RSS Feed for Sản lượng than Chủ nhật 28/04/2024 04:54
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Phê duyệt kế hoạch sản xuất, đầu tư phát triển của TKV (giai đoạn 2021 - 2025)

Phê duyệt kế hoạch sản xuất, đầu tư phát triển của TKV (giai đoạn 2021 - 2025)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg, ngày 26/12/2023 phê duyệt Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm (giai đoạn 2021 - 2025) của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
TKV khuyến khích các đơn vị tăng sản lượng khai thác than

TKV khuyến khích các đơn vị tăng sản lượng khai thác than

Những tháng còn lại của năm 2021, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) thúc đẩy tăng sản lượng than nguyên khai, khuyến khích các đơn vị tăng sản lượng; đồng thời, tập trung tháo gỡ cho các đơn vị khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm.
Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ cuối]: Chính sách và giải pháp

Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ cuối]: Chính sách và giải pháp

Qua dự báo nhu cầu than cho sản xuất điện, cũng như phân tích làm rõ nguồn cung (trong các kỳ trước), chuyên gia Tạp chí năng lượng Việt Nam kiến nghị tới Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước về năng lượng một số giải pháp phát triển bền vững.
Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ 2]: Nguồn cung trong nước và nhập khẩu

Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ 2]: Nguồn cung trong nước và nhập khẩu

Theo kinh nghiệm của các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… để có nguồn cung than ổn định cho sản xuất điện, cần phải đầu tư mua mỏ ở nước ngoài. Tuy nhiên, đây là dạng đầu tư mạo hiểm, nhiều rủi ro, dó đó, cần có chiến lược bài bản và Chính phủ phải có sự hỗ trợ thích đáng bằng các hình thức thích hợp từ cơ chế, chính sách, hỗ trợ đầu tư, hợp tác quốc tế, đường lối ngoại giao năng lượng v.v...
Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ 1]: Dự báo đến năm 2035

Nhu cầu than của Việt Nam [Kỳ 1]: Dự báo đến năm 2035

Đến năm 2030 nhu cầu than của Việt Nam được dự báo tương đương khoảng 80,4 triệu Toe, bình quân đầu người khoảng 0,73 Toe/người (tương ứng với dân số khi đó được dự báo là 110 triệu người). Theo tính toán của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, so với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2030 cao hơn, song so với nhiều nước vẫn còn thấp hơn nhiều, nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản và một số nước giàu tài nguyên than.
Duy trì sản lượng khai thác than và 4 nhóm vấn đề cần giải quyết

Duy trì sản lượng khai thác than và 4 nhóm vấn đề cần giải quyết

Trong văn bản của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị về những vấn đề cần ưu tiên trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045” mới đây đã nhấn mạnh rằng: “Để ngành công nghiệp than Việt Nam duy trì được sản lượng, cần thực hiện các giải pháp tháo gỡ ở tầm vĩ mô”.
‘Không để tổ máy nhiệt điện nào phải dừng do thiếu than’

‘Không để tổ máy nhiệt điện nào phải dừng do thiếu than’

Từ khẩu hiệu "Không để tổ máy nhiệt điện nào phải dừng do thiếu than", Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chỉ đạo điều hành các đơn vị đẩy mạnh sản xuất ở năng lực cao nhất. Đây có thể được coi là chiến dịch quan trọng, không chỉ bù đắp thêm phần thiếu hụt các hộ tiêu thụ than, nhất là các nhà máy nhiệt điện.
Than, điện than ​tăng trưởng trong sự phân hóa theo xu thế tất yếu [Kỳ cuối]

Than, điện than ​tăng trưởng trong sự phân hóa theo xu thế tất yếu [Kỳ cuối]

Xét trên phạm vi toàn cầu, than và nhiệt điện than không những không giảm mà vẫn tiếp tục tăng mạnh. Việc giảm than, nhiệt điện than của các nước đều theo kiểu “liệu cơm gắp mắm” và “tùy cơ ứng biến”. Chẳng hạn ở Trung Quốc - quốc gia có chủ trương “chuyển dịch ra khỏi than”, nhưng chủ yếu mang động cơ chính trị, tuyên truyền là chính. Bởi trên thực tế, năm 2018 sản lượng than của quốc gia này tăng 164 triệu tấn so với năm 2017 (gấp 4 lần tổng sản lượng than của Việt Nam). Còn với nước Đức vẫn duy trì sản lượng than sản xuất và tiêu thụ rất cao, năm 2018 sản xuất 37,6 triệu Toe (tương đương 168,7 triệu tấn), tiêu thụ 66,4 triệu Toe.
Người Anh đã sống nhờ vào than đá như thế nào?

Người Anh đã sống nhờ vào than đá như thế nào?

Trong khi chờ đợi ông Matthew Grey trả lời 10 câu hỏi còn ‘mắc kẹt’ của nhiệt điện than Việt Nam, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã tìm hiểu về lịch sử ngành than nước Anh (quê hương vị chuyên gia này) để xem họ đã sống nhờ vào than đá thế nào (trong đó có lồng ghép thực tiễn ngành than Việt Nam qua các thời kỳ) để bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn.
TKV và EVN bàn giải pháp nguồn than cho điện

TKV và EVN bàn giải pháp nguồn than cho điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa tổ chức cuộc họp để bàn giải pháp đảm bảo nguồn than phục vụ sản xuất điện trong năm 2019. Tại cuộc họp, EVN đã đề nghị TKV xác định khối lượng than có thể cung cấp trong năm 2019 và trong dài hạn; thống nhất phương thức, chi phí vận chuyển, vv...
Lần thứ 2 TKV điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tiêu thụ than

Lần thứ 2 TKV điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tiêu thụ than

Thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ than năm 2018, để đảm bảo cung ứng đủ than cho các nhà máy nhiện điện, giảm than tồn kho, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải đã chỉ đạo điều chỉnh sản lượng than nguyên khai, than sạch chế biến của một số đơn vị để đạt mục tiêu sản lượng than tiêu thụ toàn Tập đoàn năm 2018 đạt 39 triệu tấn, trong đó bán nội địa 37,1 triệu tấn, xuất khẩu 1,9 triệu tấn.
TKV điều chỉnh tăng tiêu thụ 2 triệu tấn so với kế hoạch

TKV điều chỉnh tăng tiêu thụ 2 triệu tấn so với kế hoạch

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã điều chỉnh kế hoạch, sản xuất - tiêu thụ than năm 2018 từ phương án 36 triệu tấn/năm lên 38 triệu tấn/năm. Lý do TKV điều chỉnh tăng là do do những kết quả tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm 2018; sự khởi sắc của thị trường tiêu thụ than trong nước cũng như quốc tế.
Hội nghị năng lượng Việt-Úc 2018: LNG, than đá "lên ngôi"

Hội nghị năng lượng Việt-Úc 2018: LNG, than đá "lên ngôi"

Hội nghị năng lượng Việt - Úc vừa được Bộ Công Thương Việt Nam và Đại sứ quán Úc tại Hà Nội tổ chức ngày 22/5. Đây hội nghị lần thứ tư, nhưng rất có ý nghĩa vì được tổ chức ngay sau khi hai nước Việt Nam và Úc đã nâng quan hệ đối tác lên cấp chiến lược trong chuyến thăm Úc của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Ngành than Indonesia và những vấn đề Việt Nam cần tham khảo

Ngành than Indonesia và những vấn đề Việt Nam cần tham khảo

Indonesia là nước có tiềm năng tài nguyên trữ lượng than và cũng là nước sản xuất than lớn nhất ở Đông Nam Á, đứng thứ ba ở châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Theo thống kê năng lượng thế giới của BP tháng 6/2017, tổng trữ lượng than của Indonesia đến cuối năm 2016 là 25.573 triệu tấn (bằng 2,2% tổng trữ lượng than thế giới và đứng thứ 9 trong top 10 thế giới gồm: Mỹ, Trung Quốc, LB Nga, Úc, Ấn Độ, LB Đức, Ukraina, Kazăxtan, Indonesia và Ba Lan). Trong đó, than antraxit và bitum là 17.326 triệu tấn và than ábitum và than nâu là 8.247 triệu tấn... Trong bức tranh tổng thể về thị trường than Indonesia, các chuyên gia năng lượng (thuộc Đại học Mỏ - Địa chất và Tạp chí Năng lượng Việt Nam) đã khuyến nghị với chúng ta nhiều vấn đề quan trọng qua bài báo dưới đây.
Than Thống Nhất và mục tiêu khai thác 2 triệu tấn năm 2018

Than Thống Nhất và mục tiêu khai thác 2 triệu tấn năm 2018

Những năm qua, Công ty Than Thống Nhất - TKV được biết đến là một trong các mỏ than khai thác hầm lò có mức tăng trưởng ổn định, luôn hoàn thành vượt mức sản lượng than khai thác và tiêu thụ trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) giao. Thế nhưng mấy ai biết được để có được những kết quả đáng tự hào đấy là sự cố gắng, đồng tầm vượt khó, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn của cả một tập thể gồm hơn 3.700 CBCNV Than Thống Nhất.
1 2 3
Phiên bản di động