượng trước đó mà còn mất rất nhiều thời gian cho thủ tục công việc này, thậm chí có nguy cơ mất trắng sản lượng, nếu không kịp công nhận COD trước ngày 31/10/2021.

Lo ngại của nhà đầu tư về quy định ‘bổ sung điều kiện’ công nhận COD điện gió
Dự án Điện gió Kosy Bạc Liêu đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dự án điện gió sẽ COD thời gian tới. Một nhà đầu tư khác đánh giá: Việc yêu cầu thủ tục có văn bản kiểm tra nghiệm thu trước thời điểm COD được xem là 1 quy định mới, có thể việc này sẽ chặt chẽ theo quy định pháp luật đầu tư của EVN, nhưng điều này gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư trong đại dịch Covid-19, đồng thời, việc thay đổi quá gấp gáp và thiếu các hướng dẫn liên quan sẽ đẩy nguy cơ 5 GW điện gió trên cả nước không hoàn thành đúng kế hoạch COD.

Có thể nói, các quy trình nghiệm thu hiện tại tiếp tục gây khó khăn nghiêm trọng cho các nhà đầu tư trong thời điểm này, việc nghiệm thu yêu cầu thời điểm COD theo quy trình từ Bộ Công Thương đến Sở Công Thương và các bên liên quan trong lúc Chính phủ và chính quyền các địa phương yêu cầu "Ai ở đâu, ở yên đấy" là không thể thực hiện được.

Đặc biệt, do cùng một thời điểm, gần 100 dự án điện gió ở nhiều địa điểm khác nhau sẽ đều cần yêu cầu kiểm tra nghiệm thu, chắc chắn cơ quan Bộ Công Thương, Sở Công Thương sẽ không đảm bảo đủ nguồn nhân lực để cùng một lúc thực hiện các thủ tục nghiệm thu trước khi COD. Nhưng giả sử có đủ nhân lực (điều này là rất khó) và cũng giả sử các thành viên trong đoàn kiểm tra nghiệm thu đều rất nhiệt tình, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để hỗ trợ các chủ đầu tư thì các cơ quan quản lý trong thời kỳ giãn cách xã hội cũng không thể nào tổ chức di chuyển kiểm tra thực địa nghiệm thu, đáp ứng khối lượng công việc rất lớn trong 2 tháng tới (trước 30/11/2021).

Vì vậy, rất nhiều nhà đầu tư đề xuất kiến nghị giữ nguyên quy trình cũ công nhận vận hành thương mại COD, các chủ đầu tư sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra nghiệm thu theo luật định (như quy trình trước đây)./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động