RSS Feed for Hội nghị năng lượng Việt-Úc 2018: LNG, than đá Thứ sáu 29/03/2024 05:08
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hội nghị năng lượng Việt-Úc 2018: LNG, than đá "lên ngôi"

 - Hội nghị năng lượng Việt - Úc vừa được Bộ Công Thương Việt Nam và Đại sứ quán Úc tại Hà Nội tổ chức ngày 22/5. Đây hội nghị lần thứ tư, nhưng rất có ý nghĩa vì được tổ chức ngay sau khi hai nước Việt Nam và Úc đã nâng quan hệ đối tác lên cấp chiến lược trong chuyến thăm Úc của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Nhập khẩu than của Việt Nam: Hiện trạng và xu thế
Hạ tầng nhập khẩu LNG cho sản xuất điện: Thách thức của Việt Nam
Thị trường than ASEAN và những rủi ro của Việt Nam
Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ cuối]

Tham dự hội nghị lần này có nhiều doanh nghiệp lớn từ Úc, như: Wood., WorleyParsons Group, Advisian Group, Oilfield Technologies, OGP Group, Geotech International Company Pty Ltd, RMS Mors Smitt, vv...

Nội dung xuyên suốt của hội nghị là giới thiệu tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Úc trong lĩnh vực năng lượng, gồm: các dự án đầu tư về năng lượng ở Việt Nam, các năng lực cung cấp (xuất khẩu vào Việt Nam) than đá và đặc biệt là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Úc.

Úc là quốc gia có nguồn năng lượng hóa thạch rất khổng lồ và đóng vai trò quan trọng trên thị trường xuất khẩu năng lượng của thế giới. Hai nguồn năng lượng được xuất khẩu từ Úc mà nền kinh tế của thế giới không thể thiếu là LNG và than đá.

Về LNG: Úc đứng thứ hai trên thế giới (sau Qatar) về xuất khẩu LNG và chiếm thị phần 16% vào năm 2016.

Trong năm tài chính 2016 - 2017, tổng LNG xuất khẩu của Úc đạt 52 triệu tấn. Trong đó, riêng từ miền Tây nước Úc đã được xuất khẩu gần 42 triệu tấn. Thị trường LNG chủ yếu của Úc là Nhật (48%), Trung Quốc (29%), Hàn Quốc (11%), Singapore (7%),  Ấn Độ (3%), các nước còn lại (3%).

LNG của vùng Queensland cũng rất lớn. Ở các bể khí Galilee, Bowen/Surat có 3 công ty lớn (Australia Pacific LNG, Queensland Curtis LNG, và Gladstone LNG) đang hoạt động với tổng công suất LNG hơn 25 triệu tấn/năm.

Riêng trong giai đoạn 2015 - 2016, khối lượng LNG xuất khẩu của Úc tăng 41%. Tổng công suất của 10 dự án LNG của Úc đạt 88 triệu tấn/năm. Phần lớn LNG của Úc được bán theo hợp đồng liên kết với dầu (Oil-linked contracts).

Các bể khí thiên nhiên và dự án LNG lớn của Úc tập trung chủ yếu ở vùng tây bắc và vùng Đông Bắc của Úc.

Về than đá: trên thế giới, Úc đứng thứ 4 (sau Mỹ, Nga, Trung Quốc) về trữ lượng than và đứng thứ hai (sau Indonesia) về xuất khẩu than năng lượng. Than của Úc có nhiệt năng cao, độ tro thấp.

Trong khu vực châu Á, nguồn năng lượng hóa thạch từ Úc đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp đủ năng lượng cho phát triển kinh tế của các nước lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Tổng công suất phát điện của châu Á sẽ tăng mạnh từ 2.000 GW năm 2014 lên 5.000 GW năm 2040. Trong đó, công suất nhiệt điện chạy than trong khu vực sẽ tăng từ 1.106 GW năm 2014 lên 1.849 GW năm 2040.

Như vậy, nhiệt điện chạy than trong khu vực mặc dù giảm về tỷ trọng (từ 55% xuống còn 37%), nhưng lại tăng tới 67% về giá trị tuyệt đối. Riêng công suất tăng thêm này của nhiệt điện chạy than trong khu vực châu Á sẽ đòi hỏi tăng sản lượng than năng lượng lên thêm 1,8 tỷ tấn vào năm 2040.

Riêng khu vực Đông Bắc Á, nhu cầu than tăng mạnh từ 142 triệu tấn than tiêu chuẩn năm 2014 lên 430 triệu tấn than tiêu chuẩn năm 2040. Các lý do được cho là đang thúc đẩy sự tăng trưởng của nhiệt điện chạy than ở châu Á gồm:

1/ Chi phí của than rất cạnh tranh so với các nguồn nhiên liệu thay thế khác.

2/ Các nhà máy điện nguyên tử vẫn tiếp tục bị dè dặt ở châu Á sau sự cố ở Nhật.

3/ Công suất của nhiệt điện than đã được lắp đặt tăng lên đáng kể.

4/ Thời gian xây dựng và chi phí xây dựng của nhiệt điện than thấp hơn so với thủy điện lớn.

Trong bối cảnh chung như vậy, tỷ trọng của ngành công nghiệp than Úc tăng trưởng tương đối ổn định và hiệu quả nhờ dựa các yếu tố như:

Thứ nhất: Trong giai đoạn giá than trên thị trường thế giới bị giảm vừa qua, ngành than của Úc đã duy trì nghiêm ngặt việc cắt giảm chi phí sản xuất của các mỏ than.

Thứ hai: Năng suất lao động trong ngành than của Úc luôn được nâng cao.

Thứ ba: Sự mất giá của đồng đô la Úc so với đồng đô la Mỹ đã thúc đẩy sự giảm gần 35% chi phí sản xuất than trong giai đoạn 2012 - 2015.

Thứ tư: Chất lượng than của Úc rất cao và rất thích hợp cho phát điện: nhiệt năng (gar basis) - 6322 kcal/kg, độ tro dưới 14% và tổng hàm lượng lưu huỳnh chỉ khoảng 0,6%.

Hai vùng than lớn nhất của Úc là New South Wales (NSW) và Queensland (QLD). Chỉ tiêu chất lượng than của các khoáng sàng than vùng NSW của Úc được các nhà nhập khẩu than của Việt Nam quan tâm đặc biệt và được phía Úc cung cấp như trong bảng sau:

 

Đặc tính than

Hunter Coalfield

Newcastle Coalfield

Western Coalfield

Gunnedah Coalfield

Độ ẩm, % (ad)

2,7

2,3

2,5

4,0

Độ ẩm, % (ar)

9,1

8,5

8,9

NA

Độ tro, % (ad)

13,5

15,1

13,7

10,0

Chất bốc, % (ad)

32,7

30,6

30,5

37,0

Tổng lưu huỳnh, % (ad)

0,60

0,60

0,65

0,45

Nhiệt năng, kcal/kg (gar)

6810

6760

6890

7050

Nhiệt độ biến dạng của tro, (độ C)

1270

1380

1420

1400

Nhiệt độ nóng chảy của tro, (độ C)

1510

1540

1560

1550

Hệ số nghiền, HGI

50

52

49

45

 

 


Năng lực thông qua của các cảng xuất than vùng NSW đã không ngừng tăng lên gần như tỷ lệ thuận với giá than.

Vùng than QLD xuất khẩu chủ yếu than mỡ. Trong năm tài khóa 2015 - 2016, tổng lượng than mỡ xuất khẩu của QLD là 221, 5 triệu tấn, chủ yếu vào các thị trường Nhật Bản (22,4%), Trung Quốc (19,8%), Ấn Độ (15,6%). Chi tiết như sau:

Ngoài LNG và than đá, hội nghị năng lượng lần này đã đề cập đến các khả năng hợp tác khác giữa Việt Nam và Úc như năng lượng sạch (thủy điện, phong điện, quang điện, năng lượng sinh khối); thăm dò, khai thác, chế biến dầu - khí.

TS. NGUYỄN THÀNH SƠN - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động