RSS Feed for Để chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu khả thi và đi vào cuộc sống | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 20/05/2024 18:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Để chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu khả thi và đi vào cuộc sống

 - Về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có ý kiến chuyên gia, mang tính khoa học - kỹ thuật trao đổi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích một số nội dung để làm rõ thêm tính khả thi của chính sách này. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu - Gợi ý của Tạp chí Năng lượng Việt Nam Khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu - Gợi ý của Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Hiện Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Trong đó có đề cập đến nội dung các dự án nối lưới điện, sản lượng ghi nhận, nhưng “không được thanh toán” cho hộ điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Sau khi nghiên cứu nội dung dự thảo này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một vài ý kiến chuyên gia, mang tính khoa học - kỹ thuật trao đổi dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.

Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế và tổn thất của điện mặt trời mái nhà tự dùng Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế và tổn thất của điện mặt trời mái nhà tự dùng

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, không cạn kiệt. Nguồn điện từ điện mặt trời mái nhà giúp tiết kiệm chi phí tiền điện do không sử dụng điện lưới, hoặc giảm chi phí tiền điện theo giá điện sinh hoạt bậc thang; chi phí vận hành và bảo trì thấp; suất đầu tư đối với điện mặt trời giảm bình quân trên 10%/năm trong những năm gần đây; làm giảm lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Ngoài ra, sử dụng điện mặt trời còn làm tăng thêm khả năng cạnh tranh hàng hoá khi áp dụng chứng chỉ xanh. (Tính toán, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Điện mặt trời mái nhà tự dùng - Giải pháp kinh tế, môi trường bền vững cho Việt Nam Điện mặt trời mái nhà tự dùng - Giải pháp kinh tế, môi trường bền vững cho Việt Nam

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, không cạn kiệt. Nguồn điện từ điện mặt trời mái nhà giúp tiết kiệm chi phí tiền điện do không sử dụng điện lưới, hoặc giảm chi phí tiền điện theo giá điện sinh hoạt bậc thang; chi phí vận hành và bảo trì thấp; suất đầu tư đối với điện mặt trời giảm bình quân trên 10%/năm trong những năm gần đây; làm giảm lượng khí thải carbon gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Ngoài ra, sử dụng điện mặt trời còn làm tăng thêm khả năng cạnh tranh hàng hoá khi áp dụng chứng chỉ xanh. (Tính toán, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg đặt ra mục tiêu cụ thể liên quan đến điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia. [1]

Theo các nghiên cứu gần đây, tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời mái nhà của Việt Nam là trên 140 GW, chỉ riêng các khu công nghiệp hiện có và nằm trong quy hoạch, tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời mái nhà ước tính gần 20 GW (nếu mỗi khu công nghiệp cho phép lắp đặt 50 MWp).

Lợi ích và những bất lợi khi phát triển điện mặt trời mái nhà:

Khi các hộ dân lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ giảm tiêu thụ điện lưới, từ đó giảm yêu cầu truyền tải điện. Lợi ích đem lại là giảm áp lực cho EVN trong việc xây dựng, phát triển thêm nguồn điện mới. Tuy nhiên, việc phát triển điện mặt trời mái nhà cũng gây ra những khó khăn cho vận hành hệ thống điện - đó là dao động điện áp, sự thiếu cân bằng tức thời giữa nguồn và nhu cầu phụ tải (do thời tiết thay đổi đột ngột, mất nắng, quá tải đường dây, an toàn thiết bị và đồng bộ pha).

Thời gian sử dụng thực tế (có ích) điện năng từ điện mặt trời mái nhà:

Đối với hộ gia đình: Thông thường, các hộ gia đình, nhu cầu sử dụng điện vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Ban ngày, các hộ gia đình phần lớn phải ra khỏi nhà để đi làm (từ 7h đến 18h hàng ngày) trong khi khung giờ điện mặt trời mái nhà phát huy hiệu quả phát điện (khoảng từ 8h đến 15h hàng ngày) lại không có nhu cầu sử dụng điện đáng kể.

Riêng các hộ gia đình ở chung cư, không thể lắp điện mặt trời mái nhà.

Chi phí lắp điện mặt trời mái nhà:

Ước tính chi phí đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà năm 2024 cho khu vực phía Bắc và phía Nam nêu ở bảng 1 và 2 dưới đây:

Công suất, kWp

Diện tích, m2

Số tấm PV 500Wp

Điện năng trung bình ngày, kWh

Lưu trữ 50%, kWh

Chi phí hệ không lưu trữ, triệu đồng

Chi phí có lưu trữ, triệu đồng

5

25

10

13.5

6.75

50

77

10

50

20

27

13.5

100

154

15

75

30

40.5

20.25

150

231

20

100

40

54

27

200

308

50

250

100

135

67.5

500

770

100

500

200

270

135

1000

1540

200

1000

400

540

270

2000

3080

500

2500

1000

1350

675

5000

7700

1000

5000

2000

2700

1350

10000

15400

Bảng 1: Giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà cho khu vực phía Bắc.

Công suất, kWp

Diện tích, m2

Số tấm PV 500Wp

Điện năng trung bình ngày, kWh

Lưu trữ 50%, kWh

Chi phí hệ không lưu trữ, triệu đồng

Chi phí có lưu trữ, triệu đồng

5

25

10

20

10

50

90

10

50

20

40

20

100

180

15

75

30

60

30

150

270

20

100

40

80

40

200

360

50

250

100

200

100

500

900

100

500

200

400

200

1000

1800

200

1000

400

800

400

2000

3600

500

2500

1000

2000

1000

5000

9000

1000

5000

2000

4000

2000

10000

18000

Bảng 2: Giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà cho khu vực phía Nam.

Từ bảng 1 và bảng 2 nhận thấy, do cường độ bức xạ phía Bắc thấp hơn khu vực miền Trung và miền Nam nên cùng đầu tư lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời cùng công suất, nhưng điện năng thu nhận được ở khu vực phía Bắc chỉ đạt khoảng 67,5% so với phía Nam. Còn sử dụng pin lưu trữ, chi phí bình quân hiện tại phải đầu tư khoảng 4 triệu đồng/kWh với hệ số lưu trữ là 50%. Nếu muốn lưu trữ nhiều hơn, đương nhiên giá thành đắt hơn. Tuổi thọ của pin trung bình từ 3-5 năm. Riêng loại đắt hơn, tuổi thọ có thể đạt từ 5-15 năm, chưa kể nếu tính suy hao pin hàng năm, tăng giá điện, rủi ro tuổi thọ lithium lưu trữ…

Như vậy, đối với hộ gia đình, hiệu quả sử điện mặt trời mái nhà là rất thấp. Nếu không được hưởng theo cơ chế bù trừ (net-metering) mà chỉ bán với giá 0 đồng thì không có cơ hội hoàn vốn. Còn nếu đầu tư thêm ác quy, giá thành điện năng còn cao hơn giá mua điện lưới, dẫn đến ít hộ chi tiền đầu tư loại hình nguồn điện này.

Đối với văn phòng công sở, công ty, hay nhà máy, xí nghiệp: Thông thường, hệ thống điện mặt trời mái nhà sử dụng cho các đơn vị kinh doanh, sản xuất, hay các công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp sẽ có công suất trên 10 kWp, thậm chí có những nơi yêu cầu nguồn điện năng lớn cần công suất lên tới 1 MWp, hoặc hơn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư điện mặt trời mái nhà đối với công sở, nhà máy, xí nghiệp có ích chỉ đạt từ 52,39% đến 60,04% (như phân tích tại [2]), mà điện năng dư thừa bán cho EVN với giá 0 đồng thì khả năng đầu tư điện mặt trời mái nhà để tự cung, tự cấp đối với các đối tượng này sẽ không nhiều (trừ mái nhà của các cơ quan nhà nước).

Hầu như các chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà (hộ gia đình, hay cơ quan, xí nghiệp, các khu công nghiệp) đều có nhu cầu mua điện, ngoài phần tự phát, nhu cầu nối lưới là hợp lý, tự nhiên. Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vào EU sẽ cần nguồn “điện xanh” để đạt được chứng chỉ về giảm carbon, điều kiện quan trọng khi sẽ phải tham gia Cơ chế Điều chỉnh Carbon Biên giới (CBAM) của EU.

Ngoài ra, việc không chấp nhận cho nối lưới làm cho các hệ thống điện mặt trời mái nhà phải lắp bộ chống phát ngược (zero export) dẫn đến lãng phí xã hội, đồng thời tạo ra nhiều bất lợi về kỹ thuật và khả năng vận hành lâu dài của các hệ thống điện mặt trời mái nhà. (Hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ giảm tuổi thọ đáng kể, nếu bị ngắt quá nhiều bởi chức năng chống phát ngược).

Lời kết:

Qua phân tích ở trên cho thấy, với mục tiêu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phục vụ tiêu thụ tại chỗ, nếu bán điện vào hệ thống điện quốc gia với giá 0 đồng sẽ không thu hút được người dân, hay doanh nghiệp đầu tư vào loại hình nguồn điện này.

Ai cũng vậy, người dân, hay doanh nghiệp khi đầu tư vào điện mặt trời mái nhà đều mong muốn thu hồi vốn và nếu có lợi nhuận thì càng tốt.

Không để lãng phí tài nguyên năng lượng tái tạo mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, tận dụng nguồn lực xã hội đối với việc phát triển điện mặt trời mái nhà hộ gia đình và văn phòng công sở trong điều kiện hiện nay khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh, nguồn nước về các hồ thủy điện ngày càng thay đổi bất thường do hiện tượng El Nino nên việc huy động công suất từ nguồn này cũng trở nên khó lường hơn. Vì vậy, kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu và cho phép phần điện mặt trời mái nhà dư thừa phát lên lưới được hưởng theo cơ chế bù trừ (net-metering), trừ khoảng thời gian 2 giờ của vùng thấp điểm buổi trưa (có thể là từ 12h - 14h) không được hưởng cơ chế này - nghĩa là bán với giá 0 đồng. Thời gian chính xác căn cứ thống kê biểu đồ thấp điểm trưa của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia.

Cơ chế bù trừ cần được tính toán đảm bảo hiệu quả cho EVN (không bị lỗ) và mức giá cao, hay thấp, 0 đồng, hay thậm chí là âm sẽ tuỳ thuộc vào từng thời điểm để điều tiết được lượng công suất lắp đặt đấu nối hòa vào hệ thống điện.

Việc hưởng cơ chế bù trừ cũng cần phân theo vùng, miền để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Ưu tiên khu vực miền Bắc được hưởng giá bán điện cao hơn, vì cường độ bức xạ mặt trời trung bình khu vực này thấp hơn miền Trung và miền Nam, nhưng nhu cầu sử dụng điện lại cao hơn các khu vực còn lại.

Việc công bố giá mua điện mặt trời mái nhà sẽ được EVN công bố hàng tháng, hàng quý, hoặc 6 tháng một lần, hay hàng năm (tùy theo nhu cầu thực tế) để người dân biết được, từ đó người dân, hay doanh nghiệp sẽ cân nhắc có nên đầu tư vào nguồn điện này hay không. Theo thời gian, khi công nghệ sản xuất pin lưu trữ ngày càng phát triển, giảm giá thành đầu tư hệ thống pin lưu trữ, nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà sẽ lựa chọn tiếp tục bán điện cho EVN với giá rẻ, hay giá 0 đồng, hoặc thậm chí là giá âm, hoặc lựa chọn đầu tư vào pin lưu trữ đều do thị trường quyết định, thay vì cấm nối lưới, hay nối lưới, nhưng bán với giá 0 đồng.

Nếu Bộ Công Thương vẫn giữ quan điểm điện mặt trời mái nhà phát lên lưới sẽ được bán với giá 0 đồng thì mục tiêu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu khó trở thành hiện thực, trừ phi trong vòng 6 năm tới giá sản xuất tấm quang năng và pin lưu trữ giảm đến 50%, hoặc nhiều hơn so với giá hiện tại./.

TS. NGUYỄN HUY HOẠCH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Tài liệu tham khảo:

1. Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

2. Để phát triển điện mặt trời ‘tự sản, tự tiêu’ ở Việt Nam có hiệu quả kinh tế. NangluongVietNam online 09:56 12/10/2023

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động