ADB kêu gọi châu Á phát triển năng lượng sạch
16:24 | 10/04/2013
>> Thế giới và vấn đề biến đổi khí hậu
>> Lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới tăng kỷ lục
>> Các thành phố thải ra 70% lượng phát thải khí nhà kính
ADB khuyến cáo, châu Á sẽ phải thúc đẩy hơn nữa các nguồn năng lượng có thể tái tạo như phong điện, mặt trời và nhiên liệu sinh học
Với kịch bản “Thế kỷ châu Á” này, thị phần năng lượng của châu Á trên toàn cầu sẽ tăng từ mức 30% năm 2010 lên 51-56% năm 2035. Nếu không được đáp ứng đủ về năng lượng, các nền kinh tế châu lục sẽ phải giảm bớt tham vọng tăng trưởng.
Nếu không có những thay đổi lớn trong cách thức sử dụng, tiêu thụ dầu mỏ của châu Á sẽ tăng gấp đôi, tiêu thụ khí đốt tăng gấp ba, còn tiêu thụ than tăng tới 81%. Một vấn đề đối với châu Á là khi chỉ chiếm 9% trữ lượng dầu mỏ đã được kiểm chứng của toàn cầu, khu vực này sẽ phải tăng gần gấp 3 lượng dầu nhập khẩu vào năm 2035 và vì vậy, sẽ dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc về nguồn cung.
Theo ADB, cách thức sử dụng năng lượng hiện nay của châu Á là không bền vững, khi gây ra những tác động nghiêm trọng đối với môi trường và tạo sự khác biệt giữa nước giàu và nước nghèo trong tiếp cận nguồn năng lượng. ADB đưa ra nhận định, lượng khí thải ở châu Á sẽ tăng gấp đôi nếu khu vực này không hạn chế nhu cầu vốn đang tăng cũng như không phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn.
ADB khuyến cáo châu Á sẽ phải thúc đẩy hơn nữa các nguồn năng lượng có thể tái tạo như phong điện, mặt trời và nhiên liệu sinh học. ADB cũng nhấn mạnh, các nước sẽ không thể tự mình giải quyết được nhu cầu về điện nên cần có sự kết nối mạng lưới điện để có thể nâng cao hiệu quả, cắt giảm chi phí và tận dụng điện dư thừa. Với việc tăng cường hợp tác, thị trường năng lượng xuyên Á có thể ra đời vào năm 2030.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Triều Tiên không 'võ mồm', chiến tranh là có thực
Châu Á bên bờ vực chiến tranh?
Người Việt giỏi thủy chiến và thạo nghề biển
Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga
Trung Quốc đổ bộ lên bãi James: Đằng sau những tuyên bố trái chiều?
Đối đầu liên Triều tới “ngưỡng” chiến tranh tổng lực
Nga muốn trở lại Cam Ranh để chặn Trung Quốc?
Theo: TTXVN