RSS Feed for Thị trường than Việt Nam và những bất cập trong công tác quản lý | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 16:49
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thị trường than Việt Nam và những bất cập trong công tác quản lý

 - Trong kỳ trước, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã phân tích về nguyên nhân thị trường than của Việt Nam phá vỡ mọi quy hoạch của Bộ Công Thương ("Thị trường than Việt Nam viết năm 2016"). Nhưng để thị trường than Việt Nam thực sự bình đẳng, theo quan điểm của nhiều chuyên gia, đã đến lúc chúng ta cần xem xét việc thu hồi giấy phép hoạt động của Vietmindo (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hiện đang khai thác than tại Uông Bí để xuất khẩu than với khối lượng lớn). Mặt khác, cần siết chặt quản lý chất thải nguy hại từ chế biến than coke (nhập khẩu từ Canada, chất lượng thấp) cho luyện kim để xuất khẩu của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Hà Tĩnh) theo đúng tiêu chuẩn và chôn cất tương tự như chất thải hạt nhân.

Bài viết cùng tác giả:

Thị trường than Việt Nam viết năm 2016
Than Indonesia trong cân bằng năng lượng Việt Nam
Thị trường than ASEAN và những rủi ro của Việt Nam

PHAN NGÔ TỐNG HƯNG - PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

NGUYỄN THÀNH SƠN - CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐỘC LẬP

Thị trường tiêu thụ nội địa

Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có 3 doanh nghiệp lớn đang khai thác than trong nước, lần lượt gồm: Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin (Bộ Công Thương), Tổng công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng), và Vietmindo (100% vốn Indonesia). Riêng Vietmindo không được bán than trong nước.

Tổng thị trường than tiêu thụ trong nội địa của Vinacomin và Tổng công ty Đông Bắc năm 2017 đạt mức 40,1 triệu tấn. Cụ thể xem bảng sau:

Các hộ dùng than

Tổng số

Vinacomin

Đông Bắc

Tổng tiêu thụ trong nước

40,100

34,100

6,000

Nhiệt điện của EVN+PVN

24,110

19,110

5,000

Nhiệt điện của Vinacomin

4,557

4,557

0

Xi măng

2,600

2,100

0,500

Bauxite Tây Nguyên

0,590

0,590

0

Phân bón hóa chất

0,985

0,985

0,500

Các hộ còn lại khác

7,258

6,758

 

 

Giá than khai thác trong nước cấp cho điện được điều chỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo đó, TKV được bán tại Cửa Ông than Cám 6a1 với giá 1,382 triệu đông/tấn, than Cám 5a1- 1,696 triệu đông/tấn (tại các cảng nội địa giá bán được quy định thấp hơn 30.000 triệu đông/tấnn, tương đương với giá bán cũng cho điện của Tổng công ty Đông Bắc).

Thị trường xuất khẩu

Năm 2017, Việt Nam có tổng số 12 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu than đi các nước trên thế giới. Các doanh nghiệp này đã ký và thực hiện được 34 hợp đồng xuất khẩu than. Tổng khối lượng than xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 đạt 2,228 triệu tấn với tổng giá trị kim ngạch đạt 287,125 triệu đô la. Giá xuất khẩu FOB tại Cẩm Phả của than đạt bình quân 128,8 U$/tấn.

Có 5 doanh nghiệp xuất khẩu than lớn nhất lần lượt gồm: Vinacomin (xuất 1,517 triệu tấn với giá bình quân 122 U$/tấn); Vietmindo (xuất 0,439 triệu tấn với giá bình quân 112 U$/tấn); Formosa (xuất 0,173 triệu tấn, với giá bình quân 246 U$/tấn); Công ty CP Hoành Sơn (xuất 0,069 triệu tấn với giá bình quân 83 U$/tấn); Tổng công ty Đông Bắc (xuất 0,021 triệu tấn với giá bình quân 169 U$/tấn). Bảy doanh nghiệp còn lại xuất khẩu được tổng số 0,01 triệu tấn với giá bình quân 128 U$/tấn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu than từ Việt Nam năm 2017

Có tới 16 nước nhập khẩu than từ Việt Nam năm 2017. Trong đó 10 nước nhập than của Việt Nam nhiều nhất (với tổng khối lượng 2,12 triệu tấn, tổng gía trị 277 triệu U$, chiếm 95% khối lượng) lần lượt gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines, Bahamas, Đài Loan. Sáu nước còn lại chỉ nhập tổng số hơn 104 nghìn tấn.

Các nước nhập khẩu than từ Việt Nam năm 2017


 

Thị trường nhập khẩu

Trong năm 2017, tổng số than nhập khẩu vào Việt Nam đạt mức kỷ lục 14,5 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1,5 tỷ U$. Giá nhập khẩu CIF/CFR bình quân khoảng 105 U$/tấn.

Chủng loại than nhập khẩu gồm:

1/ Than lò hơi (phát điện) và than lò quay (sản xuất xi măng) khoảng 10,72 triệu tấn với tổng kim ngạch của 93 hợp đồng khoảng 796,4 triệu U$, và giá bình quân 74,3 U$/tấn.

2/ Than lò cao (luyện kim) và lò khí hóa (sản xuất phân bón) khoảng 3,77 triệu tấn, với tổng kim ngạch của 70 hợp đồng khoảng 722,7 triệu U$, và với giá CIF/CFR bình quân khoảng 192 U$/tấn.

- Than công nghệ, với khối lượng khoảng hơn 1.037 tấn, chủ yếu phục vụ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao và than làm giá thể cho sản xuất nông nghiệp sạch/hữu cơ. Tổng kim ngạch của 31 hợp đồng nhập khẩu than công nghệ đạt hơn 0,823 triệu U$.

Chủng loại than nhập khẩu vào Việt Nam năm 2017

Nguồn gốc than nhập khẩu vào Việt Nam năm 2017 tương đối phong phú, từ 18 quốc gia. Trong đó, 8 nước chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lượt là Indonesia (42%), Úc (25%), Nga (16%), Trung Quốc (7%), Canada (4%), Malaysia (2%), Mozambic (2%), Nam Phi (1%). Mười nước còn lại chỉ chiếm 1%.

Nguồn gốc than nhập khẩu vào Việt Nam

Các doanh nghiệp nhập khẩu than vào Việt Nam trong năm 2017 đã có sự phân biệt tương đối rõ nét.

Theo đó, chỉ có 4 doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất có khối lượng hơn 1 triệu tấn/năm gồm Formosa (4,00 triệu tấn), EVN (3,22 triệu tấn), Hòa Phát (1,18 triệu tấn) và Cty CP Thuận Hải (1,02 triệu tấn).

Các doanh nghiệp có khối lượng nhập từ trên 0,15 triệu tấn đến 0,5 triệu tấn lần lượt gồm: Tổng công ty Đông Bắc (0,513 triệu tấn), Long Sơn (0,37 triệu tấn), Vedan (0,32 triệu tấn), Long Thuận (0,3 triệu tấn), Sông Lam (0,28 triệu tấn), Vissai NB (0,25 triệu tấn), Đông Mê Công (0,21 triệu tấn), Vĩnh Minh An (0,2 triệu tấn), Việt Trung (0,2 triệu tấn), Wenhunt (0,19 triệu tấn), Tân Phù Đổng (0,18 triệu tấn), Vinacomin (0,16 triệu tấn).

Các doanh nghiệp còn lại nhập khẩu tổng cộng khoảng 1,9 triệu tấn.

Các doanh nghiệp nhập khẩu than chủ yếu của Việt Nam

Tổng số hợp đồng nhập khẩu được thực hiện 194 hợp đồng. Khối lượng than bình quân một hợp đồng khoảng 75.000 tấn, và giá trị bình quân khoảng 7,83 triệu U$.

Tổng công ty Đông Bắc vươn lên đứng thứ 5, còn Vinacomin chỉ xếp thứ 16 trong số các doanh nghiệp nhập khẩu than.

Những bất cập

1/ Đáng lưu ý là Công ty TNHH Hưng Nghiệp FORMOSA đã tiếp tục biến Việt Nam thành nơi chế biến than coke cho luyện kim. Trong số hơn 4 triệu tấn than các loại nhập khẩu vào Việt Nam, Formosa đã nhập khẩu hơn 0,5 triệu tấn than luyện coke từ Canada có chất lượng thấp với giá bình quân chỉ 188 U$/tấn. Sau khi chế biến và sử dụng tại Hà Tĩnh, Formosa đã xuất khẩu được hơn 0,173 triệu tấn với giá 246 U$/tấn. Công nghệ chế biến than coke có chất thải rất nguy hại, đòi hỏi phải được quản lý, kiểm kê và chôn cất tương tự như chất thải hạt nhân.

Cho đến nay, chất thải từ lò luyện coke của Formosa vẫn chưa được quản lý theo đúng tiêu chuẩn.

2/ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Vietmindo vẫn tiếp tục được khai thác than tại Uông Bí để xuất khẩu với khối lượng lớn (0,439 triệu tấn với kim ngạch lên tới gần 50 triệu U$/2017). Vietmindo có thị phần đứng thứ hai về xuất khẩu than từ Việt Nam (sau Vinacomin), hiện đang là đối thủ cạnh tranh không bình đẳng với các công ty xuất khẩu than của Việt Nam. Chính phủ cần xem xét thu hồi giấy phép của Vietmindo càng sớm càng tốt.

3/ Than tồn kho của Vinacomin còn tương đối lớn, chủ yếu là than có phẩm cấp rất thấp. Tuy nhiên, việc nhập khẩu than có chất cao để pha trộn cấp cho điện (tương tự như Tổng công ty Đông Bắc) cần được Vinacomin xem xét.

Lưu ý:

Các số liệu thuộc bản quyền của tác giả. Mọi trích dẫn và sử dụng cần được sự đồng ý của tác giả thông qua Tạp chí Năng lượng Việt Nam (bằng văn bản).

(Còn nữa...)

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động