RSS Feed for hoạch tổng Thứ bảy 20/04/2024 21:32
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Mở rộng hướng đào tạo nhân lực điện hạt nhân Việt Nam

Mở rộng hướng đào tạo nhân lực điện hạt nhân Việt Nam

Chiều 23/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần nghiên cứu nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Công tác đào tạo theo hướng không chỉ cho nhà máy mà còn phân công về giảng dạy, nghiên cứu, công tác tại các bộ, ngành, vì nhu cầu về nhân lực điện hạt nhân của Việt Nam là rất lớn.
Bổ sung vốn di dân, tái định cư thủy điện Sơn La

Bổ sung vốn di dân, tái định cư thủy điện Sơn La 1

Xét đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La, về việc bổ sung vốn thực hiện di dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thống nhất nguồn và mức vốn bố trí bổ sung cho tỉnh Sơn La thực hiện dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La trong năm 2014, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều chỉnh danh mục QHĐ VII, ưu tiên các dự án điện cấp bách

Điều chỉnh danh mục QHĐ VII, ưu tiên các dự án điện cấp bách

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định, về việc điều chỉnh danh mục một số dự án nguồn và lưới điện trong giai đoạn 2013 - 2020 và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu điện giai đoạn 2014 - 2020 và giai đoạn sau năm 2020.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về ngành năng lượng trong tháng 11

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về ngành năng lượng trong tháng 11

Tháng 11/2013, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ đạo ngành năng lượng Việt Nam, với các nội dung: PVN tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; Ban hành cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; Phê duyệt Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; Chính phủ phê duyệt khung mức giá bán lẻ điện bình quân; Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Bản Chát...
Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Bản Chát

Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Bản Chát

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Bản Chát.
Năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 16/10 tại Hà Nội, Viện Khoa học năng lượng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ III về phát triển năng lượng bền vững (SED3). Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Liên bang Nga, Pháp, Belarus, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Thái Lan, Lào, các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức trong nước. SED3 là diễn đàn thúc đẩy sự trao đổi thông tin, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu phát triển năng lượng bền vững.
Tái cơ cấu ngành Than: Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào?

Tái cơ cấu ngành Than: Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào? 1

Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển Tập đoàn kinh tế vững mạnh, đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, do vậy, tái cơ cấu cần phải tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn và phải được triển khai một cách bài bản, công khai, minh bạch... Theo PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Phản biện và Biên tập Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn), việc tái cơ cấu các phân ngành năng lượng: Than, Dầu-khí, Điện... cần được xem xét một cách hệ thống, tổng thể - bởi sản phẩm đầu ra của phân ngành này là đầu vào của phân ngành kia! Lâu nay chúng ta thiếu gắn kết từ quy hoạch phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, định giá các loại năng lượng... nên thực tế tồn tại nhiều bất cập. Chúng tôi nghĩ rằng, cần xem xét tái cơ cấu tổng thể ngành năng lượng Việt Nam... Và để "hiến kế" cho Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện tái cơ cấu thành công, Tòa soạn NangluongVietnam đưa vấn đề này ra tranh luận, với mong muốn có thêm những ý kiến đóng góp, phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, bạn đọc trong nước và quốc tế. Trong trường hợp thấy cần thiết phải tổ chức một hội thảo khoa học cấp quốc gia để bàn về "Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam", các chuyên gia, nhà khoa học của Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Vinacomin để thực hiện.
'Chính sách giá năng lượng thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý'

'Chính sách giá năng lượng thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý'

Tại diễn đàn “Năng lượng: Đầu tư và phát triển bền vững”, diễn ra ngày 9/5/2013, tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), ông Trần Viết Ngãi cho rằng, bất cập lớn nhất hiện nay của Việt Nam là chưa thực hiện quy hoạch tổng thể năng lượng, bao gồm các phân ngành: điện, than, dầu khí. Mặt khác, chính sách giá năng lượng của Việt Nam còn thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý...
Hợp tác chiến lược giữa EVN, PVN, TKV là khách quan và cấp thiết

Hợp tác chiến lược giữa EVN, PVN, TKV là khách quan và cấp thiết

An ninh năng lượng luôn là mục tiêu tối trọng của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, trách nhiệm này đè nặng lên vai 3 tập đoàn: Dầu khí Việt Nam (PVN), Điện lực Việt Nam (EVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Vừa qua, tại Hà Nội, Lễ ký thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa ba tập đoàn đã được tổ chức. Sau sự kiện này, một số người lo ngại rằng, liệu đó có phải là tăng thêm “hàm lượng độc quyền” trong lĩnh vực này không? Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam khẳng định: Đáng lẽ từ lâu EVN, PVN, TKV đã được liên kết với nhau chặt chẽ, trước tiên là tổ chức xây dựng chiến lược, quy hoạch dài hạn giữa ba phân ngành (điện, than, dầu - khí), tiếp đến là cung cấp nhiên liệu, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung (các trung tâm nhiệt điện, cảng than), trao đổi kinh nghiệm quản lý dự án, vận hành các nhà máy... Còn PGS, TS. Bùi Huy Phùng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VEA, Chủ tịch Hội đồng Phản biện và Biên tập Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn cho rằng, có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến cuộc hợp tác chiến lược này!
Năm yếu tố khách quan dẫn đến hợp tác chiến lược giữa ba phân ngành năng lượng

Năm yếu tố khách quan dẫn đến hợp tác chiến lược giữa ba phân ngành năng lượng

An ninh năng lượng luôn là mục tiêu tối trọng của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, trách nhiệm này đè nặng lên vai 3 tập đoàn: Dầu khí Việt Nam (PVN), Điện lực Việt Nam (EVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Vừa qua, tại Hà Nội, Lễ ký thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa ba tập đoàn đã được tổ chức. Sau sự kiện này, một số người lo ngại rằng, liệu đó có phải là tăng thêm “hàm lượng độc quyền” trong lĩnh vực này không? Tôi cho rằng, có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến cuộc hợp tác chiến lược này.
Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng

Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng

Quá trình phát triển hàng nghìn năm của nhân loại, đặc biệt trong hai thế kỷ vừa qua, con người đã sử dụng quá mức tài nguyên của trái đất. Trong lĩnh vực năng lượng, tiêu thụ năng lượng thương mại toàn thế giới trong hai thế kỷ qua tăng hơn một ngàn lần: Năm 1800 chỉ tiêu thụ 11 triệu TOE than đá, năm 2005 tổng tiêu thụ lên tới 11.500 triệu TOE. Con người đã nhận thức thấm thía rằng, hành tinh của chúng ta là hữu hạn, có thể mất mùa xuân, cần được bảo vệ và chung sống. Nhiều nguyên tắc phát triển được đề xuất như: nguyên tắc 3E (Economy-Energy-Environmet); Phát triển bền vững( Sustanabile development); Tăng trưởng xanh(Green growth)... Các nguyên tắc, quan điểm phát triển đều có chung mục tiêu là điều chỉnh hành vi của con người chung sống với hành tinh, với thiên nhiên, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, phục vụ lâu dài cho con người.
Tái cơ cấu Vinacomin: Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào?

Tái cơ cấu Vinacomin: Nên bắt đầu từ đâu, như thế nào?

Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam là một chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển Tập đoàn kinh tế vững mạnh, đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, do vậy, tái cơ cấu cần phải tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn và phải được triển khai một cách bài bản, công khai, minh bạch... Theo PGS, TS Bùi Huy Phùng (Chủ tịch Hội đồng Phản biện và Biên tập Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn), việc tái cơ cấu các phân ngành năng lượng: Than, Dầu-khí, Điện... cần được xem xét một cách hệ thống, tổng thể - bởi sản phẩm đầu ra của phân ngành này là đầu vào của phân ngành kia! Lâu nay chúng ta thiếu gắn kết từ quy hoạch phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, định giá các loại năng lượng... nên thực tế tồn tại nhiều bất cập. Chúng tôi nghĩ rằng, cần xem xét tái cơ cấu tổng thể ngành năng lượng Việt Nam... Và để "hiến kế" cho Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện tái cơ cấu thành công, Tòa soạn NangluongVietnam đưa vấn đề này ra tranh luận, với mong muốn có thêm những ý kiến đóng góp, phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, bạn đọc trong nước và quốc tế. Trong trường hợp thấy cần thiết phải tổ chức một hội thảo khoa học cấp quốc gia để bàn về "Tái cơ cấu ngành Than Việt Nam", các chuyên gia, nhà khoa học của Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Vinacomin thực hiện.
Công tác chỉ đạo của Chính phủ về ngành Điện lực Việt Nam trong năm 2012

Công tác chỉ đạo của Chính phủ về ngành Điện lực Việt Nam trong năm 2012

Phê duyệt kết quả đàm phán Dự án “Đầu tư lưới điện truyền tải 2”; Phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015; Quy hoạch điện VII và những vấn đề lớn cần giải quyết; Phê duyệt đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam; Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tái định cư Thuỷ điện Sơn La... là những nội dung Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện trong năm 2012
Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tái định cư Thuỷ điện Sơn La

Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tái định cư Thuỷ điện Sơn La

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La, trên cơ sở kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Quyết định số: 7892/VPCP-KTN, ngày 5/10/2012).
'Thần than' đồng bằng Sông Hồng có kịp 'chuyến tàu' công nghiệp hóa?

'Thần than' đồng bằng Sông Hồng có kịp 'chuyến tàu' công nghiệp hóa?

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Để đạt được mục tiêu Chiến lược nêu trên, nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng là hết sức quan trọng. Chính vì vậy các đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch ngành Than giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Đồng thời các quy hoạch dầu - khí, năng lương tái tạo (NLTT)... đang được xây dựng.
1 2
Phiên bản di động