Kế hoạch hành động để đưa Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước
09:50 | 13/07/2022
Ninh Thuận rà soát các dự án năng lượng tái tạo đủ điều kiện triển khai UBND tỉnh Ninh Thuận vừa yêu cầu Sở Công thương thực hiện công tác rà soát các dự án năng lượng tái tạo đã được các cấp phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch điện lực tỉnh đủ điều kiện triển khai giai đoạn 2021 - 2025 và danh mục dự kiến giai đoạn 2026 - 2030. |
Xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước Mới đây, tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU về xây dựng tỉnh trở thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. |
Theo đó, mục tiêu chung của kế hoạch là tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên trong quá trình tổ chức chỉ đạo, điều hành của từng ngành, địa phương, nhằm góp phần thực hiện tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đồng thời, bảo đảm phát triển năng lượng phù hợp với tiếm năng, lợi thế của tỉnh, đầu tư đồng bộ với hạ tầng truyền tải, cung cấp nguồn năng lượng ổn định có chất lượng cao với giá cả hợp lý để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nahnh và bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trên địa bàn, ưu tiên phát triển các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng mới, thực hiện tiết kiệm và sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 bao gồm:
Nâng tổng công suất tăng thêm khoảng 3.000 MW để đạt công suất tích lũy 6.500 MW (điện mặt trời 3.440 MW, điện gió trên bờ và gần bờ 1.200 MW, thủy điện 360 MW, điện khí LNG 1.500 MW); sản lượng điện sản xuất đạt gần 11,2 tỷ kWh; cơ bản thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước; đóng góp 22% GRDP và 29% tổng thu ngân sách của tỉnh.
Hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, có khả năng kết nối cao với hệ thống lưới điện khu vực, quốc gia, phù hợp với định hướng Quy hoạch điện VIII và đáp ứng hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Định hướng đến năm 2030: Tổng công suất các nhà máy điện tăng thêm khoảng 5.300 MW, nâng quy mô công suất nguồn điện toàn tỉnh đạt 11.800 MW; giải quyết 7,3% nhu cầu việc làm trong 4 ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch, tỉnh Ninh Thuận sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân trong tỉnh về ý nghĩa và tầm quan trọng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước, là sự nghiệp chung, vừa là lợi ích, vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, để người dân ủng hộ tham gia đóng góp và chia sẻ trách nhiệm với nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm tính nhất quán và đồng thuận cao trong thực hiện các chủ trương, quyết sách lớn về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ tham mưu kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương sớm ban hành cơ chế chính sách giá điện và cơ chế lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án năng lượng tái tạo làm cơ sở kêu gọi đầu tư và phát triển các dự án trên địa bàn tỉnh; tăng cường thu hút, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật; phát triển hệ thống tiêu thụ năng lượng tại chỗ và hạ tầng truyền tải kết nối khu vực giải tỏa công suất; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng; đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ cho ngành năng lượng và khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng.
Sở Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức triển khai rà soát, cập nhật và đề nghị tích hợp các nguồn năng lượng vào quy hoạch kể cả đề xuất đầu tư lưới điện truyền tải phù hợp; thực hiện tốt chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tham mưu phát triển công nghiệp hỗ trợ; nghiên cứu đề xuất xây dựng Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng tái tạo; thường xuyên theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả và tiến độ thực hiện./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM