RSS Feed for Giá điện đồng phát từ bã mía cần lên mức hợp lý | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 19/03/2024 18:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giá điện đồng phát từ bã mía cần lên mức hợp lý

 - Theo quy định giá điện như hiện nay sẽ không khuyến khích, tạo động lực cho các nhà máy nhiệt điện bã mía hiện có và các dự án dự kiến đầu tư điện đồng phát từ bã mía, chưa phù hợp với thực tế tổ chức sản xuất của ngành mía đường, cũng như nông sản trong nông nghiệp.

Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững năng lượng Việt Nam
Cần thay đổi phương pháp tính tiền khai thác tài nguyên nước

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh lại giá điện đồng phát từ bã mía từ các nhà máy đường đầu tư đấu nối lưới điện theo một giá thống nhất là giá điện sinh khối mà không phân thành hai loại giá như hiện nay. 

Theo lý giải của VSSA, điều này sẽ giúp khuyến khích các nhà máy đường đầu tư phát điện nối lưới, sử dụng hết nguồn nguyên nhiên liệu sinh khối bã mía, cũng như nông phụ phẩm ở các địa phương. 

VSSA cho rằng, nếu có chính sách khuyến khích và đầu tư phù hợp thì 1 tấn mía cây có 0,3 tấn bã mía có thể sản xuất được khoảng 100​-120 kWh, sau khi trừ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ có thể phát lên điện lưới khoảng 60-70 kWh.

Hiện nay, cả nước có khoảng 300.000 ha mía, 40 nhà máy đường. Trong niên vụ sản xuất 2015-2016, đã lắp đặt với công suất thiết kế 362 MW và phát điện, đấu nối lưới điện quốc gia 105 MW; niên vụ 2016-2017 công suất lắp đặt tăng lên là 457 MW có thể đấu lưới quốc gia 175 MW.

Theo quy hoạch tổng thể ngành mía đường Việt Nam đến năm 2020, sẽ có khoảng 20 triệu tấn mía và năm 2030 có khoảng 24 triệu tấn mía, có thể sản xuất ra được 2,4 triệu MWh tương ứng tổng công suất phát 840 MW (năm 2020) và 2,8 triệu MWh tương ứng tổng công suất phát 970 MW (năm 2030). 

Việc phát điện trong nhà máy đường có tính đặc thù riêng. Nếu với mục đích phát điện đủ cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng nội bộ thì chi phí thấp (như truyền thống). 

Tuy nhiên, nếu với mục đích phát điện nối lưới thì phải đầu tư hệ thống thiết bị nhiệt điện cao cấp, thiết bị công nghệ đường tiết kiệm năng lượng, sẽ khiến chi phí đầu tư cao. Có như vậy mới không lãng phí và tận dụng được tối đa nguồn năng lượng sinh khối bã mía sẵn có, cũng như nguồn nguyên liệu nông sản phụ phẩm (rơm rạ, lâm sản,…) trên địa bàn để phát điện liên tục trong năm, không chỉ dừng lại ở thời vụ ép mía. 

Đến thời điểm hiện tại, các nhà máy đường đã đầu tư và đang đầu tư đấu nối điện thì giá thành sản xuất khoảng 1.600-1.800 đồng/kWh (tương đương khoảng 7,3-8,1 UScents/kWh) chưa có thuế giá trị gia tăng. 

Tham khảo giá điện đồng phát của các nhà máy đường Thái Lan được Bộ Năng lượng Thái lan đưa ra biểu giá là 4,53 bath/kWh (tương đương 13 UScents/kWh). 

Trong khi đó, tại Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 942/QĐ-BCT, Thông tư số 44/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định giá điện thành 2 loại. 

Cụ thể, giá điện đồng phát lưới điện các nhà máy đường là 5,8 UScents/kWh và biểu giá chi phí tránh được cho điện sinh khối (có điện bã mía độc lập không trích hơi cho nhà máy đường) với giá ở khu vực miền Bắc 1.644 đồng/kWh (7,551 UScents/kWh), miền Trung 1.642đồng/kWh (7,3458 UScents/kWh), miền Nam 1.673 đồng/kWh (7,44486 UScents/kWh) (chưa có giá trị gia tăng). 

Theo VSSA, quy định giá này đã không thực sự khuyến khích, tạo động lực cho các nhà máy nhiệt điện bã mía hiện có và các nhà máy đang có dự kiến đầu tư điện đồng phát từ bã mía, chưa phù hợp với thực tế tổ chức sản xuất của ngành mía đường cũng như nông sản trong nông nghiệp.

NangluongVietnam Online

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động