RSS Feed for Sinh viên Việt Nam khám phá công nghiệp hạt nhân của Nga | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 17:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Sinh viên Việt Nam khám phá công nghiệp hạt nhân của Nga

 - Người dân sẽ sống như thế nào khi nơi ở và đất canh tác bị lấy làm địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân?

Chuyên gia Nga chia sẻ phương pháp viết về ĐHN
Ngày Khoa học và Hạt nhân tại Hà Nội

Dẫn chứng tỉnh Ninh Thuận, nơi nước ta sẽ triển khai xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, Giám đốc Trung tâm Thông tin Năng lượng Nguyên tử (ICONE) Hà Mạnh Thư đã lý giải về những lợi ích mà điện hạt nhân mang lại. Đời sống cũng như sinh kế của người dân là những vấn đề Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Trên đây là một trong những tình huống diễn ra tại “Cuộc thi tìm hiểu về năng lượng hạt nhân’’ của sinh viên hai trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Điện lực do ICONE kết hợp với Cục Năng lượng Nguyên tử và Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) tổ chức ngày 20/5.

TS. Vladimir KONDAKOV giới thiệu với sinh viên những kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp hạt nhân của Nga. Ảnh: Song Anh

Ban tổ chức đã chọn ‘’Ứng dụng công nghệ hạt nhân để sản xuất nước ngọt’’, một đề tài giả định mang tính thời sự để sinh viên thử sức.

Sinh viên được chia làm 6 đội. Từng thành viên của mỗi đội sẽ đóng các vai: chính quyền thành phố, cán bộ quản lý môi trường, kỹ sư nhà máy điện hạt nhân và người dân.

Trên quan điểm của nhân vật mình đóng vai, các thành viên đưa ra những ý kiến, lập luận riêng và đội trưởng mỗi đội sẽ thuyết trình về nội dung mà đội quan tâm.

Thông qua cuộc thi, sinh viên hai trường đại học sẽ trình bày quan điểm, sự hiểu biết của mình về năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân.

Dịp này, TS. Vladimir KONDAKOV, Phó Trưởng khoa Điện Hạt nhân, Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga MEPhI đã giới thiệu cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp hạt nhân của Nga.

Buổi thuyết trình này thực sự là một cơ hội để các sinh viên chuyên ngành hạt nhân có thêm hiểu biết về công nghệ hạt nhân tiên tiến của ROSATOM, đặc biệt là VVER, công nghệ sẽ áp dụng cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận.

Có thể tạo ra Uranium dùng nhiều lần? Chất thải phóng xạ từ đâu mà có và xử lý chất thải này như thế nào? Sự khác nhau giữa hệ thống an toàn trong nhà máy điện hạt nhân của Nga với các nước khác? Liệu có sự nhiễm xạ trong tua bin của nhà máy điện?

Những câu hỏi cơ bản của sinh viên đại học năm thứ nhất cũng là sự quan tâm của xã hội, nó thể hiện ý thức trách nhiệm cá nhân của họ khi theo học chuyên ngành hạt nhân.

“Cuộc thi tìm hiểu về năng lượng hạt nhân’’ là một trong những hoạt động của chuỗi sự kiện “Ngày Khoa học và Hạt nhân’’ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18 đến 20/5/2016.

“Ngày Khoa học và Hạt nhân’’ năm 2016 đã khép lại và được đánh giá là một trong những sự kiện lớn, thành công cả về chuyên môn cũng như thu hút sự chú ý của dư luận do Trung tâm ICONE tổ chức.

SONG ANH

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động