RSS Feed for Thứ năm 25/04/2024 23:47
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

"Cuối năm mới đánh giá xong địa điểm NM điện hạt nhân Ninh Thuận"

 - “Các bước triển khai về điện hạt nhân đòi hỏi chúng ta phải hết sức thận trọng. Vì thế việc nghiên cứu cần dài hơn, chẳng hạn như đánh giá địa điểm của nhà máy, và việc này cuối năm nay mới xong”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết tại cuộc đối thoại bàn tròn các doanh nghiệp Việt Nam - Nga chiều 7.11 tại Hà Nội. Cuộc đối thoại được tổ chức nhân dịp Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm chính thức Việt Nam.

>> Có thể điều chỉnh lại tiến độ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
>> IAEA sẽ hợp tác giúp đỡ Việt Nam về điện hạt nhân
>> Điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ an toàn "gần như tuyệt đối"

 

Theo phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam và Nga đều lấy mục tiêu là phát triển nhà máy hiện đại và đạt độ an toàn cao nhất, tính đến những tác động của sự cố Fukushima (Nhật Bản). Do đó, việc đánh giá lại địa điểm để đảm bảo tính chắc chắn của dự án. 

Trước đó, phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich đặt câu hỏi, “Chúng tôi cần biết cụ thể thời hạn hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là bao giờ? Vì các doanh nghiệp của chúng ta phải giữ lại nguồn lực về con người, tài chính để có thể thực hiện dự án. Và nếu phải điều chỉnh thời hạn thì báo chúng tôi biết để có thể điều chỉnh nguồn lực”.

Với tư cách là nhà thầu, đại diện của Rosatom thông tin, trong quá trình đàm phán tất nhiên có một số khó khăn, liên quan chủ yếu đến việc đồng bộ hóa các quy định về luật của Việt Nam với các thời hạn mà hai bên đã đặt ra. "Tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ tìm ra được giải pháp cho các vấn đề này vì cả hai bên đều hợp tác với nhau rất nhiệt tình và tìm cách thúc đẩy quá trình này nhanh hơn".

Ông này cho rằng, hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hợp tác chiến lược, và phải tính dài hạn, “triển vọng là tuyệt vời”. Nhiệm vụ chính của hai bên đặt ra là xây dựng hạ tầng cơ sở của Việt Nam, để có thể thực hiện các dự án trên, ví dụ như là đào tạo cán bộ, xây dựng hệ thống quy chuẩn… Nhưng quan trọng nhất kết quả của hoạt động trên sẽ tạo điều kiện mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia xây dựng dự án này. Ví dụ, Tổng công ty Sông Đà đã cử chuyên gia tham gia xây dựng dự án ở Nga để làm quen và áp dụng kinh nghiệm ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Rosatom sẽ cho thêm thầu phụ của Việt Nam tham gia càng nhiều hơn việc xây dựng nhà máy này. Về sau Rosatom cũng muốn có sự tham gia của công nghiệp Việt Nam, để tham gia cung cấp một số thiết bị máy móc. “Nếu nói về tương lai rất xa chúng ta sẽ có triển vọng lớn để bước ra thị trường thứ 3, ví dụ như ra các nước ASEAN. Xa nhưng nền móng phải đặt từ bây giờ”.

Phó Thủ tướng Nga Dvorkovich nói “Chúng tôi hy vọng tất cả các quy trình theo luật của Việt Nam thì sẽ được tuân thủ, nếu đòi hỏi phải thay đổi về luật pháp nào đó hoặc điều chỉnh thời gian dự án, tất nhiên chúng ta có thể thỏa thuận được”.

Cũng trong đối thoại bàn tròn này, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga nhận định, nếu Việt Nam và liên minh thuế quan (gồm Nga, Kazakhstan, Belarus) thiết lập được khu vực tự do mậu dịch (FTA) thì xuất khẩu của Việt Nam sang riêng Nga sẽ tăng tới 6 lần hiện nay. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói thêm, nếu có FTA, cùng với các quy định của WTO thì ước tính xuất khẩu của Việt Nam sang Nga sẽ đạt 20 tỷ USD. Trước đó, Thủ tướng Nga Medvedev bày tỏ hy vọng FTA sẽ được khởi động đàm phán vào đầu năm sau.

 

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Chiến thắng của Obama tác động thế nào đến châu Á?
Ứng viên ghế Thủ tướng Trung Quốc là người 'khác biệt'
Vì sao Obama đánh bại Romney?

Theo: SGTT

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động