RSS Feed for Bất đồng gay gắt về dự án đập thủy điện "Đại Phục hưng" | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 03:14
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bất đồng gay gắt về dự án đập thủy điện "Đại Phục hưng"

 - Ngày 5/1 vừa qua, đàm phán về dự án đập thủy điện "Đại Phục hưng" trên sông Nile giữa ba quốc gia Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã đổ vỡ do những bất đồng liên quan đến cơ chế nghiên cứu kỹ thuật và môi trường khi thực hiện dự án trên. Trước đó, vòng đàm phán thứ hai kết thúc ngày 9/12/2013 được cho là thành công khi cả 3 quốc gia này đều cơ bản thống nhất giải quyết một phần đáng kể các vấn đề liên quan trong việc tiến tới thực thi khuyến nghị của một ủy ban chuyên gia quốc tế.

 

>> Ai Cập trước thách thức 'đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia'
>> Trung Quốc lại gây hấn với láng giềng trên các dòng sông
>> Ấn Độ phản đối Trung Quốc xây thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo
>> Hạ nguồn Mekong, phụ thuộc vào 'ông lớn' thượng nguồn
>> Thủy điện Trung Quốc: Lợi bất cập hại
>> Việt Nam trước nguy cơ tác động từ thượng nguồn MeKong
>> Đập thủy điện: Nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu

Đàm phán về dự án đập thủy điện "Đại Phục hưng" thất bại do những bất đồng liên quan đến cơ chế nghiên cứu kỹ thuật và môi trường khi thực hiện dự án trên (ảnh minh họa)

Kết thúc vòng đàm phán kéo dài hai ngày tại thủ đô Khartoum của Sudan, bộ trưởng về nguồn nước của ba quốc gia chỉ nhất trí duy trì các cuộc tham vấn trong trường hợp các bên có đề xuất mới.

Vòng đám phán thứ ba này chủ yếu tập trung vào hai yêu cầu chính của phía Ai Cập là thành lập một ủy ban chuyên gia quốc tế để giám sát quá trình xây dựng và thiết lập các nguyên tắc đảm bảo quyền của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện trên. Tuy nhiên, Ethiopia đã bác bỏ cả hai yêu cầu, cùng đó đưa ra các điều kiện đặc biệt đối với việc thành lập một ủy ban quốc tế để giải quyết các tranh chấp.

Trước đó, vòng đàm phán thứ hai kết thúc ngày 9/12/2013 được cho là thành công khi cả 3 quốc gia này đều cơ bản thống nhất giải quyết một phần đáng kể các vấn đề liên quan trong việc tiến tới thực thi khuyến nghị của một ủy ban chuyên gia quốc tế. Tuy nhiên, cũng như tại vòng đàm phán trước đó, các bên không đạt được đồng thuận về thành phần của ủy ban này.

Tháng 4/2011, Ethiopia khởi công dự án đập thủy điện "Đại Phục hưng" và theo kế hoạch, giai đoạn đầu sẽ được hoàn tất trong vòng 3 năm. Cuối tháng 5/2013, Ethiopia đã bắt đầu chuyển hướng dòng chảy sông Nile Xanh - một trong hai nhánh chính của sông Nile trong khuôn khổ dự án. Dự án được triển khai ở Tây Bắc Ethiopia có tổng vốn đầu tư lên tới 4,2 tỷ USD với công suất 6.000MW.

Trong khi Chính phủ Ethiopia coi dự án trên là một "dấu mốc lịch sử" thì Sudan và Ai Cập cho rằng, việc Ethiopia xây dựng các đập thủy điện sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước mà hai quốc gia này đang khai thác từ sông Nile.

Sự tranh cãi này bắt nguồn từ một số văn kiện được ký kết trong lịch sử của nước Ai Cập và Sudan.

Cụ thể, chính phủ Ai Cập khẳng định, nước này có quyền lợi lịch sử đối với nguồn nước sông Nile. Theo một thỏa thuận ký kết với Anh năm 1929, Ai Cập có quyền phủ quyết bất kỳ dự án nào tại các nước thượng nguồn ảnh hưởng đến lưu lượng nước sông Nile chảy qua Ai Cập. Nhưng văn bản này chỉ mang tính ràng buộc đối với ba quốc gia thượng nguồn vốn là thuộc địa của Anh gồm Tanzania, Kenya và Uganda. Từ năm 1959, Ai Cập và Sudan ký một thỏa thuận cho phép Cairo khai thác 66% tổng lưu lượng nước sông Nile mỗi năm, trong khi Sudan được khai thác 22%.

Tuy nhiên, các nước thượng nguồn cho rằng họ không tham gia ký kết thỏa thuận trên, do vậy họ không thừa nhận tính chất hợp pháp của văn bản này. Tháng 5/2010, Ethiopia đã soạn thảo một thỏa thuận cho phép các nước khác thuộc lưu vực sông Nile được thực hiện các dự án khai thác nguồn nước mà không cần sự chấp thuận của Ai Cập.

Nguồn: TTXVN

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Bí ẩn người phụ nữ quyền lực nhất Triều Tiên
Công bố những điều chưa biết về Giáo hoàng Francis
“Dấu lặng” của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Tranh chấp lãnh thổ của các cường quốc chuyển hướng về Bắc Cực
Cảnh báo thạm họa từ một cuộc chiến tranh hạt nhân
Giới chuyên gia khuyên Trung Quốc phải coi trọng Việt Nam

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động