RSS Feed for Để các chương trình điện hạt nhân đảm bảo tính khả thi cao nhất | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 22/12/2024 22:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Để các chương trình điện hạt nhân đảm bảo tính khả thi cao nhất

 - Trong khi hàng năm chúng ta vẫn phải tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn cầu, thì có một thực tế là thế giới đang thất bại trong việc giảm lượng khí thải các-bon. Và khi các quốc gia tranh cãi về các quỹ đầu tư các-bon thấp, trách nhiệm lịch sử, vấn đề bồi thường khí hậu, thì một công nghệ đã được minh chứng là giảm được lượng các-bon lại nằm ngoài những cuộc thảo luận. Đó là năng lượng hạt nhân.

>> Bức tranh toàn cảnh ngành năng lượng hạt nhân năm 2012
>> IEA dự báo triển vọng năng lượng hạt nhân đến năm 2035
>> Trang sử mới của ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam
>> Ấn Độ vẫn tiếp tục phát triển điện hạt nhân
>> Điện hạt nhân Nhật Bản: Lộ trình 3 năm, 3 năm và 30 năm
>> Nga tăng tốc độ đầu tư vào ngành công nghiệp hạt nhân
>> Trung Quốc và tham vọng xuất khẩu điện hạt nhân
>> Séc tiếp tục mở rộng Nhà máy điện nguyên tử Temelin
>> “Bước đột phá” trong công nghệ hạt nhân toàn cầu (Kỳ cuối)

Trong số các lò phản ứng trên thế giới đang được xây dựng, 69% nằm ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, một mình Trung Quốc đã chiếm tới 40%. Nguồn: New York Times

Được xem là một vũ khí quan trọng trong nỗ lực giảm thiểu lượng phát thải các-bon, năng lượng hạt nhân đã bị xuống hạng tại các nước phát triển. Một số quốc gia đang có kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân và nhiều quốc gia đã giảm bớt vai trò của năng lượng hạt nhân với sự gia tăng của những nguồn năng lượng thay thế như khí thiên nhiên. Trong khi các nước phát triển không còn quan tâm tới năng lượng hạt nhân thì triển vọng của nó ở những quốc gia đang phát triển hoàn toàn khác. 

Những thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu điện năng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như giảm lượng phát thải khí CO2, khiến cho các quốc gia mới nổi không có lựa chọn nào khác ngoài năng lượng hạt nhân.

Và hiển nhiên nguồn năng lượng này sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và chiến lược an ninh năng lượng quốc gia. 

Khi các quốc gia tranh cãi về các quỹ đầu tư các-bon thấp, trách nhiệm lịch sử, vấn đề bồi thường khí hậu, thì một công nghệ đã được minh chứng là giảm được lượng các-bon lại nằm ngoài những cuộc thảo luận. Ảnh: Shutterstock

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) dự báo, điện hạt nhân tại những quốc gia đang phát triển sẽ chiếm tới 40% tổng sản lượng điện hạt nhân trên thế giới trong năm 2035, tăng từ 17% của năm 2010. Trong số các lò phản ứng đang được xây dựng, 69% nằm ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, một mình Trung Quốc đã chiếm tới 40%.

Ngoài ra, một số quốc gia đang phát triển khác đang hướng tới việc xây dựng những lò phản ứng đầu tiên; UAE đã bắt đầu khởi công xây dựng những lò phản ứng đầu tiên.

Một số ít các quốc gia khác thì đang xem xét nghiêm túc về điện hạt nhân. 

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức lớn trong việc phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng năng lượng hạt nhân ở những quốc gia đang phát triển. Những rào cản lớn nhất bao gồm chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thời gian cần thiết để triển khai các khuôn khổ pháp lý và quy định về năng lượng hạt nhân, các cam kết lâu dài cần thiết, đảm bảo sự an toàn và không phổ biến vũ khí hạt nhân, mạng lưới điện nhỏ và chưa được kết nối tốt, thiếu hụt nguồn nhân lực về năng lượng hạt nhân.

IAEA cho rằng, vai trò của các bên tham gia là quan trọng nhất. Xây dựng sự ủng hộ của quần chúng là cần thiết để gia tăng sự hiểu biết về những lợi thế của điện hạt nhân, để giải thích việc chúng ta sẽ giải quyết những rủi ro của nguồn năng lượng này như thế nào và để hợp pháp hóa các chương trình hạt nhân dưới con mắt của công chúng. 

Các bên liên quan cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc thu hút, động viên, và giữ chân được các cá nhân có năng lực tham gia trong ngành công nghiệp hạt nhân.

Các bên liên quan ở đây (bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức phi chính phủ, công chúng, các quan chức chính phủ và địa phương). Chính phủ ở những quốc gia đang phát triển đang có ý định phát triển và mở rộng năng lượng hạt nhân nên tham gia vào các quộc thảo luận nghiêm túc với sự tham gia của tất cả các bên liên quan.

Nếu không làm như vậy, tính khả thi, tính bền vững và sự an toàn của các chương trình điện hạt nhân sẽ bị tổn hại.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ông Nguyễn Bá Thanh và câu chuyện 100 triệu ở Hà Nội!
Thách thức an ninh chủ quyền và bản lĩnh Việt Nam
ASEAN giữa ngã ba chiến lược
Ông Lê Lương Minh chính thức nhận chức Tổng thư ký Asean
Nhật Bản đã sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc
Chuyên gia quân sự Nga bình luận sức mạnh quân sự Trung Quốc

Nguồn: IRV

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động