Năng lượng mới - Tái tạo
ROSATOM và IAEA thỏa thuận tăng cường an toàn bức xạ
15:20 |18/09/2015
-
Bên lề Diễn đàn Khoa học IAEA 2015, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) đã ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an toàn bức xạ. Phó Tổng Giám đốc An toàn Hạt nhân của IAEA, Denis Flory và Phó Tổng Giám đốc ROSATOM, Vyacheslav Pershukov đã đại diện 2 bên ký kết thỏa thuận này.
70 năm điện hạt nhân Nga: Thành công nối tiếp thành công
IAEA đưa sáng kiến kí kết thỏa thuận với các tổ chức của Nga hiện đang hợp tác với IAEA trong lĩnh vực an toàn bức xạ. ROSATOM là đơn vị đầu tiên ký kết văn bản này.
Thỏa thuận song phương này mở rộng quan hệ hợp tác về an toàn bức xạ trong tất cả các dự án được tiến hành giữa IAEA và ROSATOM. Phạm vi của thỏa thuận bao gồm các hoạt động đánh giá và quản lý rủi ro bức xạ đối với công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân phải tiếp xúc với bức xạ trong môi trường làm việc. Dự án được thực hiện trong 3 năm, với sự giám sát của cơ quan Tổng Thanh tra ROSATOM và sự tham gia của các chuyên gia đến từ Bộ Y tế.
ROSATOM tài trợ cho dự án và IAEA cung cấp các chuyên gia quốc tế. Dự án nhằm phát triển phương pháp đánh giá rủi ro bức xạ cá nhân cho các nhân viên làm việc tại cơ sở hạt nhân Nga dựa trên tính toàn và phân tích liều lượng. Tài liệu hướng dẫn của Nga sẽ được phát triển để phục vụ quản ký và đánh giá rủi ro bức xạ. Những chỉ dẫn này sẽ được IAEA xem xét và kinh nghiệm cũng như phương pháp của Nga sẽ được khuyến nghị cho các quốc gia khác. Các tài liệu này được công bố nhằm tạo điều kiện tối đa cho sự trao đổi kinh nghiệm quốc tế giữa IAEA và các thành viên.
“Bằng việc ký kết thỏa thuận này, Nga một lần nữa chứng minh vị thế của mình là nước đi đầu trong lĩnh vực điện hạt nhân. Nga sẽ trở thành quốc gia tiên phong thực hiện đánh giá rủi ro để kiểm tra và kiểm soát lượng phơi nhiễm bức xạ cá nhân. ROSATOM sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với những quốc gia hợp tác với Nga trong xây dựng các chương trình điện hạt nhân,” Phó Tổng Giám đốc ROSATOM, Vyacheslav Pershukov nhấn mạnh.
NGUYỄN DỊU (Nguồn: rosatom.ru)
Các bài mới đăng
- Khánh thành Nhà máy điện gió Trung Nam (17/04)
- Các tính năng ấn tượng của sản phẩm GoodWe HT 1500V (16/04)
- Khởi động dự án ‘Tăng cường hệ thống tích hợp năng lượng tái tạo’ (13/04)
- Khánh thành Nhà máy năng lượng mặt trời Phù Mỹ (09/04)
- Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện mặt trời KN Ialy Kon Tum (07/04)
- Tiết giảm nguồn năng lượng tái tạo là ‘bắt buộc’ và tiếp tục thực hiện (07/04)
- JinkoSolar đầu tư nhà máy sản xuất pin quang điện tại Quảng Ninh (05/04)
- TOP thương hiệu mô-đun quang điện hàng đầu nhập khẩu vào Việt Nam năm 2020 (02/04)
- Thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam: Điều gì sẽ đến sau giá FIT? (01/04)
- Bộ biến tần điện mặt trời TMEIC Trung Quốc tại thị trường Việt Nam (01/04)
Các bài đã đăng:
- Dự án điện mặt trời sẽ được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi (17/09)
- Việt Nam-Hàn Quốc hợp tác về năng lượng hạt nhân (16/09)
- Họp ban trù bị Hội Thủy điện vừa và nhỏ-Năng lượng xanh (13/09)
- 70 năm điện hạt nhân Nga: Thành công nối tiếp thành công (11/09)
- Lập quy hoạch phát triển năng lượng sinh khối quốc gia (09/09)
- Hoàn thành khóa đào tạo vận hành lò VVER-1200 (07/09)
- Vận hành điện hạt nhân Ninh Thuận 1 bằng tiếng Nga (04/09)
- Nga - Mexico hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân (03/09)
- Khởi công dự án điện mặt trời 19,2MW tại Quảng Ngãi (30/08)
- Thành lập ngân hàng urani đầu tiên trên thế giới (28/08)