RSS Feed for IAEA hạ mức dự báo tăng trưởng điện hạt nhân | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 14:00
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

IAEA hạ mức dự báo tăng trưởng điện hạt nhân

 - TTXVN dẫn nguồn tin từ hãng Reuters cho biết: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vừa hạ triển vọng tăng trưởng dài hạn đối với năng lượng hạt nhân trong năm thứ ba liên tiếp, một phần vì nhiều nước do dự sau thảm họa xảy ra tại nhà máy Fukushima (Nhật Bản) vào ngày 11/3/2011.

>> Khai mạc kỳ họp thường niên Đại hội đồng IAEA lần thứ 57
>> IAEA: Không nên khai thác quá lâu các nhà máy điện hạt nhân
>> IAEA sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực
>> Thông điệp từ Hội nghị 'Năng lượng hạt nhân thế kỷ 21'

Theo IAEA, đến năm 2030, tổng công suất điện hạt nhân dự kiến tăng từ 17-94%, tùy thuộc vào các yếu tố như triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và chính sách phát triển năng lượng của các nước. Con số trên thấp hơn so với dự báo điện hạt nhân sẽ tăng từ 25-100% đưa ra hồi năm ngoái. Ảnh: Reuters

Tuy vậy, lĩnh vực điện hạt nhân có thể sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2030 nhờ nhu cầu điện hạt nhân tăng mạnh ở khu vực châu Á. Theo IAEA, đến năm 2030, tổng công suất điện hạt nhân dự kiến tăng từ 17-94%, tùy thuộc vào các yếu tố như triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và chính sách phát triển năng lượng của các nước. Con số trên thấp hơn so với dự báo điện hạt nhân sẽ tăng từ 25-100% đưa ra hồi năm ngoái.

Tổng giám đốc IAEA, Yukiya Amano cho biết: Con số này thấp hơn so với dự báo của IAEA trong năm 2012, nhưng vẫn có sự gia tăng ổn định về số các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới trong vòng 20 năm tới, nhất là ở châu Á.

Hiện có 434 lò phản ứng điện hạt nhân trên toàn thế giới và 69 lò phản ứng khác đang được xây dựng. Riêng Trung Quốc có tới 30 nhà máy đang được xây dựng, bổ sung cho 15 lò phản ứng hiện đang hoạt động tại nước này.

Công suất điện hạt nhân toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên khoảng 435-722 GW vào năm 2030, so với 373 GW hiện nay.

Tại các nước phát triển, giá khí đốt tự nhiên thấp và công suất năng lượng tái tạo đang được trợ giá tăng lên sẽ tác động đến triển vọng điện hạt nhân trong thời gian ngắn. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài tiếp tục là thách thức lớn đối với các dự án sử dụng nhiều vốn như năng lượng hạt nhân. Vì thế, nỗ lực triển khai xây dựng một số nhà máy điện hạt nhân sẽ tạm thời bị trì hoãn.

Kể từ khi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân tại Fukusima, các nước Đức, Thụy Điển, Bỉ đã quyết định hạn chế sử dụng điện hạt nhân. Thảm họa Fukushima còn khiến không ít nhà máy điện hạt nhân bị đóng cửa sớm hơn dự kiến, kế hoạch xây dựng mới bị hủy bỏ hay tiến độ triển khai chậm do phải tăng chi phí vì thay đổi các quy định về an toàn và công nghệ mới.

Nhưng trong tương lai, điện hạt nhân sẽ có vai trò quan trọng hơn trước sự gia tăng về dân số và nhu cầu sử dụng điện, biến đổi khí hậu và giá nhiên liệu biến động thất thường.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc
Mỹ tấn công Syria vì "đại cục" hay "sĩ diện"?
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng
Nga quyết định cải tổ không quân nhằm tránh thảm họa
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động