RSS Feed for Năng lượng sinh khối Thứ năm 25/04/2024 18:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Năng lượng sinh khối [kỳ 3]: Giá trị năng lượng và môi trường của sinh khối

Năng lượng sinh khối [kỳ 3]: Giá trị năng lượng và môi trường của sinh khối

Ở hai kỳ trước, tác giả đã giới thiệu đến bạn đọc tổng quan về năng lượng sinh khối và nguồn tài nguyên sinh khối trên trái đất (bản chất khoa học, chu kỳ, sản lượng sinh khối; mức độ sử dụng, vấn đề lương thực và năng lượng...). Để tạm kết chuyên đề này, tác giả sẽ giới thiệu về giá trị năng lượng và môi trường của sinh khối.
Năng lượng sinh khối [kỳ 2]: Mức độ sử dụng, vấn đề lương thực và năng lượng

Năng lượng sinh khối [kỳ 2]: Mức độ sử dụng, vấn đề lương thực và năng lượng

Tổng hợp dưới đây cho thấy, chỉ riêng tiềm năng lượng sinh khối trên thế giới được tái tạo hàng năm đã gấp hàng chục lần tổng sản lượng khai thác của nhiên liệu hóa thạch (không tái tạo). Còn về mức độ sử dụng, hiện công nghệ mới chỉ cho phép sử dụng hơn 1,8% sinh khối được tái tạo và tập trung chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển.
Năng lượng sinh khối [kỳ 1]: Bản chất khoa học, chu kỳ, sản lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối [kỳ 1]: Bản chất khoa học, chu kỳ, sản lượng sinh khối

Khai bút đầu xuân Quý Mão, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu chuyên đề về năng lượng sinh khối của các tác giả: Phan Ngô Tống Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), Nguyễn Thành Sơn - Chuyên gia tư vấn năng lượng. Nội dung các bài báo bao gồm: Bản chất khoa học, thành phần hóa học; sản lượng, năng suất; vòng đời/chu kỳ; mức độ sử dụng sinh khối; vấn đề lương thực và năng lượng; sử dụng đất cho sinh khối; sinh khối và môi trường, biến đổi khí hậu v.v... Rất mong được bạn đọc cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến.
Sinh khối công nghiệp - Nguồn năng lượng mới giúp trung hòa carbon

Sinh khối công nghiệp - Nguồn năng lượng mới giúp trung hòa carbon

Phát triển năng lượng sinh học góp phần thực hiện cam kết COP26 - đó là nhận địch của các chuyên gia Đức vừa xuất hiện trên Tạp chí Công nghệ điện tương lai trực tuyến Anh (FPT) số tháng 3-2022. Theo FPT, thời của nhiên liệu hóa thạch đang thu hẹp dần, còn sinh khối được xem là một trong những ứng viên mới triển vọng.
Một số nguồn năng lượng được coi là ‘sạch’, liệu có thực sự sạch và bền vững?

Một số nguồn năng lượng được coi là ‘sạch’, liệu có thực sự sạch và bền vững?

Thế giới đang trong cuộc đua chuyển đổi năng lượng (từ bỏ nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang các dạng năng lượng sạch, tái tạo). Tuy nhiên, các dạng năng lượng tái tạo cũng có những tác động tiềm ẩn đối với môi trường và con người hiện tại, cũng như các thế hệ mai sau. Vậy, hãy thử phân tích, đánh giá những tác động xấu của một số công nghệ năng lượng tái tạo phổ biến hiện nay xem chúng có thực sự bền vững và sạch hay không?
‘Điều chỉnh tăng’ giá điện đối với dự án năng lượng sinh khối

‘Điều chỉnh tăng’ giá điện đối với dự án năng lượng sinh khối

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 08/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam. Trong đó, sửa đổi quy định giá điện đối với dự án điện sinh khối (đồng phát nhiệt - điện: 7,03 UScents/kWh - 8,47 UScents/kWh).
Tiềm năng và thách thức phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam [Kỳ cuối]

Tiềm năng và thách thức phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam [Kỳ cuối]

Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã trải qua một quá trình gần ba thập niên với nhiều bước thăng trầm. Một điều dễ nhận thấy, chỉ khi nào sự phát triển có sự quan tâm, chỉ đạo của Nhà nước thông qua một hệ thống chính sách, một chương trình thống nhất và sự tài trợ thích đáng của ngân sách, cũng như các trợ giúp quốc tế về kỹ thuật, công nghệ, tài chính thì khi đó mới có thể đạt được những kết quả nhất định.
Tổng quan tiềm năng và triển vọng phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam

Tổng quan tiềm năng và triển vọng phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam

Cung ứng năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động, cũng như các tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh, an toàn trong cung ứng năng lượng… Do vậy, từng bước đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, nguồn điện dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam có tiềm năng, đặc biệt là các nguồn sinh khối, gió, năng lượng mặt trời… được coi là một trong những giải pháp phát triển bền vững.
Ngành mía đường và tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối

Ngành mía đường và tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối

Viện tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) và Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) vừa công bố “Báo cáo về năng lượng sinh khối trong ngành mía đường ở Việt Nam”, trong đó cho thấy ngành công nghiệp đường Việt Nam có thể tạo ra 4.300 GWh điện sạch mỗi năm từ sinh khối, đủ để cung cấp năng lượng cho 630.000 hộ gia đình.
Năng lượng sinh khối: Hướng đến một tương lai xanh

Năng lượng sinh khối: Hướng đến một tương lai xanh

Triển lãm ảnh “Năng lượng sinh khối - Hướng đến một tương lai xanh” đang diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, diễn ra từ ngày 18-21/7/2018.
Một góc nhìn khác về năng lượng tái tạo

Một góc nhìn khác về năng lượng tái tạo 1

Khai thác năng lượng tái tạo đang là xu hướng chung trên thế giới để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch vốn đang dần cạn kiệt, và hơn nữa là hạn chế sự biến đổi đến mức cực đoan của khí hậu. Tuy được đầu tư và phát triển khá nhanh trong những năm gần đây với những thành quả ấn tượng ở một số quốc gia, nhưng nhìn chung năng lượng tái tạo vẫn còn rất khiêm tốn trong bức tranh tổng thể về năng lượng trên toàn cầu. Rất nhiều nguyên nhân đã được các nhà nghiên cứu đưa ra bàn thảo. Trong đó, sức ép của các tập đoàn năng lượng hóa thạch, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, vốn có nền tảng và thị trường từ hàng trăm năm nay, có tác động rất lớn đến sự lựa chọn của các nhà hoạch định chính sánh và các nhà đầu tư... Tuy nhiên, góc nhìn không bàn đến chuyện vĩ mô mà chỉ phân tích một số công nghệ khai thác năng lượng tái tạo hiện có. Và thật sự bất ngờ vì những lý do sau:
Thu hồi khí gas bãi chôn lấp rác Nam Sơn để phát điện

Thu hồi khí gas bãi chôn lấp rác Nam Sơn để phát điện

Đối tác Việt Nam và Hàn Quốc vừa ký kết hợp tác trong dự án thu hồi khí gas bãi chôn lấp phát điện Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội). Đây là một dự án được đánh giá rất cao về ý nghĩa và tính khả thi trong việc tái sử dụng rác thải như một nguồn tài nguyên năng lượng, có tính định hướng dẫn đầu cho việc quản lý các cơ sở xử lý chất thải khác tại Việt Nam trong tương lai.
Động thổ dự án năng lượng tái tạo 650MW tại Quảng Bình

Động thổ dự án năng lượng tái tạo 650MW tại Quảng Bình

Tại xã Ngư Thuỷ Bắc và xã Hưng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, Tập đoàn Dohwa (Hàn Quốc) vừa tổ chức lễ động thổ Tổ hợp dự án điện năng lượng tái tạo Dohwa Lệ Thuỷ, Quảng Bình (giai đoạn 1). Giai đoạn 1 của dự án này có công suất 49,5MW, với tổng số vốn đầu tư hơn 55 triệu USD. Dự kiến vào cuối năm 2018, dự án sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động.
Động lực nào cho năng lượng sinh khối Việt Nam?

Động lực nào cho năng lượng sinh khối Việt Nam?

Theo ông Trương Đồng Tâm - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Ngôi Sao Vàng (doanh nghiệp chuyên ngành thu gom rác thải sinh hoạt, nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp để sản xuất thành nhiên liệu đốt công nghiệp và đốt phát điện), Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng sinh khối sản xuất từ rác thải. Với gần 9 triệu tấn trấu (nhiệt lượng bình quân 3950 calo/kg) và hơn 33 triệu tấn rơm rạ được thải ra từ quá trình thu hoạch (nhiệt lượng tương đương 4100 calo/kg), vv... Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa có các cơ chế, chính sách để phát triển bền vững nguồn năng lượng quý giá này.
Thông tin mới nhất về tiềm năng điện tái tạo Việt Nam

Thông tin mới nhất về tiềm năng điện tái tạo Việt Nam

Theo một báo cáo nghiên cứu, đánh giá mới nhất của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), tiềm năng về các nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam là khá lớn, trong đó, tiềm năng các nguồn thủy điện (khoảng 26.500 MW và có thể phát triển thêm hơn 200 dự án); Tiềm năng các nguồn điện gió (khoảng trên 100 nghìn MW); Tiềm năng các nguồn năng lượng sinh khối (khoảng 60 triệu TOE). Bên cạnh đó là số giờ nắng trung bình hàng năm của Việt Nam khoảng 1.500 giờ tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và lên đến 2.700 giờ tại các tỉnh Nam Trung bộ.
1 2 3
Phiên bản di động