RSS Feed for Điện gió toàn cầu năm 2022, triển vọng 2023 và xa hơn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 20:52
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Điện gió toàn cầu năm 2022, triển vọng 2023 và xa hơn

 - Điện gió thế giới năm 2022 không phải là năm tăng trưởng tốt so với yêu cầu của tiến trình Net Zero, nhưng năm 2023 sẽ khá hơn. Tạp chí Năng lượng Việt Nam điểm theo Báo cáo của Hội điện gió Toàn cầu (GWEC).
Điện gió ngoài khơi: Chính sách trên thế giới và giải pháp cho Việt Nam Điện gió ngoài khơi: Chính sách trên thế giới và giải pháp cho Việt Nam

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng lượng, đa dạng hóa nguồn điện và cung cấp điện ổn định, tin cậy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, việc xây dựng chiến lược phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam thành cường quốc điện gió ngoài khơi (Quốc gia kinh tế biển mạnh) là hết sức cần thiết.

Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam

Sáng ngày 16/3/2023, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương và Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội phối hợp tổ chức hội thảo “Thúc đẩy phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và các gợi ý chính sách”. Hội thảo với mục đích tạo ra diễn đàn đối thoại, trao đổi giữa các cơ quan bộ, ban, ngành với các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, đề xuất cơ chế, chính sách liên quan cho Việt Nam trong phát triển điện gió ngoài khơi.

Hiện trạng điện gió ngoài khơi và định hướng phát triển tại Việt Nam Hiện trạng điện gió ngoài khơi và định hướng phát triển tại Việt Nam

Điện gió ngoài khơi - nguồn điện xanh thế hệ mới có lịch sử phát triển khoảng 30 năm gần đây tại các nước Đan Mạch, Anh, Đức, Trung Quốc, Mỹ. Sau Hội nghị Thượng đỉnh Cop 26 năm 2021 (tại Anh) trên thế giới đã hình thành liên minh các quốc gia điện gió ngoài khơi (GOWA). Xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi trên thế giới đang gia tăng mạnh, hiện tại là 57 GW và có thể đạt 500 GW lắp đặt vào năm 2040, 1.000 GW vào năm 2050. Việt Nam có tiềm năng kinh tế kỹ thuật điện gió ngoài khơi trên 600 GW, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm phát triển, đầu tư các dự án. Để phát triển bền vững ngành điện gió ngoài khơi, cần sớm có nghiên cứu xây dựng cơ sở pháp lý thúc đẩy điện gió ngoài khơi (luật, chiến lược quốc gia về điện gió ngoài khơi và các văn bản chính sách liên quan...).

Năm 2022 là năm khó khăn cho điện gió toàn cầu, chi phí chuỗi cung ứng cao hơn và các quy định về cấp phép đã tạo ra một nghịch lý kỳ lạ: Thị trường năng lượng mang lại cho các công ty nhiên liệu hóa thạch mức lợi nhuận kỷ lục, trong khi các công ty năng lượng tái tạo phải vật lộn để hòa vốn. Có 78 GW công suất của điện gió được xây mới trên toàn thế giới, đưa tổng công suất lắp đặt điện gió toàn cầu lên 906 GW, đạt mức tăng trưởng 9%.

Trong số đó, có 68,8 GW công suất điện gió trên bờ được xây mới. Trung Quốc (như mọi năm), tiếp tục chiếm phần lớn công suất mới xây, tới 47% (32,6 GW) của toàn thế giới. Châu Âu chiếm 24% (16,7 GW), Mỹ chiếm 12,5% (8,6 GW, giảm 32% so với năm trước).

Chi tiết hơn về công suất điện gió xây dựng trong năm 2022 được ra trong bảng dưới đây:

Công suất điện gió trên bờ mới vào năm 2022

Công suất điện gió ngoài khơi mới vào năm 2022

  1. Trung Quốc - 32.579 MW
  2. Mỹ - 8.612 MW
  3. Brazil - 4.065 MW
  4. Thụy Điển - 2.441 MW
  5. Phần Lan - 2.430 MW
  6. Đức - 2.403 MW
  7. Ấn Độ 1.847 MW
  8. Tây Ban Nha - 1.659 MW
  9. Pháp - 1.590 MW
  10. 10. Ba Lan - 1.517 MW
  1. Trung Quốc - 5.062 MW
  2. Vương quốc Anh - 1.179 MW
  3. Đài Loan - 1.175 MW
  4. Pháp - 480 MW
  5. Hà Lan - 369 MW
  6. Đức - 342 MW
  7. Nhật Bản - 84 MW
  8. Na Uy - 60 MW
  9. Ý - 30 MW

Trên toàn thế giới có 8,8 GW công suất điện gió ngoài khơi đã được bổ sung vào năm 2022, thấp hơn tới 58% so với mức bổ sung của năm 2021. Tốc độ xây mới điện gió ngoài khơi giảm đi chủ yếu do chương trình giá FIT của Trung Quốc đã kết thúc. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn dẫn đầu với 5 GW công suất mới (so với 21 GW vào năm 2021). Châu Âu thêm được 2,5 GW điện gió ngoài khơi.

Tổng công suất đặt điện gió ngoài khơi trên thế giới cuối 2022 đạt 64,3 GW. Trong đó, châu Âu có 30 GW, châu Á - Thái Bình Dương đã vượt qua châu Âu, chiếm 34 GW công suất điện gió ngoài khơi.

Các thử nghiệm về điện gió nổi trên mặt nước tiếp tục được triển khai, với công suất 66,4 MW được đưa vào vận hành năm 2022, chủ yếu ở châu Âu.

Triển vọng năm 2023 và xa hơn:

Năm 2023 sẽ là năm đầu tiên điện gió vượt quá 100 GW công suất mới được bổ sung trên toàn cầu. Trung Quốc được dự báo sẽ chiếm 61% công suất bổ sung mới vào năm 2023. Hoa Kỳ và châu Âu sẽ tăng tốc cho đến năm 2027. Mức tăng trưởng hàng năm 15%.

Điện gió trên đất liền dự kiến sẽ chiếm 80% công suất tăng mới từ nay đến năm 2027. Từ nay đến năm 2030 sẽ có khoảng 1.221 GW công suất điện gió mới được bổ sung.

Năm 2023 là một năm mang tính bước ngoặt đối với ngành điện gió khi ngành này vượt qua mốc 1 TW (triệu MW) tổng công suất điện gió trên toàn thế giới, con số phải mất 40 năm mới đạt được. Năm 2030 sẽ là năm thế giới đạt công suất điện gió 2 TW, chỉ 7 năm (kể từ mốc TW đầu tiên).

Tuy nhiên, thế giới có thể sẽ phải đối mặt với thiếu hụt thiết bị điện gió vào những năm tới khi công suất lắp đặt tăng nhanh, nhưng chuỗi cung ứng không theo kịp. Đây là cơ hội để cho nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới tham gia vào chuỗi cung ứng điện gió.

Theo tính toán của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC): Dù đã nỗ lực cao, nhưng ngành điện gió năm 2030 vẫn chỉ đạt 68% công suất cần thiết để giữ cho thế giới đi đúng hướng cho mục tiêu 1,5oC như tuyên bố trong Hiệp định Paris./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động