RSS Feed for Sự cố vỡ đập ở Attapeu: Cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 18:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sự cố vỡ đập ở Attapeu: Cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm

 - Kể từ ngày vỡ đập Thủy điện Xe Pian Xe Namnoy - thuộc tỉnh Attapeu (Lào), hiện nay, nhà nước Lào, chủ đầu tư dự án cùng cộng đồng quốc tế đang tập trung nỗ lực khắc phục hậu quả của thạm họa, trợ giúp những cư dân vùng lũ ổn định cuộc sống tại những nơi ở mới, nên chưa có điều kiện kiểm tra xác định nguyên nhân và truy cứu trách nhiệm về vụ việc. Nhưng trên công luận hiện đang có những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn nhau trong thảm họa này...

Chuyên gia năng lượng Việt Nam nhận định về sự cố thủy điện ở Attapeu (Lào)


TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN - TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Theo khẳng định của Thủ tướng Lào Thongloum Sisoulith thì "Chính phủ Lào sẽ tiến hành điều tra để làm rõ nguyên nhân thực sự dẫn tới sự cố đập thủy điện này, bao gồm xem xét trách nhiệm của các nhà thầu, các công ty tư vấn và các nhà chức trách của Lào". 

Còn Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào Kammany Inthirath thì cho rằng: "Các công ty liên quan đến dự án xây đập Thủy điện Xe Pian Xe Namnoy sẽ không thể chối bỏ trách nhiệm trong vụ vỡ đập này. Đập thủy điện bị vỡ là do chất lượng xây dựng chưa đạt tiêu chuẩn".

Nhận xét này nhận được sự đồng thuận cao của dư luận.

Image result for xepian xe namnoy hydropower project


 

Dự án Thủy điện Xe Pian Xe Namnoy của Công ty Điện lực Xe-Pian Xe-Namnoy (PNPC) nằm ở khu vực phía Nam của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tại tỉnh Attapeu trên cao nguyên Bolaven, cách Thủ đô Vientiane của Lào khoảng 550km về phía Đông Nam. Dự án bao gồm 4 tổ máy, với tổng công suất 410 MW, sản lượng điện hàng năm khoảng 1.860 GWh được xây dựng trên diện tích đất 238 ha thuê trong thời gian 32 năm.

Dự án, được ước tính trị giá 1,02 tỷ đô la, là dự án xây dựng - vận hành - chuyển giao đầu tiên (BOT) được thực hiện bởi các công ty Hàn Quốc tại Lào. Việc xây dựng dự án là một phần của "kế hoạch tham vọng để Lào trở thành 'pin' của châu Á" như các nhà lãnh đạo Lào hy vọng rằng thủy điện sẽ giúp quốc gia này phát triển và phát triển.

Nghiên cứu khả thi cho dự án thủy điện được hoàn thành vào tháng 11 năm 2008. Việc xây dựng dự án bắt đầu vào tháng 2 năm 2013. Tại thời điểm xẩy ra sự cố vỡ đập dự án đã hoàn thành 90%. Dự kiến các hoạt động thương mại dự án bắt đầu vào cuối 2018, hoặc đầu 2019, trong đó 370 MW sẽ được bán cho Thailand thong qua hệ thống lưới điện truyền tải 230/500 kV theo Hợp đồng mua bán điện (PPA) 27 năm và 40 MW cho Tổng công ty Điện lực Lào (EDL) thông qua lưới điện 115 kV.

Dự án đòi hỏi phải xây dựng ba đập chính là Đập Houay Makchan, Đập Xe Pian và Đập Xe-Namnoy và ba đập phụ lõi đất, còn gọi là "đập yên ngựa" (Saddle Dams No 1-3). Dự án bao gồm: đập Xe Namnoy được thiết kế cao 73m và dài 1.600m và hồ chứa có khả năng lưu trữ khoảng 1.043 triệu mét khối nước. Khoảng 1.000 triệu mét khối nước sẽ được lấy từ các lưu vực Houay Makchan và Xe Pian và được lưu trữ tại hồ chứa Xe Namnoy. Nước từ hồ chứa Xe Namnoy theo đường hầm dẫn nước (Power Water Ways) chảy từ độ cao 630 mét đến nhà máy điện (Power House) nằm ở đáy thung lũng và sau khi qua các tua bin tại nhà máy điện sẽ theo kênh thoát nước (Tailrace Channel) chảy vào sông Xe Kong một dòng nhánh của sông Mê Kông có chiều dài 480 km, bắt nguồn từ sườn phía Đông dãy Trường Sơn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế (Việt Nam), chảy qua Nam Lào sang Campuchia rồi nhập vào dòng chính Mê Kông.

Về nguyên nhân sự cố võ đập: Đại diện của SK Engineering & Construction công ty Hàn Quốc tham gia xây dựng dự án thủy điện Xe Pian Xe Namnoy đã thông báo cho PNPC rằng: Tại một trong ba đập phụ (Saddle dam D) bị nứt, đỉnh của kết cấu đập đã bị cuốn trôi lúc 9 giờ tối đêm trước (22 tháng 7). Công việc sửa chữa bị trì hoãn vì mưa lớn.

Còn hãng thông tấn AFP (Pháp) thì báo cáo rằng: Đã có được tài liệu cho thấy rằng "11 cm lún đã được tìm thấy ở trung tâm của đập" vào đầu ngày thứ Sáu trước đó. Sự sụt lún này đủ nghiêm trọng để ngăn chặn việc sử dụng thiết bị sửa chữa khẩn cấp. Kết quả là một lượng nước khổng lồ đã đổ sập vào 6 ngôi làng xung quanh (Flooded villages).

Giám đốc điều hành của một trong những công ty liên quan nói rằng: "Đập bị gãy nứt và nước chảy sang khu vực hạ lưu và đổ vào sông Xe-Pian xuống cách khu vực đập khoảng 5 km".

Cơ quan thông tấn Lào cho biết, một số người dân đã bị chết và khoảng 6.000 người có thể bị mất nhà cửa. Không có số liệu chính xác về thương vong trong vòng 24 giờ đầu tiên, mặc dù tờ The Guardian đã báo cáo "hàng trăm người mất tích" và "một số" được xác nhận đã chết ngay vào sáng hôm sau. Ít nhất có sáu ngôi làng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng - khoảng 1.300 hộ gia đình - với nhiều người sống sót còn bị mắc kẹt trên những mái nhà của họ và trên cây cối.

Đến ngày 25 tháng 7, gần 3.000 người đã được giải cứu. Riêng làng Bản Mai có 50 người được cho là bị mất tích. Nỗ lực cứu hộ phức tạp bởi thực tế là khu vực này có mật độ rừng bao phủ dày đặc mà lại không được phủ sóng điện thoại di động, cũng có thể góp phần vào sự không chắc chắn về tỷ lệ thương vong. Những con đường trước đây tồn tại đã bị cuốn trôi trong lũ, và các ngôi làng bị ảnh hưởng chỉ có thể tiếp cận bằng trực thăng, hoặc tàu đáy phẳng.

Tính đến ngày 25 tháng 7, 26 người được xác nhận đã chết, ít nhất 130 người mất tích và 6.600 người khác đã phải di tản.

Theo đại diện của SK Engineering & Construction, thì đến nay "chưa có bất kỳ thông tin nào được xác nhận về nguyên nhân vụ vỡ đập. Chúng tôi cho rằng, chiến dịch cứu hộ và hỗ trợ khắc phục hậu quả nên được ưu tiên vào thời điểm nay. Việc tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn tới vụ việc sẽ được tiến hành riêng".

Tuy nhiên, với những thông tin có được đã thể hiện trên đây, đặc biệt, nếu những thông tin do một số kỹ sư và công nhân của SK Engineering & Construction công tác tại công trình về vết nứt và sự sụt lún tại đập phụ "Saddle Dam D" là chuẩn xác thì nhận định của Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lao Kammany Inthirath khi phát biểu tại cuộc họp báo tuần trước rằng: "Các công ty liên quan đến dự án xây đập Thủy điện Xe Pian Xe Namnoy sẽ không thể chối bỏ trách nhiệm trong vụ vỡ đập này. Đập thủy điện bị vỡ là do chất lượng xây dựng chưa đạt tiêu chuẩn" là hoàn toàn có cơ sở và được dư luận rất đồng tình.

Còn ý kiến của người dân vùng lũ và truyền thông quốc tế thì trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư dự án.

Trong vòng vài ngày sau thảm họa, những người sống sót đã đặt câu hỏi tại sao họ đã nhận được rất ít cảnh báo trước khi nó xảy ra, còn với một số người đã được di tản thì nói rằng họ được cảnh báo phải sơ tán nhà chỉ vài giờ trước khi thảm họa xảy ra.

Washington Post lưu ý rằng "không rõ ràng mức thiệt hại nghiêm trọng như thế nào đối với kế hoạch tổng thể" về tham vọng thủy điện của Lào. Trong khi đó, cổ phiếu của các công ty liên quan đến dự án, đặc biệt là của SK E & C đã lao dốc ngay sau thảm họa.

Tài liệu tham khảo:

1/ 2018 Laos dam collapse - Wikipedia

2/ Xe Pian-Xe Namnoy Hydroelectric Power Project - Power Technology

3/ Lào sẽ điều tra nhà thầu xây dựng đập thủy điện bị vỡ - Dân trí: Mục sự kiện, ngày 30/7/2018

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động