Năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
16:36 | 16/10/2013
>> Trái Đất sớm gánh chịu khí hậu khắc nghiệt?
>> Tăng cường hợp tác năng lượng khu vực Đông Á
>> ADB kêu gọi châu Á phát triển năng lượng sạch
>> Quy hoạch năng lượng tổng thể - Cơ sở khoa học, pháp lý cho quy hoạch các phân ngành năng lượng
>> Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng
SED3 có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Nga, Pháp, Belarus, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Thái Lan, Lào, các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức trong nước.
Với 64 tham luận, báo cáo được các nhà khoa học trong và ngoài nước, SED3 là cơ hội thúc đẩy trao đổi hợp tác giữa các nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu, giảng dạy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển năng lượng bền vững.
Phát biểu tại lễ khai mạc hội thảo, GS,TSKH Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đánh giá: Phát triển bền vững là một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội về mọi mặt, nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà vẫn bảm đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa cho những thế hệ sau. Với vai trò là một nhân tố của chất lượng đời sống con người, năng lượng cũng là một vế của chiến lược phát triển bền vững.
GS Hải cho biết, hiện nay công nghệ sản xuất năng lượng đã phát triển và cải thiện đáng kể, những ảnh hưởng và tác động của hệ thống năng lượng và các nguồn năng lượng đối với phát triển bền vững được hiểu một cách rõ ràng hơn. Nhờ đó mà nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang có nhiều cơ hội để chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, với chi phí thấp hơn nhiều và ít thiệt hại về môi trường. Một trong những cơ hội đó đến từ việc phát triển nghiên cứu khoa học, ứng dụng và tiếp thu công nghệ tiên tiến về phát triển năng lượng bền vững.
Bằng tham luận “Quy hoạch năng lượng tổng thế Quốc gia - Giải pháp khoa học cho phát triển năng lượng bền vững”, PGS, TS Bùi Huy Phùng - Chủ tịch Hội đồng Khoa học (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập trong quy hoạch giữa các phân ngành năng lượng Việt Nam hiện nay.
Theo PGS, TS Bùi Huy Phùng: "Tuy có tính hệ thống cao, nhưng hiện nay các phân ngành điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo lại được xây dựng khá biệt lập. Từ đó dẫn đến thời gian quy hoạch chưa thống nhất, tư liệu, số liệu chưa đủ độ tin cậy, cơ cấu, tỷ lệ đầu tư giữa các ngành chưa hợp lý… Chính sự bất cập này là nguyên nhân chủ yếu khiến quy hoạch phải điểu chỉnh nhiều lần, dẫn đến nhiều công trình chậm tiến độ.
Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia chính là cơ sở để xây dựng quy hoạch các phân ngành năng lượng, là tiền đề cho kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng. Một khi xây dựng được quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia sẽ xác định được nhu cầu và vai trò của các dạng nhiên liệu năng lượng, tạo cơ sở khoa học xác định các tiêu chí phát triển bền vững, an ninh năng lượng, bố trí vốn đầu tư hợp lý, góp phần điều chỉnh giá năng lượng hợp lý, hài hòa giữa các dạng năng lượng theo cơ chế thị trường".
Trong thời gian diễn ra hội thảo, thông qua tham luận, báo cáo, các nhà khoa học trong và ngoài nước tập trung làm rõ thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp cho các vấn đề: năng lượng mới, tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; công nghệ năng lượng tiên tiến…
Hội thảo sẽ diễn ra đến ngày 18/10.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Trước thời khắc khó khăn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những câu nói bất hủ của Tướng Giáp trên truyền hình Mỹ
Tàu chiến Nga sẽ thường xuyên cập cảng Cam Ranh
Vì "Trung Hoa vĩ đại", Bắc Kinh cần đến Moscow
"Giấc mơ Trung Hoa": Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình
Châu Á "phiên bản" 2013 và châu Á thời khủng hoảng
Sau cuộc 'tán tỉnh chính trị' Campuchia ngả về Trung Quốc