» Năng lượng nguyên tử
ROSATOM nhận giải quốc tế về “vận hành xuất sắc”
10:41 |19/07/2016
-
Triển lãm hạt nhân thế giới vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi về công nghệ và dự án điện hạt nhân hiện đại. “Hệ thống quản lý dự án đa chiều Mutlti - D” của Tổng Công ty ASE, thuộc ROSATOM đã giành giải nhất trong hạng mục "Vận hành xuất sắc".
Công nghiệp hạt nhân: ROSATOM khẳng định vị thế đi đầu
Tổng Công ty ASE, thuộc ROSATOM đã giành giải nhất trong hạng mục "vận hành xuất sắc" cho Hệ thống Quản lý Dự án Đa chiều Multi-D.
Triển lãm hạt nhân thế giới vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi về công nghệ và dự án điện hạt nhân hiện đại. “Hệ thống quản lý dự án đa chiều Mutlti - D” của Tổng Công ty ASE, thuộc ROSATOM đã giành giải nhất trong hạng mục vận hành xuất sắc.
Trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ngân sách thường bị vượt dự toán và thời gian xây dựng bị kéo dài hơn từ 10% - 50%. Theo các nhà phát triển hệ thống, tình trạng này có thể được thay đổi bằng các phương pháp quản lý hiệu quả, kết hợp các công cụ công nghệ thông tin với các quy trình nghiệp vụ. Hệ thống quản lý dự án công nghệ Multi-D do các chuyên gia Nga thiết kế có thể giúp tối ưu hóa, kiểm soát thời gian, ngân sách trong suốt quy trình dự án. Hơn thế nữa, công nghệ này có tính phổ quát và có thể áp dụng thành công không chỉ trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà còn trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phức tạp khác.
Công nghệ này được phát triển dựa trên những ghi chép theo dõi quản lý dự án xây dựng của Công ty ASE, dựa trên nền tảng 3DEXPERIENCE và hệ thống Dassault Systemes. Từ kinh nghiệm của công ty, ứng dụng này cho phép triển khai dự án đúng thời hạn và giữ trong khoảng ngân sách đã đề ra.
Công ty ASE đã chứng minh được rằng sử dụng những công cụ phù hợp có thể giảm áp lực thời gian và chi phí, cụ thể là trong xây dựng các tổ máy điện hạt nhân 3 và 4 của Nhà máy điện hạt nhân Rostov và tổ máy 1 và 2 của Nhà máy điện Yuzhnouralsk GRES-2. Công nghệ này đã được nhân rộng tại tất cả các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân do Nga thiết kế trong và ngoài nước.
Dự án TeMP của ROSATOM và Học viện ROSATOM nằm trong danh sách đề cử hạng mục Quản lý Tri thức.
Chủ tịch hội đồng giám khảo, ông Jacques Regaldo, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà Vận hành Hạt nhân Thế giới, nhấn mạnh rằng, các dự án đa dạng do các công ty trình bày thực sự mang đến cả những động lực và thách thức: “Ban giám khảo rất ấn tượng bởi những dự án xuất sắc”. Ngoài ra, những dự án của Apave, EDF và Westinghouse cũng nằm trong danh sách đề cử.
Dự án chung “Giải thi đấu giữa các chuyên gia trẻ ‘TeMP’” của ROSATOM và Học viện ROSATOM nằm trong danh sách đề cử hạng mục Quản lý Tri thức, cùng với các dự án EDF và Oxand.
Phiên thảo luận tại Triễn lãm hạt nhân thế giới.
TeMP nhằm thu hút và tuyển chọn nhân tài trẻ cho các doanh nghiệp của ROSATOM. Mục đích của cuộc thi là tăng sức hấp dẫn của ngành hạt nhân trong mắt các chuyên gia trẻ đến từ các trường đại học chuyên ngành. Cuộc thi được tổ chức online với trận trung kết được truyền hình trực tiếp. Người chiến thắng nhận được lời mời từ các doanh nghiệp hàng đầu của ROSATOM. Những thí sinh tham sự có cơ hội phát triển các dự án liên quan tới quá trình sản xuất thực tế, được hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia của ROSATOM. Những ý tưởng thú vị và hứa hẹn nhất sẽ được lựa chọn bởi một ban giám khảo bao gồm các chuyên gia đến từ các chi nhánh của ROSATOM. Dự án tốt nhất sẽ do các quản lý cấp cao của Tập đoàn và Tổng Giám đốc chọn lựa. Chỉ riêng năm nay, số lượng ứng tuyển đã vượt quá 3.000 người, và chỉ 100 người được vào vòng trung kết.
118 được dự án đã được chọn cho cuộc thi tại Triển lãm Hạt nhân Thế giới, 14 trong số đó nằm trong đề cử ở 4 hạng mục: Đổi mới, Vận hành Xuất sắc, An toàn Hạt nhân và Quản lý Tri thức. Ban giám khảo là những quản lý cấp cao đến từ các công ty và tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực hạt nhân thế giới. Trong đó phải kể đến Bernard Bigot - Tổng giám đốc ITER, Jacques Regaldo - Chủ tịch Hiệp hội các nhà Khai thác Hạt nhân Thế giới, William D. Magwood - Tổng giám đốc NEA, và David Drury - Giám đốc Kỹ thuật - Quản lý Nhân sự, IAEA. Theo thông báo từ ban giám khảo, 4 giải nhất và 8 đề cử đã được xướng tên. 2 dự án khác cũng nhận được sự chú ý đặc biệt từ ban giám khảo.
NGUYỄN DỊU
Các bài mới đăng
- FECON được phép nghiên cứu dự án điện gió ngoài khơi biển Vũng Tàu (11/01)
- Thúc đẩy dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (06/01)
- GS, TSKH. Trần Hữu Phát: Một nhà khoa học tài ba (05/01)
- Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã mang lại cơ hội sống cho hàng vạn bệnh nhân ung thư trong năm 2020 (04/01)
- Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo VINATOM tổ chức phiên họp thường kỳ (22/12)
- Khai mạc Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam (12/11)
- Chuẩn bị tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Onagawa (28/10)
- Điện hạt nhân: Có lẽ chúng ta đã lo lắng thái quá về rủi ro của tia bức xạ? (15/10)
- Indonesia và Philippines đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân (06/08)
- Cư dân gần các nhà máy điện hạt nhân của Nga ủng hộ điện hạt nhân (19/05)
Các bài đã đăng:
- ROSATOM và Bolivia hợp tác phát triển điện hạt nhân (18/07)
- Nga thử nghiệm nhà máy điện hạt nhân nổi (05/07)
- Công nghiệp hạt nhân: ROSATOM khẳng định vị thế đi đầu (29/06)
- Campuchia học kinh nghiệm Việt Nam xây trung tâm thông tin NLNT (29/06)
- Nhà máy điện hạt nhân nổi: Nga giữ vị trí tiên phong (27/06)
- EU dành 1,6 triệu EUR tăng năng lực an toàn hạt nhân VN (22/06)
- Sắp diễn ra Triển lãm hạt nhân thế giới tại Pháp (13/06)
- Những thách thức đối với phát triển điện hạt nhân (06/06)
- "Điện hạt nhân giúp cân bằng năng lượng không carbon" (03/06)
- ROSATOM ký thỏa thuận hạt nhân với Nigeria và Kenya (01/06)
Các bài đã đăng:
- Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’ (21/11)
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
- Quy định lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (17/05)
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh (09/03)
- VINATOM ký Thỏa thuận thiết lập Trung tâm hợp tác với IAEA (01/12)