» Năng lượng nguyên tử
Quan điểm của Trung Quốc về điện hạt nhân
09:25 |28/09/2016
-
Tại Đại hội đồng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) lần thứ 60 khai mạc ngày 26/9, tại thủ đô Viên, CH Áo, ông Vương Nghị Nhẫn - Phó giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc đã trình bày quan điểm của mình trong lĩnh vực phát triển năng lượng hạt nhân, CRI dẫn nguồn tin Xinhua News Agency cho biết.
Tại sao Việt Nam cần điện hạt nhân?
"An toàn hạt nhân là nền tảng trong phát triển năng lượng hạt nhân. Trung Quốc luôn thể theo phương châm "An toàn hàng đầu, chất lượng hàng đầu" trong phát triển năng lượng hạt nhân, đã xây dựng một hệ thống giám sát và quản lý an toàn hạt nhân nghiêm ngặt, giữ kỷ lục về an toàn hạt nhân", ông Vương nói.
Ông nêu rõ, từ khi được thành lập vào năm 1957, IAEA đã thiết thực thực hiện trách nhiệm được quy định trong "Quy ước Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế", dưới sự nỗ lực chung của Ban Thư ký và các nước thành viên, đã có sự đóng góp quan trọng cho thúc đẩy phát triển sự nghiệp sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, chống phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới, thực hiện hòa bình, phồn thịnh và phát triển bền vững của loài người.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng giám đốc IAEA ông Yuki Amano cho biết: Việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình góp phần quan trọng cho giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, có lợi cho cải thiện an ninh năng lượng và đáp ứng nhu cầu về năng lượng.
Tổng giám đốc IAEA cho rằng: Châu Á, nhất là Trung Quốc đang trở thành khu vực phát triển năng lượng hạt nhân nhanh nhất trên thế giới. Đồng thời khẳng định đầy đủ sự đóng góp của Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển năng lượng hạt nhân toàn cầu.
Năm năm sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Trung Quốc là quốc gia đầu tư nhiều nhất cho cuộc chạy đua điện hạt nhân. Với 22 lò phản ứng đang được xây dựng (tương đương 35% tổng công suất điện nguyên tử của Pháp hiện nay), Trung Quốc đang trở thành quốc gia điện hạt nhân bùng nổ nhất thế giới.
Gần đây, Trung Quốc đã thông qua kế hoạch năm năm lần thứ 13 (2016-2020) và dự kiến đầu tư khoảng 70 tỷ Euro, nhằm tăng tiến độ xây dựng lên gấp 1,5 lần so với dự kiến trước đó.
Hai tập đoàn nhà nước Trung Quốc, gồm Tập đoàn Điện nguyên tử Trung Quốc (CGN) và Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC), đã cùng phối hợp với nhau và cho ra đời một liên doanh có tên Hoa Long I (Hualong One) vào tháng 1/2016 với mục tiêu xuất khẩu các lò phản ứng thế hệ thứ ba sản xuất tại Trung Quốc - loại lò dựa một phần vào công nghệ Pháp.
NangluongVietnam Online
Các bài mới đăng
- FECON được phép nghiên cứu dự án điện gió ngoài khơi biển Vũng Tàu (11/01)
- Thúc đẩy dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân (06/01)
- GS, TSKH. Trần Hữu Phát: Một nhà khoa học tài ba (05/01)
- Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã mang lại cơ hội sống cho hàng vạn bệnh nhân ung thư trong năm 2020 (04/01)
- Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo VINATOM tổ chức phiên họp thường kỳ (22/12)
- Khai mạc Lễ hội khoa học hạt nhân trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam (12/11)
- Chuẩn bị tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Onagawa (28/10)
- Điện hạt nhân: Có lẽ chúng ta đã lo lắng thái quá về rủi ro của tia bức xạ? (15/10)
- Indonesia và Philippines đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân (06/08)
- Cư dân gần các nhà máy điện hạt nhân của Nga ủng hộ điện hạt nhân (19/05)
Các bài đã đăng:
- Ngành hạt nhân Việt Nam trước thách thức nhân lực (27/09)
- SV Việt Nam theo học chương trình ĐHN Nhật tăng cao (23/09)
- Việt - Nga nhất trí tiếp tục xây nhà máy điện hạt nhân (22/09)
- Ngành công nghiệp hạt nhân Nga đạt nhiều thành tựu mới (19/09)
- Khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Bushehr 2 (16/09)
- ROSATOM và Ghana hợp tác phát triển điện hạt nhân (06/09)
- Campuchia khởi động nguồn nhân lực cho điện hạt nhân (23/08)
- NM điện hạt nhân Novovoronezh đã nối lưới thành công (22/08)
- Nga sẽ xây Trung tâm công nghệ hạt nhân cho Bolivia (10/08)
- Doosan Vina ký hợp đồng chế tạo thiết bị điện hạt nhân (05/08)
Các bài đã đăng:
- Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân là ‘một ý tưởng tồi tệ’ (21/11)
- Chuyến thăm Obsnink của Bác Hồ và ngành hạt nhân Việt Nam (11/09)
- Nghệ An nghiên cứu lập quy hoạch năng lượng tái tạo (22/08)
- Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân lần thứ XIII (07/08)
- Khánh thành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Hà Tĩnh (02/07)
- Viện trưởng Vinatom được tặng thưởng tượng Viện sỹ Igor Kurchatov (24/06)
- Nhất trí xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KHCN hạt nhân Việt Nam (23/05)
- Quy định lập quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (17/05)
- Khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh (09/03)
- VINATOM ký Thỏa thuận thiết lập Trung tâm hợp tác với IAEA (01/12)