Các nước G7 xem xét lại chính sách phát triển điện hạt nhân
07:45 | 19/05/2014
>> Quốc hội Mỹ bắt đầu xem xét thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam
>> Toshiba đầu tư 10 tỷ bảng xây nhà máy điện hạt nhân tại Anh
>> Ấn Độ vượt qua hội chứng Fukushima để phát triển điện hạt nhân
>> Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba bế mạc
Tuyên bố chung của Nhóm đã đề cập đến các vấn đề hiện nay tại Ukraine và khả năng gián đoạn nguồn cung cấp khí cho quốc gia và trên toàn châu Âu. Tuyên bố chung nêu rõ: "Chúng tôi cam kết bắt đầu một bước thay đổi mang tính bền vững và có hệ thống để cải thiện tình hình an ninh năng lượng ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các nguyên tắc cốt lõi để đạt được mục tiêu này bao gồm đa dạng hóa các loại nhiên liệu năng lượng, thúc đẩy triển khai các công nghệ năng lượng sạch, bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, cũng như tăng tốc quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các bon thấp".
Các Bộ trưởng của nhóm G7 cũng thừa nhận rằng, nhiên liệu hóa thạch vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng giảm phát thải từ nhiên liệu hóa thạch là cần thiết để giải quyết biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng.
"Các nguồn các bon thấp này sẽ được chú trọng tới như là nguồn năng lượng cơ bản - đó là điện hạt nhân và thủy điện lớn", tuyên bố chung nêu rõ.
Tuyên bố cũng lưu ý rằng, một số khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng không thể xây dựng theo các nguyên tắc thị trường, mà có thể được hỗ trợ bởi khung pháp lý hoặc từ các nguồn tài trợ công.
Hầu hết các nước G7 đều có kinh nghiệm về điện hạt nhân, mặc dù Ý đã bỏ phiếu để kết thúc chương trình tiên phong của mình sau tai nạn Chernobyl và Đức đã quyết định đóng cửa các lò phản ứng của nước này cho đến đầu năm 2022. Nhật Bản hiện nay cũng không vận hành lò phản ứng nào, nhưng quốc gia này đang dần dần quay trở lại với điện hạt nhân sau tai nạn Fukushima năm 2011.
Hiện các nhà máy điện hạt nhân đang tạo ra khoảng 18% sản lượng điện cho các nước G7.
NangluongVietnam.vn
SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM
"Việt Nam đã chuẩn bị kỹ cho tình huống trên Biển Đông"
Khi cảnh sát Biển Việt Nam áp sát giàn khoan HD981 Trung Quốc
Quan hệ Nga - Trung và ẩn số Biển Đông
Việt Nam, Nga và trật tự thế giới mới?
"Trung Quốc đừng hy vọng kìm cương Triều Tiên"
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của ngư